Xe quá tải – “hung thần” quốc lộ: Vẫn “qua mặt” cơ quan kiểm định
Xe quá tải được coi là một trong những nguyên nhân chính gây xuống cấp, hư hỏng đường. Dù 63 tỉnh, thành đã được trang bị trạm cân lưu động nhưng đến nay, cả nước vẫn còn khoảng 28.000 xe ô tô tự ý cơi nới thùng hàng gây quá tải trọng xe.
Xuất hiện tình trạng thuê, mượn thùng xe để đăng kiểm (ảnh minh họa)
Cơi nới gấp 3 lần
Cuối tháng 1-2014, tại thôn 4, Văn Thủy, xã Văn Tiến, TP Yên Bái xảy ra vụ TNGT hi hữu do xe tải BKS 29C-203.47 gây ra. Cụ thể, khi đang hoạt động tại đây, cánh cửa thành thùng phía sau bật khóa bên trái sang phía phải va vào người đi bộ cùng chiều làm một người chết. Theo dữ liệu kiểm định, chiếc xe nhãn hiệu CHENGLONG này sản xuất năm 2013, kiểm định lần đầu ngày 28-12-2013, thời hạn kiểm định lần tới là 27-12-2015 tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 2906. Khi vào kiểm định chiều cao lòng thùng hàng là 600mm, thể tích thùng hàng là 10,8m3, phù hợp với tải trọng của xe là 13 tấn. Tuy nhiên, khi xảy ra vụ TNGT nói trên, tại hiện trường, chiếc xe tải tự đổ này đã được cơi nới thùng hàng có chiều cao lòng thùng lên tới 1.800mm (gấp 3 lần nguyên bản của xe) thể tích lòng thùng hàng là 32,4m3 (nếu chỉ chở ngang miệng thùng, tải trọng hàng khoảng 39 tấn), gấp 3 lần tải trọng cho phép của xe.
Không chỉ gây nguy hiểm, xe quá tải cũng đã được xếp vào nguyên nhân hàng đầu gây hư hỏng, hằn lún mặt đường. Cuối năm 2013, QL1A đoạn Hà Nam – Thanh Hóa được nâng cấp với hàng nghìn tỷ đồng, vừa đưa vào sử dụng đã xuất hiện hằn lún mặt đường, gây cản trở giao thông. Thủ phạm chính là do xe quá tải lưu thông.
Cục Đăng kiểm Việt Nam cũng vừa có báo cáo gửi Bộ GTVT về tình hình các loại ôtô tải tự đổ, xe xi téc, sơ mi rơ moóc chở nhiên liệu, khí hóa lỏng trọng lượng từ 10 tấn trở lên có kích thước thùng hàng không đúng quy định. Thống kê của Cục Đăng kiểm cho thấy, cả nước có hơn 28.000 xe có thùng hàng, xi téc quá khổ không đúng quy định. Trong đó có, 26.038 xe tải tự đổ; 1.677 xe xi téc, 312 sơ mi rơ moóc chở xi măng rời; 54 ôtô xi téc và 126 sơ mi rơ moóc chở khí hóa lỏng, nhiên liệu. Theo ông Trần Kỳ Hình, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, hiện nay, các xe có thùng hàng và xi téc quá khổ đa phần đều chở quá tải do các loại phương tiện này có thùng, xi téc không đúng kích cỡ quy định hiện hành.
Video đang HOT
Thuê thùng xe để kiểm định?
Lý giải về thực tế trên, Cục trưởng Cục Đăng Kiểm Việt Nam cho rằng, trước đây, nước ta chưa quy định chặt chẽ về kích cỡ thùng. Nhiều ôtô được sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu trước thời điểm có quy định về giới hạn thùng chở hàng. Từ năm 2012, đã có Thông tư “Quy định về kích thước giới hạn thùng chở hàng ôtô tải tự đổ, rơ moóc và sơ mi rơ moóc tải tự đổ, ôtô xi téc, rơ moóc và sơ mi rơ moóc xi téc tham gia giao thông đường bộ”, giới hạn thùng chở hàng nhưng vi phạm vẫn tồn tại nhiều. “Có trường hợp chủ xe cải tạo, cơi nới thùng hàng để chở quá tải. Khi tới hạn kiểm định, chủ xe đi thuê thùng đúng kích cỡ lắp vào hòng qua mắt cơ quan đăng kiểm” Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam nhận định.
Để nâng cao các biện pháp quản lý, Cục Đăng kiểm đã đề xuất nghiên cứu sửa đổi các quy định có liên quan để kiểm soát chặt xe cơ giới có thùng hàng vượt quá quy định… Đặc biệt, để phát hiện, xử lý đối với tình trạng chủ xe thuê thùng hàng đưa đi kiểm định hoặc cơi nới sau kiểm định, Cục Đăng kiểm Việt Nam đề xuất Bộ GTVT phê duyệt phương án đưa ảnh các xe kiểm định vào Giấy chứng nhận kiểm định để các cơ quan chức năng phối hợp kiểm soát. Cụ thể, trên tem kiểm định của những xe ôtô có kích thước thùng hàng không phù hợp với quy định sẽ đóng một vạch đỏ để cơ quan chức năng dễ nhận biết, tập trung tăng cường kiểm tra tải trọng xe khi tham gia giao thông. Bên cạnh đó, Cục Đăng kiểm cũng kiến nghị các cơ quan chức năng cần phải có các quy định để ngăn chặn tình trạng các cơ sở thi công, cải tạo xe cơ giới sản xuất thùng, xi téc để cho thuê đi kiểm định.
Điều 16 Nghị định 171/2013 NĐ- CP quy định, xử phạt đối với các phương tiện ô tô tải tự ý thay đổi kích thước thùng, thành xe 800.000- 1.000.000 đồng. Ngoài ra, CSGT sẽ yêu cầu chủ phương tiện phải tháo bỏ phần cơi nới để xe trở về đúng với kích thước nguyên bản của nhà sản xuất.
Theo ANTD
Tàu cánh ngầm nhiều lỗi: "Đăng kiểm có thấy 'cay' không?"
Năm 2014, Bộ GTVT sẽ tập trung thanh, kiểm tra các xe đã qua đăng kiểm đang lưu thông và kiểm tra hoạt động của toàn hệ thống đăng kiểm.
"Năm 2014, lực lượng thanh tra GTVT trên cả nước cần tập trung thanh, kiểm tra thường xuyên, nghiêm ngặt hơn nữa hoạt động đăng kiểm, chất lượng cầu, đường và xe chở quá khổ, quá tải..." - Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng chỉ đạo tại hội nghị trực tuyến sáng 21/2.
Hậu kiểm xe đã đăng kiểm
Mở đầu hội nghị, Bộ trưởng Thăng dẫn thông tin về những khiếm khuyết của các tàu cao tốc cánh ngầm ở TP.HCM được báo chí đăng tải. Theo đó, có đến 4/9 tàu có hiện tượng rò rỉ dầu từ máy chính; 6/9 tàu có các ống dẫn nhiên liệu, dầu cung cấp cho máy chính và máy đèn sử dụng ống nhựa PVC bị rạn nứt không đảm bảo an toàn PCCC; ba tàu bị rò rỉ nước tại các khoang lái, khoang khách, khoang buồng máy; bốn tàu có phao cứu sinh còn nguyên bọc nylon làm hạn chế khi sử dụng...
"Các "anh" đăng kiểm có thấy "cay" trước những thông tin này không? Vấn đề kiểm định tàu cánh ngầm đã được Bộ chỉ đạo làm chặt chẽ từ đầu năm 2013 rồi. Nhưng phải đến sau vụ cháy tàu VinaExpress hồi trước tết Giáp Ngọ, báo chí, các cơ quan khác vào cuộc mới phát hiện ra những lỗi kinh hoàng như thế. Không lẽ bây giờ đưa nhà báo qua làm đăng kiểm, còn các anh đăng kiểm cho đi làm báo ư?" - Bộ trưởng Thăng gay gắt.
Việc kiểm tra hộp đen, kiểm soát tải trọng sẽ được cơ quan chức năng thực hiện thường xuyên, rộng khắp trong năm 2014. Ảnh: L.Đức
Vấn đề kiểm định xe cơ giới đường bộ cũng là bức xúc của thanh tra GTVT các tỉnh, TP và Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Vừa qua, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã "khoanh" hơn 28.000 ô tô thùng ben, xe bồn chở xăng dầu, khí, gas... vào đối tượng có nguy cơ chở quá tải nhưng công tác kiểm định đột xuất loại xe này đang lưu thông trên đường chưa được tiến hành. "Đề nghị Bộ GTVT sớm chỉ đạo Cục Đăng kiểm triển khai kiểm tra đột xuất giữa hai chu kỳ kiểm định với dạng xe có nguy cơ cao gây tai nạn, hư hỏng cầu, đường trên" - ông Nguyễn Xuân Cường, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, kiến nghị.
Ông Nguyễn Văn Huyện, Chánh Thanh tra Bộ GTVT, khẳng định tới đây sẽ thanh, kiểm tra kỹ các xe đã qua đăng kiểm đang lưu thông (hậu kiểm đăng kiểm) và thanh, kiểm tra hoạt động của toàn hệ thống đăng kiểm. "Trạm kiểm định móc với chủ xe, doanh nghiệp để can thiệp vào kết quả kiểm định thì xử cả xe, cả trạm!" - ông Huyện nói.
Lắp hộp đen còn tùy hứng
Năm 2013, thanh tra GTVT cả nước liên tục mở các cuộc kiểm tra việc lắp đặt, khai thác thiết bị giám sát hành trình (hộp đen). "Hộp đen là phương tiện giúp ích cho công tác quản lý nhà nước về vận tải, về an toàn giao thông nhưng các quy định hiện hành còn nhiều điểm chưa đồng bộ, gây khó cho cả lái, chủ xe và lực lượng thanh tra!" - ông Lê Vĩnh Phát, Chánh Thanh tra Sở GTVT TP.HCM, nêu vấn đề.
Ông Phát dẫn chứng, do chưa có quy định cụ thể về vị trí lắp đặt hộp đen trên xe nên chủ xe, doanh nghiệp tùy hứng lắp ẩn hoặc hở, gây khó cho cả lái xe khi nhập và thanh tra khi trích xuất dữ liệu. Cổng và máy in trích xuất dữ liệu từ hộp đen do không có quy định đồng bộ nên có khi thanh tra không lấy được dữ liệu nhưng doanh nghiệp lại làm được...
Ngoài đề nghị đồng bộ, chuẩn hóa hộp đen, máy in, đường truyền... ông Phát còn đưa ra đề xuất được phạt nguội sau khi phát hiện vi phạm từ việc trích xuất từ hộp đen, máy chủ. "Nhiều lái xe liên tục lái quá bốn giờ/ca hoặc nhiều lần vi phạm chạy quá tốc độ trên 100 km/giờ được thanh tra phát hiện từ trên máy chủ của doanh nghiệp thì cũng phải bị xử phạt như lái xe bị phát hiện, bắn tốc độ trên đường!" - ông Phát đề nghị.
Chặn xe luồn trạm, lách luật Theo ông Nguyễn Xuân Cường, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, sau khi Tổng cục triển khai các trạm kiểm soát tải trọng ô tô, ở một số quốc lộ đã xuất hiện tình trạng xe chở quá tải luồn lách vào các tuyến đường nhánh thuộc tỉnh quản lý. "Do đó, việc kiểm soát tải trọng phải được tiến hành đồng loạt trên quốc lộ, tỉnh và huyện lộ, thậm chí là đường liên xã" - ông Cường đề nghị. Còn theo ông Lê Vĩnh Phát, Chánh Thanh tra Sở GTVT TP.HCM, hiện chỉ quy định việc lắp hộp đen với xe container, xe đầu kéo rơmoóc hoặc sơmi rơmoóc có kinh doanh vận tải nên nhiều xe dạng này viện lý do chở hàng nội bộ, không kinh doanh vận tải để né tránh. "Cần quy định, các xe dạng trên có kinh doanh hay không đều phải lắp hộp đen, có phù hiệu xe container thì mới ngăn chặn được tình trạng lách luật!" - ông Phát nói. Bộ GTVT sẽ thi tuyển tất cả chức danh Tại hội nghị, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho hay sau khi kết thúc việc thi tuyển chức danh tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ, Bộ sẽ nghiên cứu thi tuyển đối với tất cả chức danh do Bộ bổ nhiệm. Theo ông Thăng, thi tuyển là cách tốt nhất để công khai, minh bạch trong công tác tổ chức cán bộ, loại bỏ được nạn chạy chức, chạy quyền và người tài sẽ được trọng dụng. Nói về việc thi tuyển chức danh tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ, ông Thăng khẳng định việc chấm thi sẽ khách quan, ai có điểm cao sẽ trúng tuyển. Thành Văn
Theo Lưu Đức - Hoàng Tuyên (Pháp luật TP.HCM)
Xe máy chui gầm container, một người tử nạn Vụ tai nạn xảy ra khoảng 13h30 chiều nay (11/2) tại ngã 3 đường Hà Khê - Nguyễn Tất Thành (phường Xuân Hà, quận Thanh Khê, Đà Nẵng) khiến người đàn ông điều khiển xe máy tử nạn tại chỗ. Theo những người chứng kiến, vào thời điểm trên, ông Nguyễn Bởi (SN 1965, trú phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, Đà...