Xe nhập nguyên chiếc và linh phụ kiện ô tô tăng mạnh trong năm 2021
Tính chung cả năm 2021, số lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu tăng 52,1%, trong khi trị giá nhập khẩu nhóm hàng linh kiện và phụ tùng ô tô cũng tăng gần 30% so với cùng kỳ năm 2020.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 12/2021 số lượng ô tô nguyên chiếc các loại đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu vẫn ở mức cao và chỉ thấp hơn 1% so với lượng nhập của tháng 11/2021.
Lượng ô tô nhập khẩu vào Việt Nam năm 2021 tăng kỷ lục
Cụ thể, lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu trong tháng 12/2021 đạt 15.196 chiếc, tương ứng trị giá đạt 433 triệu USD. Trong khi đó, ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu được Tổng cục Hải quan ghi nhận trong tháng 11/2021 đạt 15.356 chiếc với trị giá đạt 340 triệu USD.
Trong tháng 12/2021, ô tô nguyên chiếc các loại được đăng ký làm thủ tục hải quan nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ 3 thị trường chính là từ Thái Lan với 7.065 chiếc; từ Trung Quốc với 4.473 chiếc và từ Indonesia với 2.228 chiếc. Số xe nhập khẩu từ 3 thị trường này đạt 13.766 chiếc, chiếm tới 91% tổng lượng xe nhập khẩu vào Việt Nam.
Video đang HOT
Đối với chủng loại xe ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống, trong tháng 12/2021, có 8.536 chiếc được làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam với trị giá là 190 triệu USD, chiếm 56,2% lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu. Với kết quả này, số xe ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống nhập về Việt Nam trong tháng đã giảm mạnh 23,5% (tương đương giảm 2.629 chiếc) so với tháng 11/2021. Trong đó, số xe được đăng ký tờ khai nhập khẩu chủ yếu ở khu vực cửa khẩu, cảng thành phố Hồ Chí Minh là 4.526 chiếc, giảm 11,7% và thành phố Hải Phòng là 3.969 chiếc, giảm 33,9% so với tháng 11/2021. Về nguồn nhập, xe xuất xứ từ thị trường Thái Lan là 5.422 chiếc, giảm 20,4%; từ Indonesia là 1.943 chiếc, giảm 47,3% so với tháng 11/2021.
Với chủng loại xe ô tô trên 9 chỗ ngồi, trong tháng 12/2021, có 82 chiếc xe ô tô trên 9 chỗ ngồi xuất xứ từ Trung Quốc (54 chiếc) và Thái Lan (28 chiếc) được làm thủ tục nhập khẩu về Việt Nam.
Xe nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu từ Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc và Indonesia
Riêng lượng xe ô tô tải làm thủ tục hải quan nhập khẩu vào nước ta trong tháng 12/2021 là 3.995 chiếc, trị giá đạt 123 triệu USD; tăng mạnh 52,3% về lượng và tăng 79,6% về trị giá so với tháng trước. Trong đó, có tới 2.108 chiếc xe có xuất xứ từ Trung Quốc, tăng 146% so với tháng 11/2021. Tiếp theo, có 1.528 chiếc xuất xứ từ Thái Lan, tăng 20,1% và có 268 chiếc xuất xứ từ Indonesia, giảm 39,4% so với tháng 11/2021.
Đối với xe ô tô loại khác (xe ô tô chuyên dụng), trong tháng 12/2021, các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu 2.583 chiếc xe chuyên dụng với trị giá khai báo 117,3 triệu USD, tăng mạnh 67,7% về lượng và tăng 56% về trị giá so với tháng trước. Trong đó, có tới 2.303 chiếc xuất xứ từ Trung Quốc, tăng 91,9% so với tháng 11/2021 và chiếm tỷ trọng 89% tổng số xe loại này nhập khẩu về Việt Nam. Chủng loại xe này được đăng ký tờ khai nhập khẩu trong tháng 12/2021 chủ yếu tại khu vực cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn với 1.528 chiếc, tăng 34,5% so với tháng 11/2021.
Tính chung cả năm 2021, số lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu đạt 160.035 chiếc, tăng 52,1% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống đạt 109.728 chiếc, tăng 45,2%; ô tô vận tải đạt 34.916 chiếc, tăng 55,7%.
Cũng theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trị giá nhóm hàng linh kiện và phụ tùng ô tô các loại được các doanh nghiệp nhập khẩu vào nước ta trong tháng 12/2021 đạt 428 triệu USD, trong khi đó con số này của tháng 11/2021 là 398 triệu USD. Như vậy, linh kiện & phụ tùng ô tô các loại được nhập về Việt Nam trong tháng này đã tăng 7,7% so với tháng 11/2021.
Tính chung cả năm 2021 trị giá nhập khẩu nhóm hàng linh kiện và phụ tùng ô tô đạt 4,92 tỷ USD
Các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng qua có xuất xứ rất đa dạng, chủ yếu từ Hàn Quốc với 127 triệu USD, từ Trung Quốc với 82 triệu USD, từ Nhật Bản với 69 triệu USD, từ Thái Lan với 59 triệu USD, từ Ấn Độ với 34 triệu USD. Theo tính toán, linh kiện và phụ tùng ô tô nhập khẩu từ 5 thị trường này đạt 371 triệu USD, chiếm tỷ trọng 87% trong tổng trị giá nhập khẩu linh kiện và phụ tùng ô tô của cả nước trong tháng qua.
Như vậy, tính chung cả năm 2021 trị giá nhập khẩu nhóm hàng linh kiện và phụ tùng ô tô đạt 4,92 tỷ USD, tăng 22,9%, tương ứng tăng 916 triệu USD so với cùng kỳ năm 2020.
Canada, Mexico yêu cầu lập hội đồng trọng tài giải quyết xuất xứ phụ tùng ô tô
Canada có kế hoạch chính thức cùng Mexico yêu cầu triệu tập một hội đồng trọng tài nhằm giải quyết tranh chấp với Mỹ về cách giải thích các quy tắc quản lý xuất xứ phụ tùng ô tô.
Một dây chuyền lắp ráp ô tô Nissan tại Aguascalientes, Mexico. Ảnh: Reuters
Dự kiến trong những ngày đầu tiên của tháng 1/2022, Canada và Mexico sẽ yêu cầu thành lập một tòa án gồm các chuyên gia để ra phán quyết về vấn đề này trong khuôn khổ của Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) phiên bản mới, mà Mỹ gọi Thỏa thuận Mỹ-Mexico-Canada (USMCA).
Hiện Văn phòng Bộ trưởng Thương mại Canada Mary Ng chưa đưa ra bình luận về thông tin trên.
Xung đột tập trung vào sự khác biệt về cách tính tỷ lệ phần trăm của một chiếc xe có sự "góp mặt" của cả ba quốc gia. Ban hội thẩm có nhiệm vụ quyết định xem việc áp dụng các quy tắc xuất xứ của Mỹ có trái với USMCA hay không. Quy trình của ban hội thẩm sẽ kết thúc sớm nhất vào đầu tháng 7/2022.
Nếu tòa án phát hiện Mỹ vi phạm các điều khoản của USMCA, chính quyền của Tổng thống Joe Biden sẽ có nghĩa vụ tìm kiếm một giải pháp thương lượng. Nếu các cuộc đàm phán thất bại, Canada và Mexico có thể áp đặt "đình chỉ lợi ích" tương đương, chẳng hạn như đánh thuế quan cao hơn.
Ban hội thẩm là bước tiếp theo được phép theo cơ chế giải quyết tranh chấp của USMCA, sau khi các cuộc thảo luận giữa Mexico và Mỹ không giải quyết được bất đồng. Hiện Thủ tướng Justin Trudeau đang phải đối mặt với áp lực lớn từ các nhà lãnh đạo doanh nghiệp - đặc biệt là từ ngành công nghiệp ô tô - yêu cầu Ottawa phải có biện pháp quyết liệt hơn chống lại chủ nghĩa bảo hộ thương mại của Mỹ.
Trong vài tuần gần đây, Canada và Mỹ đã xung đột về nỗ lực của Tổng thống Biden trong việc cấp thêm khoản khấu trừ thuế cho các loại xe điện do công nhân Mỹ sản xuất. Ở chiều ngược lại, Mỹ phản đối đề xuất của Canada về việc đánh thuế đối với những "gã khổng lồ" công nghệ có trụ sở tại Mỹ. Việc Mỹ tăng thuế đối với gỗ xẻ mềm của Canada cũng đang gây mâu thuẫn giữa hai đồng minh này.
Tuần trước, Thủ tướng Trudeau đã chỉ thị các quan chức hàng đầu trong lĩnh vực kinh tế có lập trường cứng rắn hơn về các vấn đề thương mại trong bối cảnh tranh chấp ngày càng tăng với Mỹ./.
Thị trường ô tô Thái Lan tham vọng trở thành "Kinh đô của châu Á" Liên đoàn các ngành công nghiệp Thái Lan (FTI) cho biết, lượng sản xuất ô tô trong nước sẽ vượt 1,6 triệu chiếc trong năm nay, nhờ đất nước mở cửa và niềm tin của người tiêu dùng về thị trường xe hơi khả quan trở lại. Cụ thể, mới đây ông Surapong Paisitpatanapong, phó Chủ tịch kiêm phát ngôn viên của Liên...