Xe tải găm thẳng đầu vào dải phân cách trong đêm
Rạng sáng nay, 6/1, trên công trường thi công QL1A tuyến tránh thị trấn Kỳ Anh (Hà Tĩnh), một chiếc xe tải chở đá đã tông thẳng vào dải phân cách cứng giữa đường, gây ra vụ nổ lớn.
Theo một số người dân kể lại, khi họ đang ngủ thì đã nghe một tiếng nổ lớn phát ra từ điểm giao nhau của quốc lộ 12 và quốc lộ 1A tuyến tránh thị trấn Kỳ Anh và KCN Formosa. Mọi người chạy ra phát hiện chiếc xe tải BKS 38C-04420 đâm thẳng vào dải phân cách cứng giữa tuyến đường tránh đang được thi công. Chiếc xe bị hư hỏng nặng ở phần ca bin và máy, dầu chảy loang ra lòng đường. Tài xế bị thương nhẹ nhưng tâm lý khá hoảng loạn.
Nhận được tin báo, lực lượng CSGT Công an tỉnh Hà Tĩnh đã có mặt bảo vệ hiện trường, phục vụ công tác điều tra, xác định nguyên nhân. Phía CSGT cho hay, việc xác định nguyên nhân sẽ được làm rõ. Tuy nhiên ngoài lỗi của lái xe chắc chắn có lỗi của nhà thầu là Tập đoàn Xuân Trường và Ban ATGT – những đơn vị thi công trên tuyến đường này.
Hiện trường vụ xe vận tải đâm vào làn phân cách hư hỏng nặng
“Về nguyên tắc, khi công trường đang thi công thì nhà thầu phải có biển cảnh báo hoặc rào chắn ngăn không cho xe lưu thông. Thế nhưng lúc tai nạn xảy ra, nhà thầu rất bấn cẩn chỉ có vài cọc tiêu sơn vạch rất sơ sài”- một CSGT có mặt tại hiện trường cho hay.
PV Dân trí liên hệ với ông Thanh, một cán bộ của Tập đoàn Xuân Trường phụ trách công trình nói trên. Ông Thanh cho rằng doanh nghiệp Xuân Trường là đơn vị thi công nhưng không có lỗi trong vụ tai nạn trên. Đơn vị chịu trách nhiệm là Ban ATGT. “Ở đây có hai gói thầu, thì gói thầu cọc tiêu, biển báo an toàn giao thông riêng. Cái xe tai nạn ấy nằm trên khu vực của BATGT nên trách nhiệm là của họ” – ông Thanh nói.
Qua số điện thoại mà ông Thanh cung cấp, PV liên hệ với cán bộ đại diện của Ban ATGT. Tuy nhiên vị này lại cho rằng lỗi tai nạn là do tài xế chạy xe không bật đèn.
Video đang HOT
Phía CSGT khẳng định, lúc tai nạn xảy ra, hệ thống cọc tiêu không đảm bảo, công trường cũng không có biển cảnh báo, không rào chắn ngăn xe lưu thông
Về câu hỏi: Thời điểm xảy ra tai nạn không có biển báo, lắp đặt rào chắn? Vị cán bộ này phân bua: “Chúng tôi đã có cọc tiêu phản quang, còn đèn tín hiệu thì công trường thi công quốc lộ 1A từ Thanh Hóa trở vào có đơn vị nào lắp đâu (!?)”.
Thực tế, như phản ánh của CSGT và hình ảnh ghi nhận thực tế tại hiện trường, hệ thống phản quang chỉ là một vài cọc tiêu sơn phản quang không đáp ứng yêu cầu.
Vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.
Văn Dũng
Theo Dantri
Vụ cầu trăm tỷ chờ đường: Người dân không đồng tình mức đền bù
Liên quan đến dự án cầu Giá Rai (tỉnh Bạc Liêu) đã hoàn thành cầu chính nhưng chưa làm đường dẫn, theo tìm hiểu của PV Dân trí, một trong những nguyên nhân là do người dân không thỏa đáng với giá đền bù nên chưa bàn giao mặt bằng.
Trước đó, báo Dân trí đã có bài phản ánh, dự án cầu Giá Rai (thuộc tuyến đường Giá Rai- Gành Hào) tọa lạc ngay tại trung tâm huyện Giá Rai, bắc vượt qua QL1A và kênh xáng Bạc Liêu - Cà Mau. Cầu Giá Rai do Sở GT-VT tỉnh Bạc Liêu làm chủ đầu tư và Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 4 (Cienco4) làm đơn vị thi công. Đây là cây cầu được xem lớn nhất của tỉnh Bạc Liêu hiện nay nên rất được người dân quan tâm.
Tuy nhiên, phần cầu chính dài gần 600m đã hoàn thành từ nhiều tháng nay nhưng không thể đưa vào sử dụng do 2 bên cầu vẫn chưa có đường dẫn. Hai bên cầu hiện vẫn là bãi đất trống, cỏ cây hoang vắng và nhà dân án ngữ.
Qua tìm hiểu của PV Dân trí, nguyên nhân dự án chưa triển khai 2 đường dẫn không chỉ do thiếu vốn mà một số hộ dân sống ở bên đầu cầu phía ấp 1 (thị trấn Giá Rai) bị ảnh hưởng bởi dự án vẫn chưa thỏa đáng với việc đền bù của địa phương.
Cầu Giá Rai với vốn hơn 600 tỷ đã hoàn thành nhưng vẫn...chờ đường dẫn.
Dân khiếu nại vì giá đền bù thấp
Tiếp xúc với PV Dân trí, bà L.N.H. (một hộ dân ảnh hưởng bởi dự án) cho biết, hộ bà không nhất với giá đền bù nên bà vẫn chưa nhận tiền và bàn giao mặt bằng. "Chúng tôi thấy giá đền bù quá thấp so với đất đai, tài sản hiện có nên vẫn chưa đồng ý và đã có đơn khiếu nại để nhà nước giải quyết sao cho thỏa đáng", bà H. bày tỏ sự không đồng tình.
Theo tài liệu mà PV Dân trí nắm được, ngay sau khi UBND huyện Giá Rai có quyết định công bố mức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì hộ bà L.N.H. có đơn khiếu nại đề nghị nâng giá đất, tài sản trên đất và một số hạng mục khác. Sau đó, UBND huyện Giá Rai có quyết định giải quyết khiếu nại (ngày 9/12/2013), trong đó thừa nhận có một số hạng mục chưa được bồi thường và bồi thường chưa đúng quy định. Tuy nhiên, UBND huyện Giá Rai lại bác không giải quyết yêu cầu nâng giá nhà và đất.
Sau quyết định giải quyết khiếu nại của UBND huyện, bà L.N.H. cho biết, hộ bà vẫn không đồng tình bởi yêu cầu chính là nâng giá đất đã không được giải quyết nên tiếp tục có khiếu nại đến UBND tỉnh.
Theo bà L.N.H., giá bồi thường một nền đất cả trăm m2 nhưng chỉ có 75 triệu đồng (trong đó 63 triệu đồng tiền đất, cộng thêm hỗ trợ khác giá đất thổ cư 12 triệu đồng) thì không thể chấp nhận được. Bà H. cho rằng, việc bồi thường giải tỏa dự án nhà nước phải từ bằng đến hơn nhưng ở đây lại quá thấp dẫn đến thiệt thòi cho các hộ dân. Bởi với giá bồi thường như trên thì không thể mua được một nền đất để ở chứ chưa nói đến công việc làm ăn sinh sống khác.
Ngoài hộ bà L.N.H. còn có 4 hộ dân khác bị giải tỏa trắng bởi ảnh hưởng của dự án và họ chưa đồng tình với việc bồi thường của địa phương. Do đó, mặt bằng của phía đường dẫn bên ấp 1 vẫn chưa được bàn giao và đây được xem là một trong những nguyên nhân gây chậm tiến độ của dự án này.
Các hộ dân (trong vòng đỏ) bị ảnh hưởng bởi dự án không thỏa đáng với giá đền bù nên chưa bàn giao mặt bằng.
Trao đổi với PV Dân trí vào ngày 27/12, đại diện UBND thị trấn Giá Rai xác nhận, trong dự án xây cầu Giá Rai có việc một số hộ dân không đồng tình với phương án bồi thường và họ có đơn khiếu nại đề nghị nâng giá bồi thường.
Một cán bộ UBND thị trấn Giá Rai cũng cho biết, người dân có đơn khiếu nại là họ thấy giá đền bù quá thấp so với giá thị trường. Theo cán bộ này, mức giá đền bù là của UBND tỉnh đưa ra và huyện chỉ áp giá để tính tiền trả cho dân. Do đó, sau giải quyết khiếu nại của UBND huyện, các hộ dân vẫn chưa đồng tình nên tiếp tục có đơn khiếu nại gửi lên tỉnh. Hiện Thanh tra tỉnh Bạc Liêu đang thụ lý giải quyết.
Chủ đầu tư còn nợ tiền nhà thầu
Tại kỳ họp thứ 12- HĐND tỉnh Bạc Liêu khóa VIII (từ ngày 8- 10/12), lãnh đạo Sở GT-VT tỉnh Bạc Liêu cũng bị đại biểu "truy" về tiến độ của dự án cầu Giá Rai. Ông Ngô Hữu Dũng- Giám đốc Sở GT-VT tỉnh Bạc Liêu chỉ cho biết tiến độ của dự án bị chậm là do thiếu nguồn vốn chứ không nói đến việc các hộ dân không đồng tình việc bồi thường.
Ông Ngô Hữu Dũng cho biết, cầu Giá Rai có tổng mức đầu tư trên 685 tỷ đồng và được triển khai xây dựng từ năm 2012. Đến giờ này đã hoàn thành cầu chính dài 590m; còn đường dẫn 2 bên dài khoảng 5km (mỗi bên 2,5km) vẫn chưa được triển khai.
Theo ông Dũng, cầu Giá Rai được thực hiện bằng nguồn vốn trái phiếu chính phủ cấp toàn bộ. Đến năm 2013, nguồn vốn trái phiếu chính phủ xây cầu Giá Rai không đủ cho nên chỉ thi công phần cầu chính thì hết vốn. "Đến giờ này, chủ đầu tư vẫn còn nợ nhà thầu khoảng 55 tỷ đồng của gói cầu chính. Do đó nhà thầu không thể triển khai tiếp 2 đường đầu cầu", ông Dũng lý giải.
Huỳnh Hải
Theo Dantri
Va chạm với xe tải, 2 linh mục thương vong Hai linh mục đi trên xe máy từ hướng nhà thờ Chính tòa Thanh Hóa ra QL1A, khi đến ngã tư chiếc xe máy này đã va chạm với ôtô tải. Cú va chạm mạnh đã làm một linh mục tử vong, người còn lại bị thương nặng. Vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng trên xảy ra vào trưa ngày 28/12, tại...