Xẻ núi, khoét hầm dẫn nước phục vụ “siêu dự án” sắt thép Formosa
Để đáp ứng được yêu cầu của những các nhà đầu tư như dự án gang thép, cảng nước sâu Sơn Dương của Tập đoàn Formosa, Hà Tĩnh đã phải xẻ núi, khoét hầm tìm nước.
Khu kinh tế (KKT) Vũng Áng được Thủ tướng Chính phủ công nhận là một trong 5 KKT trọng điểm của cả nước. Tính đến thời điểm hiện tại, KKT Vũng Áng đã có trên 220 doanh nghiệp và nhà đầu tư được cấp giấy chứng nhận đầu tư và giấy đăng ký kinh doanh với tổng số vốn gần 17 tỷ USD. Theo tính toán, ở mức bình thường nhất các doanh nghiệp tại khu kinh tế này cũng đã ngốn 1 triệu m3/ngày, trong đó chỉ tính riêng Tập đoàn Formosa -chủ đầu tư siêu dự án sắp thép và cảng nước sâu Sơn Dương cũng đã cần 170.000m3/ngày. Trong khi đó nguồn nước hiện có từ hồ đập trên địa bàn mới chỉ đáp ứng được khoảng 116.000 m3/ngày đêm. Dự án cấp nước cho KKT Vũng Áng ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu đó.
Được khởi công vào tháng 12/2011, Dự án xây dựng hệ thống cấp nước cho KKT Vũng Áng do Công ty CP Đầu tư và Phát triển Vũng Áng (thuộc Tập đoàn Hoành Sơn) có tổng mức đầu tư 4.415 tỷ đồng. Dự án bao gồm các hạng mục chính: hồ chứa nước Rào Trổ (tại xã Kỳ Thượng, dung tích 162,4 triệu m3), đập dâng Lạc Tiến (tại xã Kỳ Lạc) và hệ thống tuynel, kênh dẫn thượng hạ lưu để chuyển lượng nước từ hồ Rào Trổ sang hồ Thượng Sông Trí; cống ngăn mặn, giữ ngọt, thoát lũ bara (tại xã Kỳ Hà); nhà máy nước với công suất 140.000m3/ngày, đêm.
Trong số các hạng mục nói trên, hệ thống đập dâng Lạc Tiến, với cao trình 43,5m, 5 cửa van đóng mở, lưu lượng nước đạt 47-50 m3/giây, công suất 1.050 ngàn m3/ngày đêm, là hợp phần đầu mối quan trọng quyết định vận mệnh của cả dự án hết sức quan trọng này. GS.TS Phan Sỹ Kỳ – nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, một trong những chuyên gia đầu ngành thủy lợi được Công ty CP Đầu tư và Phát triển Vũng Áng mời làm chuyên gia tư vấn công trình. Đến nay công trình đập dâng Lạc Tiến đã cơ bản hoàn thành.
Hạng mục tuynel có tổng chiều dài 1.972m, kích thước thông thủy tuynel 3,2×3,2m, lưu lượng thiết kế 8,22m3/s; là hạng mục khó khăn bậc nhất, nếu để sơ suất về kỹ thuật, nguy cơ xảy ra sự cố sập hầm bất cứ lúc nào. Vì tính chất phức tạp, nên ban đầu chủ đầu tư tính phương án thuê các nhà thầu có năng lực của nước ngoài thi công, tuy nhiên sau đó để tiết kiệm chi phí đã lựa chọn một doanh nghiệp có năng lực trong nước.
Video đang HOT
Để đốc thúc chủ đầu tư, nhà thầu đảm bảo tiến độ đề ra cũng như không để xẩy ra sự cố khi thi công, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã cử Phó Chủ tịch tỉnh Lê Đình Sơn trực tiếp chỉ đạo, giám sát việc thi công hầm tuynel này.
Khởi công từ tháng 3 -2013, để tạo 1.972m tuynel đi qua lòng lòng núi đá, tổng cộng, nhà thầu đã phải khoan, đào, di dời 35.000m3 đá từ cao trình điểm đầu tuynel là 33,7m (ảnh to) xuống cao trình điểm cuối là 30,72m (ảnh nhỏ). Đến ngày 29/72014, sau nhiều nỗ lực của địa phương, nhà thầu, chủ đầu tư đã cho thông hầm hạng mục tuynel đầy khó khăn này.
Dù chỉ dài hơn 1km, nhưng việc thi công hạng mục kênh dẫn từ đập dâng Lạc Tiến xuống hồ chứa cũng khó khăn, phức tạp không kém hạng mục hầm tuynel. Do đi qua địa hình đồi núi kết cấu địa chất phức tạp nên đơn vị thi công phải tuân thủ đúng thiết kế đã được phê duyệt. Nhiều vị trí, kênh dẫn được kè bê tông cao hàng chục mét để tránh xói lở.
Do nền kết cấu địa chất, nên nhiều vị trí được thiết kế thi công bằng kênh dẫn kín. Theo thiết kế, sau khi tiến hành bạt núi tạo khe, đơn vị thi công đã cho đúc trực tiếp kênh dẫn kín có bệ rộng đáy 3,5m. Tiếp đó nhà thầu huy động phương tiện máy móc vận chuyển đất đạt tiêu chuẩn san lấp, lu lèn nhằm đảm bảo độ vĩnh cữu của công trình.
Phần kênh dẫn hạ lưu nối điểm cuối của hầm tuynel với hồ chứa Thượng Tuy có tổng chiều dài 222,5m đã cơ bản được hoàn thành.
Ngoài việc đảm bảo cấp nước cho KKT Vũng Áng nói chung và siêu dự án sắt thép Fornosa nói riêng, Dự án xây dựng hệ thống cấp nước cho KKT Vũng Áng còn có nhiệm cấp nước tưới, nước sinh hoạt ổn định cho 1.335 ha sản xuất nông nghiệp và 300 ha nuôi trồng thủy sản của các xã Kỳ Thượng, Kỳ Sơn, Kỳ Lâm, Kỳ Hoa, Kỳ Thư, Kỳ Hưng, Kỳ Châu, Kỳ Hà, Kỳ Trinh và thị trấn Kỳ Anh; giảm lũ cho vùng hạ du các công trình; ngọt hóa sông Trí, sông Quyền; góp phần cải thiện môi trường sinh thái.
Theo ông Trần Quang Thưởng – Giám đốc Công ty CP Đầu tư và Phát triển Vũng Áng, trong số các hạng mục chính, thì hiện cụm hạng mục đập dâng Lạc Tiến (tại xã Kỳ Lạc) và hệ thống tuynel, kênh dẫn đang gấp rút hoàn thiện những công đoạn cuối cùng để sẵn sàng cho lễ khánh thành, chính thức dẫn nước phục vụ Khu kinh tế Vũng Áng vào đầu tháng 2/2015.
Văn Dũng – Xuân Sinh
Theo Dantri
Phương án bảo tồn "linh hồn" Thương xá Tax
Hôm qua 21/1, Phó Chủ tịch UBND TP Hứa Ngọc Thuận cho biết, thành phố đã thống nhất với phương án bảo tồn một số hạng mục của Thương xá Tax. Đây thực sự là tin vui đầu năm đối với người dân thành phố cũng như du khách yêu mến công trình này.
Cảnh quan và những nét kiến trúc độc đáo của Thương xá Tax sẽ được tích hợp trong công trình mới, phục vụ nhu cầu tham quan, chiêm ngưỡng của người dân thành phố và khách du lịch.
Theo đó, UBND TP giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Xây dựng, Viện nghiên cứu Phát triển thành phố, Hội Kiến trúc sư TP, Tổng công ty Thương mại Sài Gòn TNHH Một thành viên (SATRA) làm việc với đơn vị tư vấn thiết kế để đưa vào nghiên cứu ngay trong quá trình lập phương án thiết kế công trình mới.
Về các hạng mục bảo tồn, phần bên trong công trình gồm không gian sảnh chính: không gian thông tầng, ít nhất 2 tầng; cầu thang đi từ tầng trệt lên lầu 1 tại khu vực sảnh chính, có tay vịn là lan can bằng đồng có các chi tiết trang trí hoa văn từ thời kỳ đầu; các phần trang trí lót gạch Mosaic tại không gian sảnh chính và các biểu tượng Gà trống, quả cầu được đúc bằng đồng gắn ở đầu cầu thang.
Cầu thang tại khu vực sảnh chính là là điểm nhấn của Thương xá Tax với kiến trúc độc đáo. Bảo tàng Mỹ thuật thành phố từng xin đoạn cầu thang này về lưu giữ.
Phần bên ngoài công trình gồm có bảng hiệu Thương xá Tax, mái đua che nắng dọc vỉa hè; các đường nét, nhịp điệu của kiến trúc khối bệ thời kỳ đầu trên mặt đứng khối bệ (nhất là góc đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ).
Ngoài các hạng mục nêu trên, đơn vị tư vấn chủ động để xuất các hạng mục khác nhằm tăng giá trị lịch sử, thẩm mỹ, kiến trúc cho công trình.
Về giải pháp bảo tồn, UBND TP đề nghị nghiên cứu, để xuất theo hướng giữ lại các hạng mục cần bảo tồn và tích hợp vào công trình mới tại vị trí phù hợp. Phục chế, bổ sung các chi tiết bị hỏng, thiếu ở phần bên trong công trình.
Mô phỏng lại kiến trúc mặt tiền khối bệ theo hình thức kiến trúc ban đầu năm 1924, để kết hợp với công trình có giá trị về kiến trúc, lịch sử cùng thời kỳ tại khu vực như Tòa nhà UBND TP, Nhà hát TP, Chợ Bến Thành nhằm bảo tồn, lưu trữ ký ức hình ảnh Sài Gòn xưa, có giá trị lịch sử văn hóa của bao thế hệ cư dân đô thị Sài Gòn.
Đồng thời, nghiên cứu các giải pháp thiết kế, thi công phù hợp để tích hợp hạng mục cần bảo tồn vào công trình; lấy ý kiến đóng góp của Sở, Ban, ngành, các tổ chức, hội nghề nghiệp và báo cáo thông qua Hội đồng Kiến trúc Quy hoạch TP trước khi trình UBND TP xem xét quyết định.
Quốc Anh
Theo Dantri
Cầu Nhật Tân sẵn sàng trước ngày thông xe Đến thời điểm này, các hạng mục thi công chính của Dự án cầu Nhật Tân và đường nối Nhật Tân - Nội Bài đã sẵn sàng để đưa vào khai thác. Cầu Nhật Tân là một trong số ít cầu dây văng liên tục nhiều nhịp trên thế giới, được áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến đầu tiên ở Việt Nam....