Xe ôm cao cấp
Thời gian gần đây, khách du lịch đến Huế khá thích thú với loại hình xe ôm đường dài, hay còn gọi là “ easy rider”, chuyên chở khách du lịch rong ruổi khắp nơi bằng xe mô tô phân khối lớn đặc biệt là khách du lịch nước ngoài.
Một “easy rider” chở khách du lịch lên A Lưới (Thừa Thiên – Huế) – Ảnh: Tuyết Khoa
Theo anh Trần Hữu Hiếu, đang làm tại một công ty du lịch trên đường Chu Văn An, “easy rider” đã có từ lâu nhưng khoảng 3 năm nay mới phát triển mạnh. Đội ngũ “easy rider” ở Huế ước tính gần cả 100 người, chuyên tập trung ở phố Tây. Đa số họ hoạt động tự do, một số thuộc những công ty chuyên về easy rider tuor. Họ có thể tự bắt khách hoặc những công ty lữ hành bán vé cho khách rồi thuê họ chở khách đi. Dạo quanh một vòng phố Tây (TP.Huế) như đường Chu Văn An, Phạm Ngũ Lão, Võ Thị Sáu… sẽ dễ dàng nhận thấy rất nhiều người cùng những chiếc mô tô phân khối lớn dựng hai bên đường. Họ chính là những “easy rider” đang sẵn sàng lên đường bất kể khi nào khách có nhu cầu.
Anh Trần Văn Rô, 42 tuổi, trú tại P.Kim Long cho biết: “Trước đây tôi đạp xe xích lô và đã chuyển sang lái xe ôm chở khách du lịch gần cả 10 năm nay rồi. Khi ấy còn rất ít người làm nghề này. Ban đầu cũng chỉ chạy loanh quanh Huế, đến các lăng tẩm, đền đài. Sau chở khách vô Đà Nẵng, Hội An… Thậm chí chở đến tận Sài Gòn, chuyến đi Sài Gòn đầu tiên của tôi là hơn 10 ngày”.
Ngoài việc chở khách họ còn đóng vai trò như những hướng dẫn viên du lịch không chuyên, giới thiệu và cùng khách khám phá những danh lam thắng cảnh, những điểm du lịch, những vùng đất đẹp… Anh Hà Văn Tuấn chia sẻ: “Nói chung nghề gì cũng vất vả nhưng cho tôi nhiều thứ. Đó là những trải nghiệm thú vị. Làm nghề này ngoài vốn liếng là chiếc mô tô phân khối lớn thì còn biết chút ít ngoại ngữ, phải tìm hiểu nhiều về các điểm tham quan, du lịch… để nói chuyện, giới thiệu những điểm đến cũng như văn hóa người Việt cho du khách biết”. Xu hướng du lịch bụi, phượt đến nhiều vùng miền trên chiếc mô tô cùng với những “easy rider” là xu hướng đang được ưa chuộng, đặc biệt là khách nước ngoài. Vì thế, đội ngũ “easy rider” ngày càng đông và chuyên nghiệp hơn.
Video đang HOT
“Tôi vốn làm bảo vệ khách sạn, nhưng sau thấy anh em giới thiệu nghề này cũng có thu nhập, với lại tôi cũng thích đi đây đi đó nên mới đây tôi đầu tư sắm chiếc xe mô tô để làm nghề. Có nhiều khách rất tốt, xem mình như người đồng hành, thân thiện trò chuyện vui vẻ với mình, nhưng cũng có khách khó tính. Nói chung, tiếp xúc với khách du lịch thì mình cũng phải biết cư xử cho phải phép thì khách mới hài lòng. Quan trọng hơn hết là lái xe sao cho an toàn và làm sao để cho du khách hiểu rằng VN là một đất nước đẹp, con người VN thân thiện, mến khách…”, một “easy rider” trải lòng với nghề mà mình đang theo.
Tuyết Khoa
Theo Thanhnien
Tín hiệu vui từ các hãng di động thương hiệu Việt
Trong khi Mobiistar cách tân thiết kế điện thoại, thì BKAV hứa hẹn đột phá trên nhóm cao cấp. Đây là các đại diện tiêu biểu cho smartphone thương hiệu Việt năm nay.
Mobiistar vừa trình làng 4 chiếc di động dòng KIM. Trong đó, sản phẩm cao cấp nhất - Prime X Gold mỏng chỉ 6,9 mm, vỏ kim loại mạ vàng, mặt lưng chất liệu kính. Thay vì tạo ra điện thoại kiểu dáng phổ thông, giá rẻ như trước đây, Mobiistar gây chú ý nhiều hơn bằng kiểu dáng công nghiệp. Họ kinh doanh điện thoại đẹp, tạo ấn tượng tốt cho người dùng.
Định hướng của Mobiistar dần thay đổi từ năm ngoái với loạt smartphone nguyên khối. Giá và mẫu mã sản phẩm là 2 yếu tố quan trọng khi người dùng tiếp cận sản phẩm. Mobiistar cho thấy, họ có thể làm tốt 2 điểm này.
Prime X Gold - smartphone mỏng 6,9 mm, vỏ mạ vàng từ thương hiệu di động Việt Mobiistar. Ảnh : Duy Tín.
Trong khi đó, Bkav gây xôn xao cộng đồng trong nước với sự kiện ra mắt smartphone "made in Việt Nam" vào 26/5. Trong lĩnh vực di động, Bkav là tên tuổi mới. Cách thức tiếp cận số đông người dùng của họ cũng khác.
Đầu năm nay, smartphone của họ bất ngờ có mặt tại CES 2015. Đây là triển lãm uy tín, tổ chức thường niên tại Mỹ.
Sau đó, công ty bảo mật này hé lộ nhỏ giọt thông tin về sản phẩm. Máy thuộc nhóm cao cấp, sản xuất tại Việt Nam, có thể bán hàng theo hình thức online... Dù chưa ra mắt, Bkav smartphone đã thành công trong việc gây sự chú ý của người dùng.
Chiến lược dẫn dắt truyền thông của Bkav cho thấy, họ có chuẩn bị kỹ lưỡngcho smartphone sắp ra mắt. Ảnh: Vnreview.
Những tín hiệu vui từ Mobiistar, Bkav mang đến hy vọng cho người dùng trong nước. Lãnh đạo một hãng di động Việt từng chia sẻ: Samsung, Nokia đã giết chết các thương hiệu Việt. Tuy nhiên, theo phản hồi của người dùng, chính những thương hiệu Việt tự giết mình bởi sản phẩm không đủ sức cạnh tranh.
Người dùng quyết định thị trường. Họ là những trọng tài công bằng nhất. Nếu Mobiistar bán smartphone kiểu dáng đẹp, phần cứng tốt, giá rẻ, người dùng không quay lưng. Tương tự, nếu di động của Bkav "đẹp hơn và nghe nhạc hay hơn iPhone 6" khách hàng sẽ đứng về phía họ.
Theo nhiều tin đồn, Bkav có thể chọn cách thức bán hàng online. Các chuyên gia cho rằng, hướng đi mới có thể sẽ mạo hiểm. Tuy nhiên, bán hàng qua mạng từng thành công ở nhiều quốc gia. Trong đó, Xiaomi - nhà sản xuất smartphone lớn nhất Trung Quốc là ví dụ điển hình.
Thành Duy
Theo Zing
Thêm một đại gia smartphone Trung Quốc vào Việt Nam Coolpad - thương hiệu trong top 3 nhà sản xuất smartphone tại Trung Quốc chuẩn bị đổ bộ vào thị trường Việt Nam với loạt sản phẩm hỗ trợ mạng 4G LTE. Theo nguồn tin riêng của Zing.vn, Coolpad - thương hiệu smartphone lớn từ Trung Quốc sắp có mặt tại thị trường Việt Nam. Nhiều kênh bán lẻ trong nước cho biết,...