Xe ô tô chiếm điểm dừng xe buýt
Tại nhiều tuyến đường ở trung tâm TP.Biên Hòa, không khó để người dân bắt gặp cảnh các phương tiện như: ô tô cá nhân, xe khách, xe taxi… ngang nhiên dừng, đậu tại các điểm dừng đón, trả khách của xe buýt.
Dù tại đây, đều có vạch kẻ màu vàng đánh chéo riêng biệt và được Luật Giao thông đường bộ quy định là phần đường ưu tiên cấm các loại phương tiện khác dừng, đậu tràn lan. Tuy nhiên, nhiều phương tiện vẫn ngang nhiên vi phạm.
Một ô tô dừng, đậu xe ngay phần đường dành cho xe buýt trên đường Đồng Khởi (đoạn qua phường Tân Mai, TP.Biên Hòa). Ảnh: L.Bình
Vì vậy, tất cả các xe buýt khi đến điểm dừng, trạm xe buýt không còn chỗ để tấp xe vào sát mép lề đường. Điều này buộc lái xe buýt phải dừng xe ngay giữa đường để đón trả khách. Bên cạnh đó, người dân đi xe buýt cũng gặp không ít phiền toái vì phải đứng bắt xe ngay dưới lòng đường. Tình trạng trên là mối nguy hiểm cho hành khách đi xe buýt, khi họ phải lên xuống ngay giữa lòng đường. Trong khi đó, xe buýt dừng không đúng vị trí quy định cũng rất dễ gây ra tai nạn cho người tham gia giao thông.
Pháp luật hiện nay đã quy định rất rõ mức phạt tiền đối với vi phạm này. Theo đó, tại Khoản 4, Điều 18 Luật Giao thông đường bộ quy định, không được cho xe dừng, đậu tại nơi dừng của xe buýt. Ngoài ra, Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26-5-2016 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt cũng có quy định: hành vi dừng, đậu xe tại điểm dừng, đón trả khách của xe buýt đối với xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy bị phạt tiền từ 100-200 ngàn đồng; với xe ô tô thì bị phạt từ 600-800 ngàn đồng. Thực hiện hành vi trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2-4 tháng.
Video đang HOT
Việc đậu xe cá nhân vào điểm dừng, trạm chờ xe buýt không những vi phạm về giao thông mà còn gây ách tắc giao thông và ảnh hưởng đến hành khách khi tham gia sử dụng xe buýt. Do đó, thời gian tới các lực lượng chức năng như: cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông cũng cần tăng cường kiểm tra, nhắc nhở, xử lý nghiêm với những trường hợp vi phạm.
Lệ Bình
Theo Đongnai
Việc giám sát của người dân đối với cảnh sát giao thông phải tuân theo pháp luật
Theo luật sư, việc người dân giám sát đối với CSGT khi đang làm nhiệm vụ cũng phải chịu trách nhiệm về thông tin giám sát của mình đảm bảo trung thực, khách quan, chịu trách nhiệm về việc phát tán thông tin theo quy định của pháp luật.
Ảnh minh họa
Mới đây, Bộ Công an vừa dự thảo xong Thông tư quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông (CSGT).
So với quy định hiện hành ở Thông tư 01/2016, dự thảo này có nhiều quy định được thay đổi, bổ sung. Đặc biệt, tại điều 12, dự thảo Thông tư quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của CSGT; đồng thời chỉ rõ quyền giám sát của người dân đối với CSGT khi đang làm nhiệm vụ.
Trao đổi với VnMedia về dự thảo Thông tư này, luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn luật sư Hà Nội) cho biết, nếu được Bộ Công An thông qua thì người dân có quyền được giám sát các hoạt động của lực lượng CSGT qua hình thức quan sát trực tiếp hoặc ghi âm, ghi hình.
Tuy nhiên, việc giám sát này phải theo quy định của pháp luật và không được cản trở đến hoạt động của lực lượng thực thi công vụ.
Ví dụ: không được quay phim tại những địa điểm cẩm quay phim theo Quyết định số 160/2004/QĐ-TTG ngày 6/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ quy định về khu vực, địa điểm cấm gồm: "Các công trình phòng thủ biên giới, phòng thủ vùng trời, phòng thủ vùng biển; Các khu vực công nghiệp quốc phòng, công an; các khu quân sự, khu công an, doanh trại quân đội nhân dân, doanh trại công an nhân dân, sân bay quân sự, quân cảng, kho vũ khí của quân đội nhân dân, công an nhân dân....
Hoặc cản trở lực lượng CSGT thực thi nhiệm vụ, truy bắt tội phạm hoặc quay phim mà làm mất an toàn đến bản thân mình và ảnh hưởng đến người tham gia giao thông khác.
Luật sư Thơm cho rằng, việc giám sát qua ghi âm, ghi hình nhưng cũng phải có văn hóa, như không cầm máy quay, điện thoại dí sát vào CSGT, cản trở hoạt động bình thường của CSGT
Người dân giám sát cũng phải chịu trách nhiệm về thông tin giám sát của mình đảm bảo trung thực, khách quan, chịu trách nhiệm về việc phát tán thông tin theo quy định của pháp luật.
Việc quy định cụ thể hình thức giám sát của người dân như được ghi âm, ghi hình, quan sát trực tiếp sẽ tạo thuận lợi hơn cho người dân trong quá trình thực hiện quyền công dân của mình.
"Trong trường hợp mà người dân cố ý quay phim, chụp ảnh, ghi hình, cắt dán, chỉnh sửa, đưa ra các thông tin không đúng sự thật hoặc tuyên truyền, phát tán trên mạng xã hội nhằm vu khống, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người khác hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thì tùy theo tính chất, mức độ mà người dân phải chịu trách nhiệm theo Luật an ninh mạng cũng như xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 174/2013/NĐ-CP (quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin) hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội Vu khống (Điều 156 BLHS), tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông (Điều 228 BLHS)", luật sư Thơm phân tích.
Phương Mai
Theo VNMedia.vn
Chế tài đối với vi phạm của tài xế xe buýt Có nhiều ý kiến người dân phản ánh, than phiền về việc một số tài xế xe buýt ở TPHCM khi tham gia giao thông đã lấn ép xe máy, vượt ẩu, bấm còi ầm ĩ, vi phạm các quy định pháp luật về giao thông đường bộ, làm xấu đi hình ảnh văn minh xe buýt, gây nguy hiểm cho người tham...