Xe quá khổ, quá tải – bắt cóc bỏ đĩa
Số vụ vi phạm chở quá tải tại khoảng 40 địa phương bị xử lý được cho là quá ít so với thực tế, khiến dư luận đặt câu hỏi, liệu có “bảo kê” khi xe quá tải vẫn ngang nhiên lộng hành trong nhiều năm qua?
Xe quá tải cày nát mặt đường QL5.
Chỉ riêng trong tháng 6 đầu năm 2020, qua kiểm tra hơn 12.000 phương tiện, lực lượng chức năng phát hiện gần 1.800 xe vi phạm chở quá tải tại khoảng 40 địa phương, phạt hơn 21 tỷ đồng. Tuy nhiên, số vụ vi phạm bị xử lý được cho là quá ít so với thực tế, khiến dư luận đặt câu hỏi, liệu có “bảo kê” khi xe quá tải vẫn ngang nhiên lộng hành trong nhiều năm qua?
Dễ dàng qua mắt lực lượng chức năng
Theo Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Văn Huyện, trong tháng 6/2020, qua theo dõi, có khoảng 40 địa phương tiếp tục duy trì hoạt động của trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động, các địa phương khác sử dụng cân xách tay kiểm tra xe quá tải, góp phần ngăn chặn tình trạng xe quá tải tái diễn trở lại. Cụ thể, lực lượng chức năng đã kiểm tra hơn 12.000 phương tiện, trong đó có gần 1.800 xe vi phạm chở quá tải trọng, tước 687 giấy phép lái xe, xử phạt nộp Kho bạc Nhà nước hơn 21 tỷ đồng.
Có thể thấy, tình trạng xe quá tải vẫn ngang nhiên hoạt động kéo theo nhiều lo ngại. Thời gian qua, công tác kiểm tra, kiểm soát cũng như xử lý vi phạm của lực lượng chuyên ngành dù đã có những kết quả đáng ghi nhận nhưng thực trạng trên vẫn tái diễn. Không chỉ cố tình vi phạm, nhiều chủ xe, lái xe còn nghĩ ra đủ loại “chiêu trò” để qua mắt lực lượng chức năng, từ việc tự ý thay đổi kết cấu kỹ thuật của xe để chở vượt tải trọng, đến thay đổi thùng xe từ loại hở sang kín, từ xe tải thường sang siêu trường siêu trọng…
Nếu muốn chứng kiến xe quá tải hoạt động, có thể tới đường Trường Sa – một trong những tuyến đường trọng yếu, là cửa ngõ giao thông kết nối Hà Nội với nhiều tỉnh như: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hải Phòng… lượng xe trung chuyển chở hàng hoá quá tải qua lại hằng ngày rất lớn, chạy rầm rập suốt ngày đêm. Hệ luỵ do xe quá tải gây ra không chỉ là những thiệt hại kinh tế rất lớn khi nhiều tuyến đường tiền tỷ đã nhanh chóng xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng, mà còn liên quan tới an toàn tính mạng của người tham gia giao thông.
Video đang HOT
“Do lực lượng thanh tra giao thông còn mỏng, phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác của địa phương, thanh tra giao thông các sở GTVT chỉ kiểm soát xe quá tải trên các quốc lộ được ủy quyền quản lý và đường địa phương nên tình trạng xe quá tải vẫn tái diễn, lưu thông trên các quốc lộ và một số đường địa phương nơi có các mỏ vật liệu xây dựng, các dự án xây dựng, san lấp mặt bằng, nhà máy xi măng, khu công nghiệp”, ông Huyện thừa nhận.
Liệu có tình trạng “bảo kê”?
Tuy nhiên, cũng cần đề cập tới trách nhiệm của các cơ quan chuyên trách cùng chính quyền địa phương chứ không phải cứ nhìn vào số vụ vi phạm được xử lý, nhưng rồi tình trạng này vẫn tái diễn. Dư luận cho rằng, không có bảo kê thì tình trạng vi phạm giao thông của cánh xe tải không thể liều lĩnh, ngang nhiên như vậy. Vấn đề là ai bảo kê, bảo kê như thế nào và liệu có thể tìm ra người bảo kê hay không?! Có lẽ, cơ quan chức năng nên thẳng thắn nhìn nhận để có biện pháp xử lý rốt ráo.
Vẫn đề đặt ra là làm thế nào để kiểm soát xe quá tải bền vững, tránh tình trạng “bắt cóc bỏ đĩa”? Theo các chuyên gia giao thông, cần đẩy mạnh triển khai lắp hệ thống cân cố định điện tử tự động như đã thí điểm ở một số địa phương. Hệ thống trạm cân này hoạt động bằng quy trình tự động hóa hoàn toàn. Khi xe chạy qua sẽ báo tất cả về Trung tâm của Tổng cục và được chia sẻ đến sở GTVT các địa phương để phạt nguội.
Bên cạnh đó, việc thay thế Thông tư 10 về quản lý hoạt động của trạm kiểm tra tải trọng xe tới đây sẽ sửa đổi theo hướng các trạm cân lưu động của thanh tra Sở GTVT có thẩm quyền kiểm tra tải trọng xe trên các hệ thống đường bộ thuộc địa bàn quản lý, từ đó tạo hành lang pháp lý để thanh tra, kiểm soát và xử lý có hiệu quả hơn tình trạng xe quá tải, quá khổ lộng hành.
Tuy nhiên, cùng với các giải pháp nêu trên, rất cần sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chuyên trách từ địa phương đến Trung ương, thể hiện ở việc nghiêm túc trong tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện kịp thời, triệt để, minh bạch, tạo lòng tin trong nhân dân. Nói như ông Đặng Văn Chung, Phó Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông (Tổng cục Đường bộ Việt Nam): Nếu lực lượng chức năng nói không với tiêu cực trong xử lý, chắc chắn xe quá tải sẽ giảm đáng kể.
Xử nghiêm xe quá tải “băm nát” các tuyến đê
Ngày 14/7, Bộ NNPTNT đã có công văn đề nghị các tỉnh, thành phố có đê kiên quyết chấn chỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm xe quá tải hoành hành trên các tuyến đê. Trong những năm qua, Thủ tướng Chính phủ, Bộ NNPTNT đã quan tâm, bố trí kinh phí cho các địa phương thực hiện duy tu, tu bổ, xử lý hư hỏng đê điều. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng xe quá tải đi trên đê diễn ra phổ biến tại nhiều địa phương gây hư hỏng nghiêm trọng mặt đê, trong đó có cả những tuyến đê mới được đầu tư, sửa chữa.
Thực hiện quy định pháp luật về đê điều, Bộ NNPTNT đề nghị UBND các tỉnh, TP khẩn trương chỉ đạo các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, nhất là lực lượng công an tăng cường công tác kiểm tra trên các tuyến đê; kiên quyết ngăn chặn và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm. Bên cạnh đó, địa phương chủ động bố trí ngân sách để xử lý, khắc phục những hư hỏng đê điều, đảm bảo an toàn đê điều và giao thông trên đê phục vụ công tác ứng cứu hộ đê trong mùa mưa lũ sắp tới.
Nhà đầu tư chật vật hoàn thiện đường gom cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn vì vướng nặng mặt bằng
Việc tỉnh Bắc Giang còn nợ khá nhiều mặt bằng đã khiến hạng mục đường gom cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn qua địa bàn bị vỡ tiến độ, gây nhiều khó khăn cho nhà đầu tư.
Xe quá tải liên tục tràn vào công trường phá nát móng và lớp cấp phối vừa được các nhà thầu thi công.
Cho đến thời điểm này, việc thi công hạng mục đường gom tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, đoạn qua địa phận tỉnh Bắc Giang đang khiến Công ty CP BOT Bắc Giang - Lạng Sơn rất vất vả dù khối lượng thi công không lớn, công nghệ thi công không phức tạp.
Các hạng mục đường gom qua tỉnh Bắc Giang hầu hết không trong Dự án BOT cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn được duyệt ban đầu, được bổ sung trong quá trình thực hiện dự án dù trước đây các bên cam kết không bổ sung các công trình làm phát sinh chi phí đầu tư dự án. Theo kết cấu hệ thống đường gom cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn được Bộ GTVT duyệt chỉ là mặt đường cấp phối đá dăm láng nhựa. Theo đề nghị của UBND tỉnh Bắc Giang, Nhà đầu tư đã thống nhất tăng cường kết cấu mặt đường để nâng cao năng lực khai thác và ATGT.
Sau khi được UBND tỉnh Lạng Sơn (cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại dự án) chấp thuận bổ sung vào tháng 11/2019, doanh nghiêph đã cân đối nguồn vốn và bố trí kinh phí để khẩn trương triển khai thi công và dự kiến hoàn thành trong tháng 5/2020. Tuy nhiên, do một số vướng mắc liên quan đến công tác bàn giao mặt bằng của địa phương, đến nay, hạng mục này vẫn chưa thể triển khai thi công đưa vào khai thác sử dụng để ổn định đời sống nhân dân.
"Thông tin một số phương tiện truyền thông vừa qua phản ánh tình trạng đường gom cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn đoạn qua tỉnh Bắc Giang có một số vị trí chưa hoàn thành lớp kết cấu mặt đường, gây khó khăn cho người dân và phương tiện khi lưu thông là có thật. Đây là những vị trí nằm trong phạm vi đoạn tuyến đang vướng mắc về mặt bằng thi công đoạn Km9 160 - Km9 360 không thể thi công do một số hộ dân cản trở thi công", ông Đăng Tiến Thắng, Phó Tổng Giám đốc Công ty BOT Bắc Giang - Lạng Sơn cho biết.
Theo ông Thắng, từ tháng 1 - 4/2020, nhà đầu tư dự án đã có nhiều văn bản đề nghị UBND tỉnh Bắc Giang, Công an tỉnh Bắc Giang, UBND thành phố Bắc giang, UBND huyện Lạng Giang giải quyết dứt điểm các vướng mắc về mặt bằng và kiểm soát tải trọng xe cũng như triển khai bảo vệ nhà thầu thi công hoàn thành theo tiến độ.
Trong đó, Công ty CP BOT Bắc Giang - Lạng Sơn đã chỉ rõ những vị trí vướng mắc về mặt bằng, cản trở thi công. Điển hình, đoạn đường gom kết nối cụm công nghiệp Hương Sơn chưa bàn giao mặt bằng khoảng 350m cuối tuyến do vướng mặt bằng của hai hộ dân không đồng ý nhận tiền đền bù GPMB và vướng mắc dạng "xôi đỗ" đối với 3 hộ dân đã nhận tiền đền bù nhưng vẫn cản trở thi công. Tại khu vực đường gom cụm công nghiệp Tân Hưng chưa có mặt bằng đoạn Km9 160 - Km9 360 do hai hộ dân chưa chu bàn giao mặt bằng và có hành vi cản trở thi công.
Quan điểm của Công ty CP BOT Bắc Giang - Lạng Sơn là muốn nhận được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và người dân để thi công dứt điểm hạng mục phụ trợ này bởi nếu kéo dài sẽ gây lãng phí lớn và ảnh hưởng đến an toàn giao thông, vệ sinh môi trường.
"Tuy nhiên đến đầu tháng 6/2020, trên đoạn đường gom cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn qua địa phận huyện Lạng Giang vẫn còn 2 vị trí với khoảng 300 m2 vẫn chưa được bàn giao dù doanh nghiệp dự án đã tập kết máy móc và nhân lực chờ chực từ nhiều tháng", đại diện Công ty CP BOT Bắc Giang - Lạng Sơn cho biết.
Ngoài việc vẫn còn bị vướng mặt bằng, trên công trường thi công đoạn đường gom thường xuyên bị một số xe vận chuyển vật liệu xây dựng quá tải, trốn kiểm soát tải trọng, cố tình đi vào công trường đang thi công. Nhiều đoạn đường vừa được nhà thầu thi công nền hoặc cấp phối đá dăm đã bị xe quá tải phá nát, tạo thành sống trâu, ổ gà gây mất an toàn giao thông. Do hệ thống đường gom được thiết kế với tải trọng hạn chế với mặt đường chỉ được thảm 1 lớp bê tông nhựa 7 cm nên có một số vị trí, xe quá tải thường xuyên di chuyển làm hư hỏng nhiều vị trí lề đường gom đã thi công hoàn thành, làm ảnh hưởng tới chất lượng công trình bị ảnh hưởng do xe quá tải, gây thiệt hại mà địa phương chưa có giải pháp ngăn chặn kịp thời. Hiện tại Nhà thầu phải tự xây dựng các rào chắn Barie để bảo vệ công trường nhưng bị xô đổ nhiều lần.
"Nếu địa phương không sớm bàn giao đủ mặt bằng và xử lý dứt điểm vấn nạn xe quá tải, doanh nghiệp dự án sẽ dừng thi công và cắm biển đoạn đường bị vướng GPMB không thể hoàn thiện để người dân và công luận biết", đại diện Công ty CP BOT cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn thông tin.
Dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn - Hữu Nghị gồm 2 dự án thành phần. Trong đó đoạn tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn (Dự án thành phần 1) có tổng mức đầu tư (TMĐT) 12.188 tỷ đồng, đã hoàn thành đưa vào sử dụng từ tháng 09/2019; đoạn tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng (Dự án thành phần 2) có tổng mức đầu tư 8.743 tỷ đồng, được Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư và bổ sung vào Dự án vào năm 2018 hiện chưa thu xếp được vốn tín dụng, chưa triển khai thi công.
Bắt đầu xử lý xe quá tải ngay từ nơi tập kết hàng CSGT được giao chủ trì xử lý xe quá tải và việc kiểm soát không chỉ trên các tuyến đường mà trực tiếp ngay nguồn hàng để giải quyết triệt để tình trạng "dồn hàng, sang tải". Phó Chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan vừa chỉ đạo các địa phương và cơ quan liên quan tăng cường xử lý tình trạng...