Xe quá tải lộng hành: Tấm giấy đăng kiểm “thần kỳ”?
Những đoàn xe quá tải nối đuôi nhau “ung dung” trên đường, vượt qua vài trạm cân và chốt trực của cảnh sát giao thông an toàn. Điều tra của Dân trí phát hiện những giấy “đăng kiểm bí ẩn” là chiếc bùa hỗ trợ cho những chuyến xe quá tải rầm rộ lên đường.
Vào cảng chất hàng quá tải
Ngay sau khi bị báo Dân trí vạch trần thủ đoạn các xe được kiểm soát tải trọng tại Cảng Cái Lân lại ra ngoài thực hiện hành vi sang tải theo hình thức 3 xe dồn 1 rồi mới về nhà máy trả hàng, UBND tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo rà soát, chấn chỉnh ngay hiện tượng trên. Sau vụ việc này, 2 lãnh đạo trạm cân Đại Yên và Di động Đông Triều đã bị thuyên chuyển công tác, lực lượng cảnh sát giao thông trên tuyến tuần tra cũng bị nhắc nhở.
Từng dãy xe dài xếp hàng để được kiểm tra tải trọng tại Cảng Cái Lân – một điều kiện bắt buộc để ra đường
Dư luận chưa kịp phấn khởi thì được một thời gian sau lại thấy tình trạng từng đoàn xe quá tải tiếp tục chạy rầm rộ từ khu vực cảng Cái Lân lên QL18. Vào cuộc tìm hiểu vấn nạn này, PV Dân trí bất ngờ phát hiện hành vi cố tình vi phạm tải trọng mới của một số doanh nghiệp vận tải. Thủ đoạn mới này thực sự tinh vi, cho thấy “tham vọng” chở quá tải để kiếm lời bất chấp pháp luật của các doanh nghiệp chưa bao giờ dừng lại.
Điều đáng buồn là các hãng vận tải tham gia thủ đoạn này đều là những cái tên quen thuộc đã được nhắc đến ở những bài báo trước.
Đoàn xe tải ngật ngưỡng ra đường, dẫn đầu là xe của doanh nghiệp vận tải Tiến Quân tiến về khu công nghiệp Đồng Văn
Có mặt tại cảng Cái Lân, chúng tôi nhận thấy, bàn cân tải trọng của đơn vị này luôn luôn được bật sẵn, không bỏ sót bất cứ một phương tiện nào. Số liệu cân được in phiếu và trả lại cho lái xe để họ bắt đầu hành trình về các tỉnh để trả hàng. Dọc theo đường đôi dẫn vào khu công nghiệp Cảng Cái Lân không còn tình trạng xe đủ hàng dừng đỗ tràn lan để chờ sang tải như trước nữa. Thủ đoạn mới mà các doanh nghiệp vận tải áp dụng lần này tinh vi hơn và thuận lợi hơn.
Nhiều ngày mật phục, trong vai chủ xe, chủ hàng, PV Dân trí quá ngỡ ngàng trước một quy trình quá an toàn, tinh vi mà các doanh nghiệp tạo ra để được lấy hàng quá tải ngay trong chính kho hàng của Cảng Cái Lân.
Các phương tiện đều chở quá tải gấp 2-3 lần tải trọng cho phép.
Video đang HOT
Theo quy định của lãnh đạo Cảng Cái Lân, bất cứ phương tiện nào khi vào cảng lấy hàng đều phải xuất trình đăng kiểm xe ngay tại cổng, nơi có lực lượng bảo vệ và an ninh cảng chốt trực 24/24h. Thông số tải trọng được ghi trên đăng kiểm chính là cơ sở để bộ phận cổng cảng cấp phiếu lấy hàng đúng tải trọng cho xe theo quy định. Từ phiếu cấp này, lái xe vào kho lấy hàng rồi qua khu vực bàn cân. Bàn cân tại cảng cũng dựa trên phiếu cấp tại cổng, phiếu giao hàng tại kho để kiểm tra tải trọng hàng. 3 phiếu tại 3 vị trí khác nhau của Cảng Cái Lân đều cho ra cùng một thông số tải trọng trùng khớp. Vậy vì sao vẫn có nhiều đoàn xe quá tải ra khỏi cảng?
Tờ giấy đăng kiểm thần kỳ?
Bằng chứng cho việc các đoàn xe được cân tải trọng tại Cảng Cái Lân vẫn chở quá tải là nhờ cuộc ra quân chốt chặn của lực lượng Tổng Cục đường bộ Việt Nam.
Cụ thể vào lúc 1 giờ 30 sáng 7/11, Tổ công tác của Tổng cục Đường bộ do ông Lê Ngọc Thi, Phó đội trưởng Đội thanh tra an toàn, Cục quản lí đường bộ làm tổ trưởng kiểm tra tải trọng tại Km 50 Quốc lộ 5 (thuộc địa phận TP Hải Dương). Tại đây, tổ công tác phát hiện xe tải BKS 15C-01199 chở quá tải. Tổ công tác dừng xe và yêu cầu lái xe cho xe về trạm cân Ba Hàng tại Km 58 250 Quốc lộ 5.
Chiếc xe BKS 15 C -01199 đã bỏ chạy khi bị yêu cầu dừng cân tải trọng tại Hải Dương
Kết quả kiểm tra cho thấy xe 15C-01199 của Cty TNHH TM&VT Thanh Toàn, Đăng kiểm xe của công ty vận tải Trung Thành do lái xe Vũ Duy Biền điều khiển đã chở hơn 18 tấn khô đậu. Theo giấy đăng kiểm thì xe này chỉ được phép chở hơn 8,2 tấn, tuy nhiên xe này đã chở gấp 128 % tải trọng cho phép.
Cùng thời điểm này, tổ công tác của Tổng Cục đường bộ đã báo cho trạm cân Ba Hàng, tỉnh Hải Dương bố trí lực lượng về km 75 thuộc địa phận huyện Kim Thành để bắt đoàn xe quá tải. Tại đây 2 xe tải BKS 34C-01359 và 34C-02279 đang dừng bên lề đường đã bị áp giải về trạm cân.. Tổ công tác trạm cân Hải Dương đã yêu cầu đưa xe về trạm cân để kiểm tra tải trọng. Kết quả kiểm tra tải trọng của các xe đều vi phạm tải trọng gấp 2 đến gấp 3 lần cho phép.
Đăng kiểm là căn cứ đê bộ phận bảo vệ, an ninh cổng cảng cấp phiếu lấy hàng cho các phương tiện
Đây là phiếu cân tại cảng Cái Lân mà xe mang BKS 15C – 01199 có được bằng trò ‘qua mặt” trước đó tại cổng Cảng Cái Lân, vì thế mà số hàng được lấy đã đội lên gần 3 lần so với quy định trên đăng kiểm
Và đây là phiếu cân “thật” của phương tiện trên tại trạm kiểm soát tải trọng Ba Hàng, Hải Dương
Đây cũng là một trong những đoàn xe mà PV Dân trí đã bám theo từ Cảng Cái Lân cho đến khi bị đoàn cán bộ của Tổng cục bắt giữ. Qua kiểm tra giấy tờ, các xe này là của doanh nghiệp vận tải Tiến Quân và một số doanh nghiệp khác đều nhận chở khô đậu cho nhà máy thức ăn gia súc Cargill của thông qua DN Nhật Hải Đăng. Tuy nhiên không phương tiện nào chịu xuất trình phiếu cân tại Cảng Cái Lân để chứng minh đã được kiểm soát tải trọng.
Dù vào cân bị xử phạt quá 126% tải trọng nhưng phương tiện này nhất quyết không trình với cơ quan chức năng phiếu cân “gian lận” tại cảng trước đó
Thủ đoạn để qua mặt cơ quan chức năng của những doanh nghiệp này là dùng đăng kiểm giả, dưới dạng phô tô để sửa chữa tải trọng trên giấy đăng kiểm, qua mặt Cảng Cái Lân để được xếp hàng quá tải.
Tuy nhiên, trước khi làm việc này thì doanh nghiệp Tiến Quân cũng như các doanh nghiệp vận tải chở quá tải khác đều có cách khiến cho tổ bảo vệ cổng cảng “lơ là”, cho qua tấm giấy đăng kiểm “thần kỳ”.
Thu Hằng
Theo Dantri
Lâm tặc lộng hành vì địa giới rừng bị chồng lấn
Đưa ra chứng cứ cho thấy Ban quản lý rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa Đà Nẵng cấp phép sai quy định cho người dân trồng cây cao su ở đất rừng bị xâm lấn, đại diện huyện Đông Giang (Quảng Nam) khẳng định chính hai hộ được giao đất đang tiếp tay cho lâm tặc lộng hành.
Chiều 13/11, tại Trung tâm hành chính Đà Nẵng, lãnh đạo thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam đã có buổi làm việc kéo dài 2 giờ nhằm tìm tiếng nói chung cho việc di dời Trạm Quản lý và bảo vệ rừng Cà Nhông, phân định lại địa giới khu vực rừng giáp ranh giữa hai địa phương. Cuộc họp diễn ra sau sự việc kiểm lâm phát hiện hơn 40 m3 gỗ kiền kiền thuộc nhóm II trong rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa hồi đầu tháng 10 vừa qua. Đã có 7 kiểm lâm của Đà Nẵng bị tạm đình chỉ công tác để phục vụ điều tra.
Vấn đề được hai bên đề cập trước hết là việc di dời Trạm Cà Nhông (thuộc Ban Quản lý rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa, Đà Nẵng). Trạm này, nằm trên xã Tư (huyện Đông Giang, Quảng Nam) vốn được lập lên từ năm 1988 khi Đà Nẵng và Quảng Nam chưa chia tách tỉnh. Ông Trần Viết Phương, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp Đà Nẵng khẳng định 26 năm qua trạm Cà Nhông đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ rừng đặc dụng, dù cuộc sống kiểm lâm ở đây vô cùng thiếu thốn. Tuy nhiên, Quảng Nam đã đề nghị thì Đà Nẵng sẽ di dời và đang tìm vị trí phù hợp.
"Số phận" Trạm Cà Nhông đã được định đoạt di dời vào năm 2015. Ảnh: Nguyễn Đông.
Cuộc họp "nóng" khi ông Nguyễn Bằng, Bí thư huyện Đông Giang nói rằng việc Quảng Nam kiên quyết di dời Trạm Cà Nhông là bởi việc ngăn chặn lâm tặc của trạm này không hiệu quả. Có lần cơ quan chức năng Đông Giang truy quét, lâm tặc còn trú nhờ ở Trạm Cà Nhông. Gỗ được vận chuyển trên đường độc đạo qua trạm và điểm tập kết gỗ cách trạm vài trăm mét. "May mắn là chưa làm đường, chứ làm rồi thì không cách nào giữ nổi rừng", ông nói.
"Chúng tôi sẽ phá con đường này khi Trạm Cà Nhông được chuyển đi. Nếu Ban quản lý rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa và Ban quản lý rừng sông Nam (Quảng Nam) không kiểm tra tốt thì sẽ không còn rừng đặc dụng", ông Bằng khẳng định.
Phó chủ tịch tỉnh Quảng Nam Huỳnh Khánh Toàn cho rằng Trạm Cà Nhông ở vị trí như hiện nay là "nguyên nhân của mọi nguyên nhân", dẫn đến tình trạng khai thác lậu vàng, khoáng sản, lâm sản. "Thông cảm với kiểm lâm là lực lượng quá mỏng, nhưng làm việc phải có trách nhiệm. Bây giờ vào mùa mưa rồi, lâm tặc đang chờ nước sông lên để vận chuyển gỗ về xuôi. Người dân tố cáo thì bị lâm tặc dằn mặt. Phải chấn chỉnh ngay, không để mất rừng quốc gia, mất niềm tin của dân được", ông Toàn nhấn mạnh.
Một nguyên nhân khác khiến lâm tặc lộng hành, theo Bí thư huyện Đông Giang Nguyễn Bằng là việc Đà Nẵng giao hơn 6,5 ha đất cho 4 hộ cán bộ, nhân viên của lâm trường Sông Nam vào năm 2005 sai quy định. Các hộ này lại giao đất cho hai hộ dân khác, lấn sang rừng của Quảng Nam. "Và hai hộ dân này đang tiếp tay cho việc phá rừng, cung cấp lương thực, xăng dầu cho lâm tặc. Bây giờ quy trách nhiệm Nhà nước thì ai sai phải chịu, nhưng như thế không tình nghĩa giữa hai địa phương", ông Bằng nói.
Ông Nguyễn Bằng, Bí thư huyện Đông Giang đưa bằng chứng việc Giám đốc Ban Quản lý rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa ký văn bản cho trồng cây cao su sai quy định trên ngay vùng đất bị xâm lấn của Quảng Nam. Ảnh: Nguyễn Đông.
Ông Bằng khiến chính Phó chủ tịch UBND Đà Nẵng Phùng Tấn Viết bất ngờ khi đưa ra chứng cứ Giám đốc Ban Quản lý rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa Phạm Ngọc Sự đã ký giấy cho phép hai hộ dân trồng cao su trên rừng đầu nguồn của Quảng Nam, trong khi quy định chỉ được trồng cây keo. Khi được mời lên giải trình, ông Sự có ý đổ qua cho đại diện huyện Hòa Vang thì lập tức bị ông này phản ứng: "Ông trả lời đi chứ, có đuổi được hai hộ dân này đi hay không? Đất đã giao cho ông rồi giờ lại đổ cho tôi?". Còn ông Phùng Tấn Viết nói với ông Sự rằng: "Ông vượt quyền chủ tịch rồi đấy".
Kết thúc buổi làm việc, ông Phùng Tấn Viết giao Sở Nông nghiệp Đà Nẵng trước ngày 30/12 phải xử lý kỷ luật việc Ban Quản lý rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa giao đất sai quy định. 6,5 ha khai thác trồng cao su do liên quan đến Quảng Nam, nên bàn giao nguyên trạng đất cho Quảng Nam quản lý về mặt Nhà nước, tức là bàn giao đúng ranh giới giữa hai địa phương. "Việc cắm mốc trước đây coi như là quá khứ rồi, nên bỏ qua. Bây giờ các ban ngành liên quan của Đà Nẵng có trách nhiệm phối hợp với Quảng Nam để đo đạc lại, hoàn thành việc cắm mốc trong quý I/2015", ông Viết nói.
Những đợt truy quét, cơ quan chức năng đã phải hủy lán trại trái phép trong khu vực rừng giáp ranh. Ảnh: Nguyễn Đông.
Ông Viết nói, Trạm Cà Nhông sẽ được di dời về đất của Đà Nẵng để quản lý lâu dài, vị trí cụ thể sẽ công bố sau nhưng dứt điểm trước 30/6/2015. Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cũng chỉ đạo huyện Hòa Vang giám sát các xã Hòa Khương, Hòa Phú và Hòa Bắc, kiểm tra kỹ những trường hợp người dân xâm lấn diện tích rừng, hoặc bị Quảng Nam đẩy đuổi chạy qua bên Đà Nẵng. Hai phó chủ tịch UBND Quảng Nam và Đà Nẵng sẽ cùng vào rừng đi thực địa để thống nhất cách quản lý và xử lý dứt điểm những tồn đọng ở khu vực rừng giáp ranh.
Nguyễn Đông
Theo VNE
Xe quá tải "đại náo" tỉnh lộ Mỗi ngày có hàng chục lượt xe quá tải chở đất đá "tung hoành" trên tỉnh lộ 299 khiến người dân thị trấn Neo, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang lo lắng cho tình trạng mất an toàn giao thông nghiêm trọng. Thời gian gần đây (từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 11), PV Dân trí liên tục ghi nhận được tình...