Xe quân đội Campuchia bao vây trụ sở Đảng đối lập
Trụ sở Đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia bị hàng loạt xe của quân đội Campuchia vây hàng đêm từ ngày 12/9 đòi bắt Phó Chủ tịch mua dâm.
Trụ sở Đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia bị hàng loạt xe của quân đội Campuchia vây hàng đêm từ ngày 12/9 đòi bắt Phó Chủ tịch mua dâm.
Cambodia Daily ngày 14/9 đăng tải thông tin về việc Quân đội Campuchia đã điều động hàng chục xe tải chứa đầy binh lính đeo mặt nạ và trang bị vũ khí quây trụ sở của Đảng đối lập Đảng Cứu nguy Dân tộc (CNRP) tại Thủ đô Phnom Penh từ đêm thứ hai.
Khoảng 30-40 chiếc xe tải quân sự, bao gồm cả những người thuộc các đơn vị vệ sĩ riêng của Thủ tướng Hun Sen đã bắt đầu lái xe chầm chậm qua trụ sở chính của Đảng đối lập trên Quốc lộ số 2.
Các nhân chứng có mặt cho tờ Cambodia Daily biết, tàu cao tốc có gắn súng máy đi thông qua mặt sau của tòa nhà này ở trên sông Tonle Bassac.
Hàng loạt xe tải chở binh lính rầm rập bao vây trụ sở phe đối lập. Ảnh: Khmer Times
“Những chiếc xe tải với lính vũ trang đeo mặt nạ tới vào khoảng 10h 20 phút đêm qua cho tới 1h 30 phút sáng thì đậu ở trước trụ sở của CNRP trong hơn nửa giờ”, ông Suong Neakpoan (26 tuổi), một thành viên của Đảng đối lập cho hay.
“Họ đã chiếu đèn LED vào trụ sở CNRP và cảnh báo người dân dừng việc chụp ảnh lại”, người này nói thêm.
Các xe tải lần lượt rời đi vào khoảng 2h sáng trong khi tàu cao tốc rời khỏi đây trước khi mặt trời mọc.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Chhum Sucheat cho biết các lực lượng đã được gửi đến trụ sở CNRP theo lệnh trực tiếp của Thủ tướng.
“Mục đích của chúng tôi là phá vỡ các cuộc biểu tình bất hợp pháp của Đảng CNRP nhằm bảo vệ sự an toàn của người dân và ổn định xã hội vì hành vi của CNRP trong việc tuyên bố kế hoạch tổ chức biểu tình là bất hợp pháp”, ông nói.
“Nếu họ dám biểu tình, chúng tôi sẽ trấn áp hoàn toàn”, phát ngôn viên này tuyên bố.
Video đang HOT
Những binh lính đeo mặt nạ và mang vũ khí. Ảnh: Khmer Times
Báo The Phnom Penh Post ngày13/9 dẫn lời tư lệnh Lực lượng cận vệ của Thủ tướng Hun Sen cảnh báo lực lượng của ông sẽ tiếp tục bao vây trụ sở CNRP hằng đêm.
“Không chỉ tối hôm qua, tối nay (13/9) và cả tối ngày mai chúng tôi cũng sẽ tiếp tục việc bao vây… Nếu quý vị thấy quan ngại thì đó là chuyện của quý vị. Việc động binh này là vì an ninh, an toàn và trật tự công cộng cho nhân dân”, Tướng Hing Bun Heang nói.
Trong khi đó lực lượng quân đội và cảnh sát cũng tuyên bố sẵn sàng theo lệnh của Thủ tướng Hun Sen ngăn chặn kế hoạch biểu tình được CNRP kêu gọi.
Người phát ngôn của chính phủ Campuchia, ông Phay Siphan cũng lên tiếng nhấn mạnh rằng kế hoạch kêu gọi biểu tình là một kiểu “nổi loạn”.
Xe tải quân đội chạy quanh Quốc lộ 2. Ảnh: Cambodia Daily
Theo báo Phnom Penh Post của Campuchia, căng thẳng chính trị đang ngày càng tăng cao từ khi phe đối lập tỏ ý không nhượng bộ, tiếp tục họp báo để kêu gọi người ủng hộ xuống đường dự kiến vào ngày 16/9.
Trong khi đó, lãnh đạo Đảng đối lập CNRP, ông Sam Rainsy, người hiện đang sống lưu vong ở Paris để tránh án tù cho biết Đảng này sẽ không lùi bước.
“Chúng tôi chắc chắn sẽ sử dụng các quyền cơ bản của chúng tôi, được ghi trong Hiến pháp: Quyền để tổ chức các cuộc biểu tình ôn hòa để bày tỏ sự bất bình chính đáng”, ông Sam Rainsy trả lời báo Cambodia Daily qua email.
Ông cho rằng những “mối đe dọa” mà chính phủ nhắc tới là một sự hoang tưởng sâu sắc.
“Việc sẵn sàng đàn áp quyền căn bản của công dân, Thủ tướng Hun Sen đã thực sự cho thấy sự yếu đuối trong chế độ của ông. Bất kỳ chế độ nào lo sợ người dân của mình tới mức độ này tức họ đang gần đến giai đoạn cuối của mình”, ông Rainsy tuyên bố.
Lãnh đạo này khẳng định: “Chúng tôi không ấn tượng với chương trình đêm qua của lực lượng quân đội, một lực lượng hoàn toàn cắt đứt liên hệ với người dân. Chỉ cần một hành động giá rẻ sẽ đe dọa tới chính nhà lãnh đạo độc đoán, tuyệt vọng”.
Theo Đất Việt
Thỏa thuận ngừng bắn Syria nói gì?
Nếu thỏa thuận ngừng bắn được tôn trọng trong một tuần, Mỹ và Nga sẽ thành lập một trung tâm phối hợp để cùng không kích IS.
19 giờ ngày 12-9 (giờ địa phương), thỏa thuận ngừng bắn giữa chính quyền Syria và quân nổi dậy Syria bắt đầu có hiệu lực.
Thỏa thuận ngừng bắn ở Syria do Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov tuyên bố ngày 9-9. Biếm họa của BRIAN ADCOCK (báo The Independent)
Đặc phái viên của AFP ghi nhận tại khu vực do quân đội Syria kiểm soát ở Aleppo, một trong những điểm nóng xung đột, tiếng súng cuối cùng bắn đi từ khu vực do quân nổi dậy Syria kiểm soát xảy ra lúc 18 giờ 55 ngày 12-9.
Trong khu vực do quân nổi dậy kiểm soát, từ 17 giờ đã không còn nghe tiếng súng.
Báo Le Monde ghi nhận tình hình yên tĩnh trên mọi mặt trận, đặc biệt tại các khu vực Damascus, Aleppo, Idlib.
Thỏa thuận ngừng bắn chỉ liên quan đến quân đội chính phủ Syria và quân nổi dậy Syria.
Thỏa thuận loại trừ hai tổ chức khủng bố gồm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và Jabhat Fatah al-Sham (tên cũ là Mặt trận Al Nusra, chi nhánh Al Qaeda ở Syria).
Thỏa thuận cũng không liên quan đến các khu vực do hai tổ chức này chiếm đóng.
Theo báo Le Point, thỏa thuận ngừng bắn có những điểm cần lưu ý như sau:
Ngừng bắn ban đầu trong 48 tiếng từ 19 giờ ngày 12-9 (giờ địa phương). Nếu ngừng bắn được tôn trọng, thời gian ngừng bắn sẽ tiếp tục kéo dài 48 tiếng.
Hai bên ngừng mọi tấn công, kể cả không kích và tránh mọi mưu toan lấn đất gây thiệt hại cho bên kia.
Chính phủ Syria phải ngừng không kích trong các khu vực có phe đối lập và các khu vực đã nhất trí (không rõ khu vực nào). Tại nhiều vùng, quân nổi dậy Syria đã liên minh với khủng bố Jabhat Fatah al-Sham.
Từ ngày 12-9, Nga và Mỹ sẽ chia sẻ thông tin để xác định lãnh thổ nào do Jabhat Fatah al-Sham kiểm soát và lãnh thổ nào do các phe nhóm nổi dậy Syria kiểm soát.
Mở hành lang nhân đạo không bị cản trở và lâu dài đến các khu vực bị bao vây hoặc khó tiếp cận, trong đó có Aleppo.
Phi quân sự hóa tuyến đường Castello ở phía bắc Aleppo để vận chuyển hàng cứu trợ nhân đạo.
Nếu việc ngừng bắn được tôn trọng trong một tuần, Mỹ và Nga sẽ thành lập một trung tâm phối hợp để tiến hành các phi vụ không kích chung đối với IS và Jabhat Fatah al-Sham.
Các phi vụ phối hợp sẽ do máy bay của Mỹ và Nga thực hiện ở một số khu vực. Không quân của quân đội Syria sẽ hoạt động ở một số khu vực khác.
Các phi vụ phối hợp chỉ được thực hiện khi các nhóm thuộc quân nổi dậy hợp pháp tách ra khỏi bọn khủng bố.
. Mỹ và Nga sẽ phụ trách đánh giá các vi phạm ngừng bắn của quân nổi dậy.
Quân đội Syria gồm khoảng 300.000 quân chính quy và 200.000 quân yểm trợ thuộc các lực lượng như Các Lực lượng bảo vệ quốc gia, Hezbollah của Lebanon (5.000-8.000 quân), các tay súng của Iran, Iraq, Afghanistan. Hậu thuẫn cho quân đội Syria là Nga. Quân nổi dậy Syria gồm nhiều nhóm khác nhau với quân số chưa rõ. Năm 2013, Ngoại trưởng John Kerry đánh giá 70.000-100.000 quân. Liên quân lớn nhất là Jaish al Fatah (Đạo quân Chinh phục), trong đó có một số nhóm khủng bố. Quân nổi dậy ôn hòa được phương Tây hậu thuẫn và quân nổi dậy Hồi giáo được Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia, Qatar hậu thuẫn. Bọn khủng bố: Đứng đầu là IS và Jabhat Fatah al-Sham
(trước thuộc chi nhánh Al Qaeda ở Syria). IS đang kiểm soát 1/3 lãnh thổ Syria, nhất là ở miền Đông. Lực lượng người Kurd (chủ yếu đánh IS) không được nêu trong thỏa thuận ngừng bắn. Liên quân người Kurd-Ả Rập được phương Tây ủng hộ gồm Các Lực lượng dân chủ Syria (FDS) và Các Đơn vị bảo vệ nhân dân người Kurd (YGP) tuyên bố sẽ thực hiện thỏa thuận. Tiêu điểm Thỏa thuận Mỹ-Nga về ngừng bắn ở Syria có thể là cơ hội cuối cùng để cứu lấy Syria... Sau một thời gian ngừng bạo lực, chúng ta sẽ tạo điều kiện cho thời kỳ quá độ chính trị, cách duy nhất để chấm dứt hoàn toàn chiến sự Syria. Ngoại trưởng Mỹ JOHN KERRY
DẠ THẢO
Theo PLO
Những sự cố hài hước nhất trong lịch sử quân sự thế giới Hai trung đoàn súng máy chịu thua trước lũ chim phá lúa, trận lụt bất ngờ do hạ thủy thiết giáp hạm khổng lồ là những sự cố bi hài trong lịch sử quân sự thế giới. Đà điểu đánh bại quân đội Australia Chim đà điểu Australia. Ảnh: SMH Sau Thế chiến I, chính phủ Australia tìm cách tạo công ăn việc...