Xe tải cố vượt đường sắt bị tàu đâm biến dạng, tài xế trọng thương
Vụ tai nạn xảy ra tại một đường ngang tự mở ở địa phận tỉnh Hải Dương khiến tài xế xe tải trọng thương, chiếc xe biến dạng.
Vụ tai nạn đường sắt xảy ra lúc 7h sáng 21.12 tại xã Kim Xuyên, huyện Kim Thành, Hải Dương.
Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: Văn Hải.
Ông Phạm Nguyễn Chiến, Trưởng ban An toàn đường sắt (Tổng công ty Đường sắt Việt Nam) cho biết vụ tai nạn xảy ra ở một đường ngang tự mở.
Thời điểm trên, tàu LP2 chở khách chạy tuyến Hải Phòng – Hà Nội lưu thông đến xã Kim Xuyên va chạm với một xe tải chở hàng mang biển kiểm soát Quảng Ninh.
“Nguyên nhân ban đầu xác định là lỗi người điều khiển xe tải. Khi đoàn tàu đến gần, tài xế vẫn vượt đường sắt”, ông Chiến nói.
Theo vị này, gần 8h, lực lượng cứu hộ đã kéo được chiếc xe tải ra khỏi đường ray trong tình trạng biến dạng. Tài xế trọng thương và được đưa đi cấp cứu. Đoàn tàu bị hư hỏng đầu máy.
Video đang HOT
Tổng công ty Đường sắt đã huy động các nhân viên kỹ thuật đến xử lý phần đầu tàu. Đến 9h, đoàn tàu tiếp tục hành trình, tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng thông tuyến.
Theo Văn Chương (Zing)
Căng thẳng giữa người dân và tài xế lái xe né BOT Biên Hòa
Trạm BOT Biên Hòa thu phí trở lại, tài xế lái ôtô vào đường dân cư để né tránh làm cuộc sống người dân đảo lộn. Nhiều cuộc đụng độ giữa tài xế và người dân đã xảy ra.
Tuyến đường nông thôn D02 ở ấp Bàu Cá, xã Trung Hòa (huyện Trảng Bom, Đồng Nai) dài chưa đến 2km, mặt đường rộng 4m nhưng mỗi ngày có đến hàng nghìn lượt ôtô lớn nhỏ chạy vào để né trạm thu phí ở quốc lộ 1.
Một người dân nói rằng ôtô chạy liên tục suốt ngày đêm và không lực lượng nào đến để xử lý.
Chiều 15.12, hàng chục xe cộ nối đuôi nhau vào đường D02 cả 2 chiều khiến đường này ùn ứ suốt nhiều giờ. Tiếng còi xe inh ỏi, tiếng tài xế hò hét xin đường trong không gian chật hẹp làm nơi đây thêm bức bối. Người dân địa phương không chịu được ồn ào, bức xúc nên cũng lao ra chửi mắng um sùm.
Người dân đổ ra đường chặn xe né trạm thu phí. Ảnh: Ngọc An
Một tài xế nhảy xuống xe rồi bê những tảng đá mà người dân chặn bên đường để ôtô vượt lên. Lúc này, anh bị người dân xông đến chửi mắng và buộc để đá lại vị trí cũ.
"Không chửi, không mắng, không làm căng thì đường sẽ hỏng, tường nhà sẽ đổ sập vì xe né trạm. Chúng tôi sống nhưng suốt ngày phải canh chừng, lo sợ con nhỏ bị ôtô cán", anh Trương Tấn Phong trần tình.
Trong buổi chiều né trạm, xe của tài xế Thanh phải "nằm" ở đường D02 hàng chục phút mới có cơ hội di chuyển. Anh nói rằng anh lái ôtô tải đi từ Dầu Giây (huyện Thống Nhất, Đồng Nai) lên thị trấn Trảng Bom giao hàng rồi quay lại. Dù không lên đường tránh Biên Hòa nhưng nếu qua trạm BOT, anh phải bỏ gần 200 nghìn đồng cho cả lượt đi lẫn về.
Một thai phụ len lỏi giữa những ôtô ở đường D02. Ảnh: Ngọc An
"Né vào đường dân cư, người dân chửi ghê lắm chứ! Nhưng không né thì thu nhập chả còn bao nhiêu", tài xế Thanh nói.
Ở đầu đường D02, UBND xã Trung Hòa và UBND huyện Trảng Bom đã đặt các bảng thông báo cấm ôtô cỡ lớn và giới hạn xe ở các khung giờ cao điểm. Theo người dân, những bảng cấm được đặt nhưng tài xế không tuân thủ.
"Cấm xe vào giờ cao điểm nhưng giờ đó lại nhiều ôtô né nhất. Không có công an chốt chặn, không ai bị xử phạt thì đặt bảng cấm cũng vô tác dụng", người đàn ông tên Tuấn bức xúc. Người này nói rằng trong thời gian tới, dân cư ấp Bàu Cá sẽ xây dựng barie để ngăn ôtô vào đường D02.
Một cán bộ HĐND xã Trung Hòa cho hay trong các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND huyện Trảng Bom, nhiều cử tri bức xúc, phản ánh việc xe né trạm làm ảnh hưởng cuộc sống. Cử tri yêu cầu các đại biểu phải lên tiếng để giải quyết vụ việc.
Sơ đồ vị trí đặt trạm thu phí và đường dân cư mà tài xế cho xe né trạm. Đồ họa: Minh Trí
Bà Vũ Thị Minh Châu, Chủ tịch UBND huyện Trảng Bom, cũng nói rằng bà nhận thông tin và hiểu những bức xúc của người dân. Theo bà Châu, sắp tới, huyện này sẽ tăng cường cán bộ, cảnh sát giao thông đến khu vực để kiểm soát, ngăn xe né vào đường D02.
Trạm thu phí BOT tuyến tránh Biên Hòa được đặt trên quốc lộ 1, xã Trung Hòa, huyện Trảng Bom, Đồng Nai. Trạm hoạt động từ năm 2014, thu phí hoàn vốn cho dự án 12km tuyến tránh TP.Biên Hòa, 10km cải tạo quốc lộ 1 do Công ty Đồng Thuận làm chủ đầu tư. Thời gian thu phí 10 năm.
Từ tháng 9 đến tháng 10, cho rằng vị trí đặt trạm sai, nhiều tài xế dùng tiền lẻ trả phí để phản đối.
Vì sao BOT Biên Hòa bị tài xế phản ứng? Suốt nhiều tháng, tài xế dùng tiền lẻ trả phí ở trạm BOT Biên Hòa (Đồng Nai) làm giao thông khu vực bị tê liệt. Chủ đầu tư từng tạm ngưng thu phí trong thời gian dài.
Theo Ngọc An (Zing)
2 ngày có 30 lượt xe quay vòng trả tiền lẻ tại trạm BOT quốc lộ 5 Hôm nay (12.12) chỉ có một lượt ôtô trả tiền lẻ khi qua trạm BOT quốc lộ 5, còn hôm qua có 29 lượt. Lúc 17h30 ngày 12.12, tại trạm thu phí quốc lộ 5 (huyện Văn Lâm, Hưng Yên) tiếp tục có một nam tài xế trả tiền lẻ mệnh giá 500 đồng khi qua trạm. Theo ông Nguyễn Văn Điều, Trưởng...