“Xe ôm” đua nhau “chặt chém” khách
Trong thời điểm giáp Tết, nhu cầu đi lại của người dân tăng mạnh, các tuyến đường luôn trong tình trạng tắc nghẽn khiến “ xe ôm” trở nên đắt khách. Đây cũng là cơ hội để một số người hành nghề này đua nhau “chặt chém” khách.
Vào dịp giáp Tết, tại các bến xe luôn có đội ngũ “xe ôm” đông đảo túc trực
Giá tăng vẫn đắt hàng
Lần nào về quê, chị Lê Thị Tuyên (ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) cũng phải đi “xe ôm” ra bến xe Mỹ Đình mua vé xe khách. Nếu như ngày thường, chị Tuyên chỉ phải thanh toán 45.000 đồng cho một “cuốc” xe từ phố Văn Cao đến bến xe với quãng đường khoảng 5km, nhưng vào dịp giáp Tết, chị phải trả gấp đôi. Mặc dù lái “xe ôm” là chỗ quen biết, bản thân chị đi làm giúp việc, không dư dả về tiền bạc nhưng lái xe kiên quyết không giảm giá. “Họ đưa ra lý do ngày Tết đường đông, phải đi chậm nên tốn xăng, hơn nữa giá cả mặt hàng nào cũng tăng nên giá “xe ôm” cũng phải tăng theo. Bên cạnh đó, nguyên nhân một phần cũng là do khách có nhu cầu đi “xe ôm” khá đông” – chị Tuyên phàn nàn.
Ngoài đội ngũ “xe ôm” chuyên nghiệp, không ít người có trình độ cao nhưng thất nghiệp cũng tranh thủ làm “xe ôm” để kiếm tiền tiêu thêm. Anh Lê Đình Hùng ở phường Thành Công, quận Ba Đình – kế toán một công ty bất động sản cho hay, cuối năm, do làm ăn khó khăn nên công ty anh không có thưởng còn nợ lương nhân viên 3 tháng liền. Để có tiền chi tiêu, anh Hùng “gia nhập” đội quân “xe ôm” ở đầu ngõ. Trung bình một ngày, sau khi trừ đi tiền xăng xe, anh Hùng kiếm được vài trăm nghìn đồng.
Chị Nguyễn Thị Thảo – nhân viên ngân hàng ở quận Ba Đình chia sẻ, do bị say ô tô nên chị thường xuyên đi “xe ôm”. Để đảm bảo an toàn, chị Thảo đã gọi điện đến một đơn vị cung cấp dịch vụ để thuê “xe ôm” theo tháng. Do lái “xe ôm” được hưởng lương nên không xảy ra tình trạng “chặt chém” khách vào những dịp cao điểm như giáp Tết. Bên cạnh đó, họ thường đi xe cẩn thận hơn, không phóng xe bạt mạng, đón trả khách bừa bãi.
Kiếm bộn tiền nhờ chở quất, đào thuê
Video đang HOT
Trong dịp giáp Tết, ngoài việc phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, “xe ôm” còn được thuê chở hàng Tết, chậu hoa, cây cảnh đến các gia đình. Theo bà Nguyễn Thị Thanh ở phường Xuân La, quận Tây Hồ, tuần trước bà đã đến một cửa hàng trên phố Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình để mua một bể thủy sinh. Do không tự vận chuyển được, bà Thanh phải trả thêm 100.000 đồng cho cửa hàng để họ mang bể đến tận nhà. Đến ngày hẹn giao hàng, bà Thanh gọi điện thì nhận được câu trả lời: “Do việc thuê “xe ôm” khó khăn, đường xa nên khách hàng phải thanh toán thêm 70.000 đồng mới có người chở hàng ngay”. Vì đã thanh toán toàn bộ chi phí mua bể nên bà Thanh đành móc hầu bao thêm 70.000 đồng trả “xe ôm” cho xong việc.
Tại những khu vực xung quanh bến xe, vườn quất, vườn đào, những phố bán hàng Tết luôn có một đội ngũ “xe ôm” sẵn sàng túc trực. Anh Đào Văn Sang – một “xe ôm” ở huyện Thạch Thất, Hà Nội cho biết, nửa tháng nay, anh di chuyển lên địa bàn quận Tây Hồ làm “xe ôm” kiếm tiền tiêu Tết. Mấy ngày đầu, do không thạo đường nên anh toàn đi lạc, ngày chạy được vài chuyến, đủ tiền xăng xe. Không chỉ có vậy, có hôm, anh Sang còn phải bỏ ra gần 1 triệu đồng để đền bù cho khách. Nguyên nhân là do anh được thuê chở một cây đào thế khá đẹp trị giá gần 3 triệu đồng. Trên đường đi, do đường đông, anh Sang đã va chạm với một xe máy đi ngược chiều khiến xe đổ, cây đào bị gãy khá nhiều cành. “Những ngày sau, tôi rút kinh nghiệm, trước khi đi xem đường trước, đi chậm hơn, khách lại đông nên thu nhập cũng khá. Tuy vậy, vẫn có người lợi dụng thời điểm này để bắt chẹt khách. Với khách đi xe, để tránh bị “chặt chém”, trước khi đi hay thuê “xe ôm” cần thỏa thuận về giá trước” – anh Sang đưa ra lời khuyên.
Được biết, trung bình một chuyến chở đào, quất thuê, cánh “xe ôm” sẽ nhận được 100.000 -150.000 đồng tùy vào quãng đường xa hay gần. Một ngày, một lái xe có thể chở được từ 8-10 chuyến. Tuy vậy, rủi ro mà họ có thể gặp phải cũng không ít. Bên cạnh những nguy cơ bị va chạm, tai nạn giao thông do đào, quất, hàng hóa vừa cồng kềnh lại khá nặng, họ còn có thể bị cảnh sát giao thông phạt bất cứ lúc nào. Song, không vì thế mà nghề “xe ôm” bớt “ nóng”, đặc biệt là trong thời điểm năm hết, Tết đến.
Theo ANTD
Ngày ông Công, ông Táo: Cá ngoại nhập, đắt tiền được ưa chuộng
Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết ông Công, ông Táo, các hộ kinh doanh cá cảnh trên địa bàn Hà Nội lại tất bật vào mùa. Năm nay, người tiêu dùng có xu hướng ưa chuộng một số loại cá với hình thức đẹp và giá thành khá cao.
Thời điểm cận kề 23 tháng Chạp hàng năm là lúc các hộ kinh doanh cá cảnh ở làng Yên Phụ (Tây Hồ, Hà Nội) lại hối hả đón người dân thủ đô và cả các địa phương lân cận về mua cá cúng trong lễ tiễn ông Công ông Táo về trời..
Thay vì bán những loại cá cảnh đắt tiền, hầu hết các gia đình ở Yên Phụ đều nhập về các loại cá vàng, cá chép phục vụ nhu cầu của nhân dân trong ngày 23 tháng Chạp.
Các hộ kinh doanh cá cảnh tất bật vào mùa.
Giá các loại cá vàng, cá chép năm nay hầu hết có xu hướng giảm nhẹ. Cá vàng nhỏ có giá từ 5 - 10.000 đồng/con, cá chép ngũ sắc giá khoảng 10 - 15.000 đồng/con, giảm 5 - 10 % so với cùng thời điểm năm trước.
Theo các chủ hàng ở đây, dịp 23 tháng Chạp năm ngoái đã xảy ra tình trạng &"cháy cá". Giá một con cá vàng nhỏ lên tới 50 -70.000 đồng/con mà vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu của người dân, do trời rét nên hàng khan hiếm.
Tuy nhiên, theo các hộ kinh doanh cá cảnh, năm nay nguồn hàng dồi dào hơn và sức mua có phần kém hơn nên không lo xảy ra tình trạng tương tự. Ngoài các loại cá vàng, cá chép quen thuộc, thị trường năm nay có xu hướng ưa chuộng một số loại cá chép hình thức đẹp và đắt tiền.
Anh Lâm, chủ một cửa hàng cá cảnh ở làng Yên Phụ cho biết: "Năm nay, một số loại cá chép nhập từ nước ngoài, giá thành cao hơn, như cá chép Nhật, cá chép ngọc trai vẫn được nhiều người chọn mua."
Được biết, các loại cá chép này được nhập từ Trung Quốc, Nhật Bản nên giá thành khá cao. Trong đó, cá chép Nhật có giá 50.000 đồng/con, cá chép ngọc trai có giá từ 80 - 100.000 đồng/đôi. Bên cạnh đó, còn có loại cá chép vàng kỳ lân cũng được nhiều người lựa chọn vì hình thức, màu sắc đẹp, giá tương đương như cá chép ngọc trai.
Loại cá chép ngọc trai được nhiều người lựa chọn trong dịp tết ông Công ông Táo năm nay.
Trên đường Hoàng Hoa Thám, các cửa hàng cá cảnh cũng bắt đầu nhộn nhịp đón khách. Chị Lan, chủ cửa hàng cá cảnh Tuấn Lan trên đường Hoàng Hoa Thám cho biết, năm nay từ ngoài rằm đã có người từ các tỉnh lân cận đến nhập hàng. Những ngày này, trung bình nhà chị xuất bán khoảng 400 - 500 con cá vàng, cá chép các loại mỗi ngày.
Chị Lan cũng cho hay, người dân thủ đô cũng mua cá sớm hơn năm ngoái, có thể vì lo ngại sẽ tái diễn tình trạng cháy hàng, không có cá làm lễ trong ngày 23 tháng Chạp.
Theo tìm hiểu của phóng viên,thay vì chỉ mua 3 con cá, tượng trưng cho 3 phương tiện đưa ông Công, ông Táo về trời, nhiều người dân thích mua một đàn cá vàng hoặc cá chép khoảng 5 đến 10 con.
Chị Hồng ở đường Láng chia sẻ: "Năm nào mình cũng mua một đàn cá vàng nhỏ vì thả vừa đẹp lại tượng trưng cho sự sum vầy, sung túc."
Theo chủ cửa hàng cá cảnh Hùng Lan ở đường Hoàng Hoa Thám, mặc dù năm nay một số người dân thích mua các loại cá chép đắt tiền, nhưng cơ bản loại cá chép vàng vẫn được khách hàng ưa chuộng vì màu sắc đẹp mắt, giá cả lại phải chăng.
Theo Thảo Nguyên
Lao động
Đào rừng xuống phố Người chơi đào năm nay thích loại phớt hồng hơn là đỏ. Một số người thậm chí còn thich chơi cành có tầm gửi bám vào vì đươc coi la "có lộc". 10 ngày trước Tết Nguyên đán, vỉa hè đường Lạc Long Quân, Âu Cơ, Hoàng Hoa Thám... bày bán rất nhiều loại đào, trong đó có những cành đào lớn được...