Xe quá tải vượt trạm cân: Không thể buộc hạ tải!
Ngay cả khi bắt được xe quá tải, lực lượng chức năng tại trạm cân cũng chỉ có thể xử phạt hành chính. Việc “buộc hạ tải” hiện tại là không thể.
Giám đốc Sở GTVT tỉnh Hà Tĩnh – ông Lương Phan Kỳ – khẳng định như vậy trong cuộc trao đổi với PV Dân trí xung quanh thực trạng xe quá tải chọn giờ lực lượng chức năng vắng mặt để “xé rào” vượt trạm cân Hồng Lĩnh.
Như Dân trí đã thông tin, gần nửa tháng nay từ khi trạm cân tải trọng trên quốc lộ 1A đặt tại địa bàn TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đi vào hoạt động, cánh tài xế xe tải đã nghĩ ra nhiều chiêu trò để qua mặt lực lượng chức năng. Thường cánh tài xế tấp vào lề đường, cây xăng nằm chờ thời điểm lực lượng liên ngành giao ca để ào ạt “xé rào” vượt trạm. Có chiêu khác là thuê “cò” dẫn đường tránh trạm, hoặc báo tin thời điểm “giờ vàng” để vượt trạm…
Việc các tài xế dừng xe né trạm cân dẫn đến mỗi ngày có hàng chục, thậm chí hàng trăm chiếc xe tải xếp thành hàng dài nhiều km trên quốc lộ 1A, gây cản trở và mất an toàn giao thông. Thực trạng trên kéo dài đã lâu mà không có biện pháp xử lý khiến người dân đặt câu hỏi về trách nhiệm của cơ quan chức năng, nhất là của ngành giao thông. Nhiều ý kiến cho rằng, trạm cân đang hoạt động “cho vui”, vì thực tế số lượng xe bị xử phạt quá tải quá ít, còn xe buộc phải hạ tải như ghi nhận trong cả ngày 14/4 là không có trường hợp nào.
Trao đổi với PV Dân trí, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Hà Tĩnh Lương Phan Kỳ, người đứng đầu đơn vị chủ trì trạm cân Hồng Lĩnh, thẳng thắn thừa nhận, lực lượng liên ngành của tỉnh được giao nhiệm vụ tại trạm cân này đã thất bại trong việc xử lý xe quá tải. Ông Kỳ nói, cán bộ tại trạm cân không có chế tài xử lý tài xế, nhà xe dừng dọc hai bên đường để né trạm. Trách nhiệm này là của phía công an. “Chúng tôi đã có kiến nghị với các anh bên phía công an, nhưng mọi chuyện vẫn chưa được giải quyết. Xe quá tải vẫn cứ ngang nhiên đậu bất cứ chỗ nào có thể đế né trạm” – ông Kỳ nói.
Video đang HOT
Giám đốc Sở GTVT Hà Tĩnh khẳng định, bắt được xe quá tải đã khó, việc buộc hạ tải còn khó hơn.
Theo ông Kỳ, ngay cả bắt được xe quá tải, lực lượng chức năng tại trạm cân cũng chỉ có thể xử phạt hành chính, việc “buộc hạ tải” là điều không thể. Lý do mà ông Kỳ đưa ra, trạm cân còn thiếu quá nhiều thứ, từ máy móc nâng-hạ đến bãi hạ tải. “Về nguyên tắc thì chủ xe phải chịu mọi chi phí hạ tải, phải chịu trách nhiệm trông coi hàng hóa buộc phải hạ tải của mình. Khi họ chấp hành rồi cũng rất khó thực hiện. Hiện việc hạ tải rất khó khăn do thiếu bãi hạ tải an toàn. Trong khi nhà nước chưa bố trí được điểm hạ tải thích hợp, thì việc thuê của dân là rất khó vì chi phí thuê thường rất cao, nhà nước khó đáp ứng được”- ông Kỳ nói.
Một lý do khác mà ông Kỳ đưa ra, đó là trạm cân vẫn còn thiếu về con người. “Phần lớn cả cán bộ thanh tra của Sở đã được điều động phục vụ trạm cân, trong khi chúng tôi còn rất nhiều nhiệm vụ khác. Chúng tôi đã đề nghị phía công an tỉnh tăng cường thêm lực lượng hỗ trợ, nhưng bên đó họ nói cũng không thể bố trí thêm được”- ông Kỳ nói.
Ông Kỳ thừa nhận, việc cả đoàn xe dồn toa rầm rập vượt qua trạm cân đang thực sự khiến ngành GTVT Hà Tĩnh chịu nhiều áp lực nặng nề. Do chưa thể tìm ra biện pháp ngăn chặn thực trạng này nên Hà Tĩnh chỉ còn cách vừa làm vừa nghe ngóng giải pháp từ Bộ hoặc học tập cách làm hay của địa phương khác.
Văn Dũng – Anh Tấn
Theo Dantri
Xe tải xếp hàng né trạm cân
Sáng 15.4, Thanh tra Sở GTVT TP.HCM phối hợp với Đội CSGT Nam Sài Gòn lập trạm cân kiểm tra tải trọng xe trên trục đại lộ Nguyễn Văn Linh (Q.7) và các cửa ngõ trọng điểm trên địa bàn TP: đại lộ Đồng Văn Cống - Vành đai 2 (Q.2), quốc lộ 1 (Q.12, Q.Thủ Đức)...
Xe tải đậu dọc đại lộ Nguyễn Văn Linh để né trạm cân vào ngày 15.4 - Ảnh: Diệp Đức Minh
Theo ghi nhận của Thanh Niên, do đây là lần đầu tiên sử dụng bộ cân xe tốc độ nhanh nên lực lượng thanh tra tỏ ra lúng túng khi thao tác, phải mất hơn nửa giờ đồng hồ để khởi động và vận hành bộ cân. Ông Đàm Phan Phát, Đội trưởng Đội 1 - Thanh tra GTVT TP, cho biết: "Trong buổi sáng chúng tôi đã cân 10 xe tải, xe đầu kéo thì có 4 chiếc chở quá tải trung bình từ 30 - 50% trọng tải cho phép".
Tuy nhiên, để đối phó, nhiều tài xế đã "bắn" tín hiệu cho nhau. Vì thế, dọc tuyến đường Nguyễn Văn Linh kéo dài từ Q.7 về hướng H.Bình Chánh đã xảy ra tình trạng hàng trăm xe đầu kéo, xe tải dừng lại nằm chờ để không phải qua trạm cân. Một tài xế xe đầu kéo chở gạo, biển số 62C-005.25, đang mắc võng nằm nghỉ trong lúc chờ đoàn kiểm tra rút đi thừa nhận: "Xe tôi chở trên 60 tấn, nếu bị kiểm tra, vi phạm chắc". Mặc dù biết tình trạng này nhưng theo ông Phát, hiện vẫn chưa có biện pháp nào để xử lý. "Khi chúng tôi đến, các tài xế đã bỏ đi hết, xe khóa chặt cửa", ông cho biết. Đến 11 giờ, khi đoàn kiểm tra thuộc Đội Thanh tra GTVT số 6 rút đi, các tài xế xe quá tải bắt đầu rồ máy chạy về hướng cầu Phú Mỹ, cảng Sài Gòn...
Trước thực tế này, một chiến sĩ thuộc Đội CSGT Nam Sài Gòn cho biết, chỉ xử phạt những xe đậu những chỗ có biển cấm đậu, còn những nơi không có biển cấm không thể xử phạt. Trong khi đó, đại lộ Nguyễn Văn Linh là hành lang giao thông của TP.HCM, nên Sở GTVT không đặt biển cấm đậu.
Trả lời Thanh Niên, nhiều CSGT và Thanh tra GTVT cho biết điểm mạnh của bộ cân mới là hiện đại, chính xác, tài xế chở quá tải không thể cãi. Thế nhưng, mỗi lần triển khai cân phải mất khoảng 30 phút để lắp đặt các thiết bị, kết nối dây điện, cáp... khá phức tạp. Đặc biệt, do kích cỡ cân khá cồng kềnh nên dễ bị các tài xế phát hiện và thông báo cho nhau để né.
Từ ngày 1.4 đến nay, Thanh tra Sở GTVT TP.HCM đồng loạt kiểm tra xe quá tải theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GTVT. Qua đó, đã lập biên bản vi phạm 241 trường hợp, số tiền phạt trên 1,2 tỉ đồng.
Theo TNO
Hai người liên tiếp ngất xỉu khi đang chạy xe trên cùng đoạn đường Khoảng 14 giờ ngày 12/4, một người đàn ông trung niên đang điều khiển chiếc xe Airblade trên đường 30-4 (phường Phú Thọ, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương), đoạn trước cổng siêu thị Co.op thì bỗng nhiên ngã vật giữa đường, tay chân liên tục giãy giụa, mặt xanh tái. Anh P.H.L bị co giật và ngất xỉu khi đang lái xe...