Xe ôm ngày ấy bây giờ
Nổi tiếng chặt chém và thô lỗ, giới hành nghề xe ôm lắm lúc được coi là “hạ đẳng”. Thế rồi, một số người muốn cải thiện hình ảnh này khi muốn biến xe ôm trở thành những chiếc taxi hiện đại. Vậy mà, mọi thứ thay đổi chóng vánh với đội quân áo xanh của những Grab và Uber. Nhiều người nhận thấy họ từ chết tới bị thương.
Ngậm ngùi… trước đội quân áo xanh
Hơn 20 năm tuổi nghề xe ôm của ông Tài (65 tuổi, Gò Vấp) đang có nguy cơ bị “nghỉ hưu” khi đội quân “áo xanh” (xanh dương của Uber và xanh lá của Grab) như cách nói của ông ngày càng tràn chiếm lòng đường. Theo lời ông Tài, trước đây, nếu siêng chạy kiếm được 200.000 – 300.000 đồng/ngày. “Còn giờ đây, siêng cỡ nào cũng chỉ được 150.000 đông/ngày, vì không chịu nổi áp lực từ những tài xế trẻ chạy cho Uber và Grab”, ông Tài than vãn. Giờ đây, thay vì long dong ngoài đường đón khách, ông Tài tìm những mối quan hệ trong xóm để chở trẻ đi học, tính phí theo tháng, mỗi đứa 500.000 đồng/tháng.
GrabBike đã gần như chiếm lĩnh đường phố Sài Gòn.
Ông Toàn, một tài xế xe ôm thường đậu xe ở khu vực viện Pasteur (quận 3, TP.HCM), xác nhận, những tài xế xe ôm kiểu cũ như ông “ngày càng khó sống”, nhưng ông không muốn xin chạy cho Grab chỉ vì không muốn ràng buộc cũng như không muốn phụ thuộc vào cái “áp” (app), vì nó quá phức tạp với những người đã già như ông. “Chạy xe ôm trên 20 năm nên tui có nhiều khách hàng mối. Tui chở họ khi họ chưa quá già cho đến khi cả tui và họ đã ngấp nghé tuổi 70. Họ cần gì, cứ ới một tiếng là tui chở liền”, ông Toàn kể.
Video đang HOT
Những người xe ôm cũ như ông Tài, ông Toàn… giờ không còn nhiều nữa.
Bước chuyển trung gian thất bại
Gọi xe ôm qua tổng đài được xem là bước nối tiếp từ xe ôm kiểu cũ sang xe ôm kiểu mới của những ứng dụng, phần mềm. Dù còn tồn tại cho đến nay nhưng kiểu gọi xe ôm qua tổng đài cũng khó phát triển, vì tính chất “nửa nạc nửa mỡ” của giải pháp này.
Thiên Khách là dịch vụ gọi xe ôm qua tổng đài, như cách mà nhiều người quen gọi cho dịch vụ taxi. Theo lời nhân viên tổng đài của Thiên Khách, nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ, khách chỉ cần báo điểm đón và điểm đến, sau đó Thiên Khách sẽ tính cước bằng đồng hồ riêng, được gắn lên chiếc xe ôm. Hiện nay, Thiên Khách áp dụng mức cước: 3km đầu là 20.000 đồng; từ km thứ 4 đến km thứ 20, giá cước là 6.000 đồng/km; từ km 21 – 40 là 5.000 đồng/km… Nếu khách hàng sử dụng dịch vụ chở hàng của Thiên Khách, nếu hàng cồng kềnh mức phụ thu tăng 20% so với mức cước chở khách. Hiện dịch vụ này có hai điểm giao dịch, tại phường Hiệp Thành, quận 12 và phường 1, quận 10 (TP.HCM). Ra đời vào tháng 1.2013, đây là dịch vụ gọi xe ôm qua tổng đài và có đồng hồ tính cước đầu tiên tại Việt Nam.
Thời của công nghệ 4.0
Hai năm trước, khi Grab xuất hiện tại Việt Nam, cũng là lúc dịch vụ xe ôm kiểu mới bắt đầu hình thành với số lượng ước chừng vài chục tài xế tham gia mẫu. Nhưng hiện nay, dịch vụ xe ôm bằng “app” đang thu hút nhiều đối tượng tham gia, từ lái xe ôm chuyên nghiệp cho đến những người rảnh rỗi những khoảng thời gian cố định trong ngày.
Grab Việt Nam và Uber từ chối công bố con số tài xế đang tham gia dịch vụ xe ôm. Nhưng theo nhiều tài xế đang chạy GrabBike, con số thành viên có thể đã lên tới vài chục ngàn! “Trừ số 5 đầu, những con số còn lại trong ID (tài khoản) của những thành viên mới đã trên con số 20.000″, Lộc, một tài xế GrabBike Premium cho biết. Cũng theo lời Lộc, việc tham gia dịch vụ GrabBike khá dễ, chỉ cần nộp một số giấy tờ cần thiết, kiểm tra xe (tuỳ theo chất lượng xe được tham gia GrabBike thường hay Grab Bike cao cấp – Premium), tiếp theo là đóng “hụi chết” cho Grab (khoản tiền được trừ dần sau mỗi cuốc xe), cuối cùng là tham gia khoá huấn luyện về những nguyên tắc ứng xử với khách hàng, nguyên tắc lái xe an toàn… trong thời gian một ngày.
Có sự góp mặt của Uber Moto, cộng với sự gia tăng thành viên của GrabBike mà thu nhập của những tài xế xe ôm kiểu mới ngày càng giảm dần. Trọng Phú, tham gia GrabBike được sáu tháng cho biết, những ngày đầu tiên, mỗi đêm (chạy từ 17 – 22 giờ) chạy được 200.000 đồng, trừ xăng xe và 15% phí cho Grab, phần còn lại khoảng 120.000 đồng, chưa kể tiền cho thêm của khách. “Cộng với tiền lương của thợ hàn, khoảng 5 triệu đồng/tháng, là sống ngon lành. Nhưng càng về sau, thu nhập từ GrabBike ngày càng giảm. Có đêm chỉ kiếm được 50.000 đồng, sau khi trừ hết chi phí”, Phú kể.
Nhiều tài xế GrabBike nói rằng, thời gian đầu, họ còn bị “ăn hiếp” vì lực lượng còn ít. Nay đã yên tâm hơn vì bất kỳ ở đâu cũng thấy đồng phục áo xanh, mũ xanh tràn ngập đường phố. Thậm chí có tài xế GrabBike còn chủ động “gây hấn” với tài xế xe ôm kiểu cũ! Nhưng không ít lần, tài xế GrabBike, Uber Moto bị rượt có khói ở ngã tư An Sương…
Theo bà Nguyễn Thu An, giám đốc truyền thông của GrabBike Việt Nam, nhiều “đối tác” (chữ dùng của Grab Việt Nam khi nói về tài xế tham gia dịch vụ) của GrabBike lớn tuổi, chưa được tiếp cận về công nghệ, khả năng tiếp thu các thông tin, kiến thức mới về kỹ năng phục vụ khách hàng, kỹ năng lái xe an toàn, văn hoá GrabBike… hạn chế nên công việc huấn luyện đối tác của Grab rất khó khăn. Cũng theo vị giám đốc truyền thông, Grab còn thường xuyên tổ chức những buổi huấn luyện lại cho “những đối tác vi phạm với mức độ nhẹ”.
Không nghĩ rằng một ngày nào đó công nghệ sẽ can thiệp vào nghề xe ôm. Vậy mà… Chưa biết tương lai sẽ ra sao, chỉ thấy trước mắt, ứng dụng xe ôm đã can thiệp và thay đổi bao nhiêu thân phận. Phần đông có thêm việc làm. Khách hàng chi ít tiền hơn. Riêng một số ít tài xế xe ôm kiểu cũ ngậm ngùi…
Theo Hoàng Triều ( Thế Giới Tiếp Thị)
Bộ Giao thông chấp thuận đề án thí điểm của Uber
Đề án thí điểm gọi xe điện tử của Uber tại Việt Nam được Bộ Giao thông đánh giá đã hoàn thiện đầy đủ.
Chiều 10/4, Thứ trưởng Giao thông Nguyễn Hồng Trường cho biết, Uber Việt Nam đã bổ sung, hoàn thiện đầy đủ các điều kiện trong dự án thí điểm theo yêu cầu 2 tháng trước đó của Bộ. Tuy nhiên, Uber Việt Nam còn cần được sự chấp thuận của các địa phương khi đăng ký hoạt động.
Lý giải việc từ chối đề án thí điểm lần gần đây nhất vào tháng 2, lãnh đạo Bộ Giao thông cho biết, việc Công ty Uber BV (công ty mẹ tại Hà Lan) uỷ quyền cho Uber Việt Nam tham gia đề án thí điểm và thực hiện các nghĩa vụ trong Quyết định số 24 là chưa phù hợp. Ứng dụng Uber có tính năng hoạt động tương tự "ứng dụng sàn giao dịch thương mại điện tử" nên cần được thực hiện các thủ tục đăng ký với Bộ Công thương. Bộ Giao thông yêu cầu Uber Việt Nam khi chưa hoàn thiện các nội dung của Đề án để đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam thì không cung cấp, phối hợp với các chủ phương tiện, đơn vị vận tải để thực hiện kinh doanh vận tải trái với quy định hiện hành.
Ứng dụng gọi xe điện tử đang được nhiều khách hàng ưu chuộng. Ảnh minh họa: Xuân Hoa
Uber đã nhiều trình đề án cho phép thí điểm Ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng vận tải hành khách tại thị trường Việt Nam. Năm 2015, Bộ Giao thông Vận tải từng trả lại đề án của Uber với lý do công ty này không thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.
Trước nhu cầu sử dụng ứng dụng gọi xe điện tử, Bộ Giao thông đã cho phép một số doanh nghiệp lập đề án thí điểm ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng trong 3 năm. Đề án của Grab đã được Bộ thông qua vào dịp đầu năm nay.
(Theo VnExpress)
Uber sử dụng phần mềm để qua mặt nhà chức trách Trong nhiều năm qua, hãng Uber đã sử dụng một phần mềm qua mặt nhà chức trách để tránh bị phát hiện khi hoạt động tại những nơi không được cấp phép. Uber đã sử dụng một phần mềm qua mặt nhà chức trách - Ảnh: Reuters Hãng tin Reuters cho biết Uber khẳng định trong nhiều năm qua, hãng này đã sử...