Xe máy ở TP HCM sẽ phải nộp tối đa 150.000 đồng mỗi năm
Theo mức phí sử dụng đường bộ được đề xuất, xe máy trên địa bàn TP HCM sẽ phải nộp phí từ 60.000 đến 150.000 đồng mỗi năm.
Sở Giao thông Vận tải vừa có tờ trình gửi UBND TP HCM về mức phí sử dụng đường bộ đối với xe máy trên địa bàn. Theo đó, mức phí đối với xe máy có dung tích xilanh đến 100 cm3 là 60.000 đồng/năm (5.000 đồng/tháng) và 150.000 đồng/năm (12.500 đồng/tháng) đối với xe có dung tích xilanh trên 100 cm3. Thời gian thu phí được tính từ đầu năm 2013, xe máy điện không phải nộp phí.
Theo mức phí sử dụng đường bộ được đề xuất, xe máy tại TP HCM sẽ phải đóng từ 60.000 đến 150.000 đồng mỗi năm. Ảnh: H.C.
Về việc khai nộp phí, xe máy có trước năm 2013 phải nộp đủ phí của cả 12 tháng. Đối với xe có từ ngày 1/1/2013 trở đi, thời điểm người có xe máy đăng ký từ ngày 1/1 đến 30/6 hàng năm, chủ xe phải khai, nộp phí bằng 50% mức thu năm và khai nộp chậm nhất là 31/7/2013. Xe đăng ký từ 1/7 đến 31/12, chủ xe kê khai, nộp phí vào tháng 1 năm sau (chậm nhất là 31/1).
Sau khi kê khai, chủ xe đến cơ quan thu phí là UBND phường, xã, thị trấn để nộp phí. Tuy nhiên, để tạo thuận lợi cho người dân Sở Giao thông đề nghị UBND thành phố cho phép chủ xe có thể đóng phí trực tiếp cho cán bộ tổ dân phố, khu phố, ấp, tổ nhân dân được giao.
Dự kiến trong kỳ họp HĐND đầu tháng 3 tới, UBND sẽ trình HĐND thành phố mức thu phí sử dụng đường bộ đối với xe máy.
Video đang HOT
Trước đó, phí sử dụng đường bộ được thu từ ngày 1/1/2013 theo Nghị định số 18/2012 và thông tư 197 của Bộ Tài chính. Cũng từ ngày 1/1 tất cả ôtô đã bắt đầu đóng phí với mức thấp nhất là 130.000 đồng/tháng, áp dụng cho xe dưới 9 chỗ. Mức phí cao nhất 1,04 triệu đồng dành cho xe tải, xe chuyên dùng trọng tải trên 27 tấn. Riêng xe máy, được giao cho UBND tỉnh thành quyết định trong khung từ 50.000 đến 150.000 đồng mỗi năm.
Theo VNE
TP HCM loay hoay tìm giải pháp hạn chế xe cá nhân
Cấp quota mua ôtô, cấm ôtô vào nội đô, cho xe lưu thông theo ngày chẵn lẻ... là những giải pháp mà TP HCM nghiên cứu để hạn chế xe cá nhân. Nhưng sau nhiều năm giao thông thành phố vẫn là bài toán chưa có lời giải.
Giữa tháng 1, UBND TP HCM đã yêu cầu các sở ngành nghiên cứu "Đề tài quản lý phương tiện đăng ký mới thông qua Giấy chứng nhận quyền mua xe" (COE), còn gọi là "quota ôtô" để đề xuất Chính phủ cho thí điểm.
Theo các chuyên gia, việc áp dụng giải pháp "quota ôtô" khó có thể đạt được hiệu quả hạn chế xe cá nhân ở TP HCM vì TP HCM rất khác Singapore. Ảnh: H.C.
Giải pháp này được Singapore áp dụng khá thành công. Mỗi người dân muốn sở hữu xe phải có COE. Số lượng COE hằng năm được tính toán dựa trên sự tăng trưởng xe 1,5%/năm và số giấy chứng nhận hết hạn sẽ thu hồi trong năm. Khoảng hai tháng, Cục Quản lý Giao thông (LTA) sẽ đấu giá một lần với số lượng hạn chế, số xe được nhập vào cân đối với số xe thải ra và một số xe cần theo nhu cầu cấp thiết. Số tiền đấu giá sẽ bổ sung cho ngân sách, đưa vào xây cầu vượt, hầm chui, đường tránh... để giảm kẹt xe, đồng thời sửa đường cũ, làm đường mới.
Ngay sau khi thành phố yêu cầu nghiên cứu giải pháp này, nhiều chuyên gia đã cho là rất khó khả thi vì Singapore và TP HCM hoàn toàn khác nhau về địa lý, dân số và mức sống. Là một đảo quốc, mức sống cao nên một người dân Singapore có khả năng mua 2-3 ôtô để đi làm, đi chơi do đó Chính phủ áp dụng COE có hiệu quả để một người chỉ có một xe. Trong khi đó thu nhập của người dân TP HCM thấp hơn nhiều so với nước bạn nên mỗi người cũng chỉ mua một xe để đi lại.
Tiến sĩ Phạm Xuân Mai (nguyên giảng viên ĐH Bách khoa TP HCM) cho rằng, việc thực hiện COE không những gây tốn kém cho người dân mà còn khó thực hiện. Bài học của TP Hà Nội cho thấy không cho một số quận nội thành đăng ký xe thì người dân lại nhờ người thân ở các tỉnh đăng ký và đưa về Hà Nội sử dụng. Kết quả là Hà Nội phải bãi bỏ việc cấm đăng ký xe. Nếu TP HCM áp dụng COE chắc chắn người dân sẽ tìm cách đưa xe từ các tỉnh về như người Hà Nội.
Theo ông Bùi Xuân Cường, Phó giám đốc Sở Giao thông, sau chuyến đi Singapore, giải pháp trên đã được UBND giao Công an thành phố nghiên cứu từ khá lâu. Tuy nhiên, sau đó thành phố có chủ trương ngừng thực hiện đề tài này. Nhưng mới đây, trong "Kế hoạch khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn", cũng chính UBND thành phố lại yêu cầu các sở ngành nghiên cứu giải pháp trên.
Một mô hình khác mà TP HCM đã nghiên cứu nhiều năm, nhưng đến nay vẫn còn trên giấy là việc tổ chức thu phí ôtô vào nội đô.
Theo đề án, Công ty cổ phần công nghệ Tiên Phong (ITD), đơn vị được UBND TP HCM giao nghiên cứu, sẽ xây dựng 35 cổng thu phí tự động xung quanh khu vực hạn chế trên các tuyến đường bao quanh quận 1, quận 3 và vùng giáp ranh với quận 5, 10. Tại các cổng này sẽ lắp đặt thiết bị tính phí và camera chuyên dụng để nhận dạng các loại xe. Từ đó, xe cá nhân sẽ giảm và hạn chế được tình trạng ùn tắc giao thông. Tổng mức đầu tư của dự án khoảng 1.200 tỷ đồng.
Tuy nhiên, tại buổi báo cáo với UBND thành phố vào tháng 3/2012, đại diện Sở Tài chính lo ngại về tính khả thi của đề án vì không có hiệu quả kinh tế xã hội và làm tăng giá cả hàng hóa. Viện nghiên cứu phát triển thì cho rằng nếu thu phí nội đô thành phố sẽ tràn ngập xe máy. Ông Nguyễn Thành Tài, nguyên phó chủ tịch UBND TP HCM, cố vấn về vấn đề giao thông, cũng bày tỏ lo ngại mô hình này chỉ phù hợp với các thành phố có dân số trung bình và hệ thống giao thông cộng cộng phát triển, hệ thống hạ tầng thương mại, kinh tế hoàn chỉnh chứ không giống như tình hình hiện tại của thành phố.
Khu vực được Công ty ITD đề xuất lập trạm thu phí.
Trước những băn khoăn, Phó chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Hữu Tín đề nghị Sở Giao thông và chủ đề án tiếp thu, nghiên cứu các ý kiến, sau đó Ủy ban Mặt trận tổ quốc thành phố sẽ lấy ý kiến dư luận về tính khả thi của đề án. Và đến thời điểm hiện nay đề án này vẫn mới dừng lại ở mức độ "tiếp tục nghiên cứu".
Ngoài 2 biện pháp trên, nhằm giải quyết bài toán giao thông, thành phố đã có phương án điều chỉnh, tăng mức thu các loại phí liên quan đến đăng ký mới và lệ phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân (lệ phí trước bạ, lệ phí cấp giấy đăng ký và biển số phương tiện giao thông đường bộ...). Tháng 11/2012, TP HCM cũng đã dự định trình HĐND tờ trình cho phép tăng phí cấp mới giấy đăng ký và biển số ôtô dưới 10 chỗ không hoạt động kinh doanh vận tải từ 2 lên 20 triệu đồng để vừa hạn chế xe cá nhân, vừa giảm ùn tắc, nhưng sau đó cho rằng thời điểm này tăng phí chưa hợp lý nên đã không thực hiện.
Trước đó, tại kỳ họp lần thứ ba năm 2011, HĐND TP HCM đã thông qua tờ trình về việc tăng thuế trước bạ đối với ôtô lên 15% để vừa hạn chế xe cá nhân, giảm tình trạng kẹt xe lại vừa tăng nguồn thu cho ngân sách. Tại thời điểm đó, nhiều đại biểu đã không đồng tình với cách "tăng phí để giảm xe" mà UBND thành phố nêu ra. Lý do là người mua ôtô đa số khá giả. 5% thuế đối với họ chẳng là bao, họ sẵn sàng đóng thuế để mua xe, do đó mục tiêu hạn chế xe cá nhân khó thực hiện. Ngoài ra, doanh nghiệp sản xuất xe sẽ đưa mức tăng này vào chi phí, khấu hao nên không ảnh hưởng bao nhiêu. Trong khi đó với cá nhân đủ điều kiện thì mức tăng này cũng không đủ tác động đến quyết định mua ôtô của họ.
Ngoài những giải pháp trên, TP HCM đã chỉ đạo các sở ngành nghiên cứu xây dựng kế hoạch triển khai và thí điểm cấm một số loại xe lưu thông trong khoảng thời gian nhất định trên một số tuyến đường có mật độ giao thông cao (cấm xe taxi, xe cá nhân, xe trên 30 chỗ) lưu thông ngày chẳn lẻ... Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có biện pháp hạn chế phương tiện giao thông cá nhân nào được áp dụng, trong khi số lượng xe vẫn đang tăng lên từng ngày (mỗi ngày thành phố có thêm 100 ôtô và 1.000 xe máy mới).
Theo VNE
Vành đai 2 TP HCM 'chưa biết bao giờ được khép kín' Mục tiêu khép kín đường vành đai 2 TP HCM trong năm 2012 bị phá sản khiến Sở Giao thông phải "cầu cứu" UBND TP có biện pháp hỗ trợ để hoàn thành công trình trọng điểm này trong tình hình thiếu vốn như hiện nay. Đường vành đai 2 (đoạn từ cầu Phú Mỹ đến Gò Dưa) bị đứt quãng trên bản...