Xe máy được chạy vào hầm chui đường Nguyễn Hữu Cảnh
Trong quá trình thi công gói thầu xây lắp thuộc dự án sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh (qua địa bàn quận 1 và quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh), xe máy được lưu thông qua hầm chui ở cả 2 hướng trên đường này.
Theo Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh, quá trình thi công gói thầu đường Nguyễn Hữu Cảnh, đoạn từ số nhà 23 đến 55 đường này sẽ tổ chức rào chắn sử dụng một phần lòng đường.
Rào chắn thi để thi công sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh
Để phục vụ tổ công tác thi công, từ đường Ngô Tất Tố đến hẻm 23 sẽ cấm ôtô lưu thông theo hướng từ đường Ngô Tất Tố đến cầu Văn Thánh 2 (trừ xe buýt).
Lộ trình thay thế như sau:
Lộ trình 1: Các xe từ đường Ngô Tất Tố rẽ trái vào đường Nguyễn Hữu Cảnh, sau đó quay đầu tại vị trí hẻm 113 Võ Duy Ninh rồi qua hầm chui Nguyễn Hữu Cảnh.
Lộ trình 2: Các xe từ đường Ngô Tất Tố qua đường Nguyễn Trần Quang Long hoặc đường Nguyễn Văn Lạc, sau đó tới đường Phạm Viết Chánh rồi rẽ về đường Nguyễn Hữu Cảnh.
Riêng hầm chui Nguyễn Hữu Cảnh, phương án tổ chức giao thông mới cho phép xe 2 bánh di chuyển qua trên cả 2 hướng, trước đây hầm chui chỉ dành cho ô tô lưu thông.
Video đang HOT
Hướng đi vào hầm chui trên đường Nguyễn Hữu Cảnh
Phương án tổ chức giao thông như trên bắt đầu áp dụng từ ngày 11-12 cho đến cuối tháng 4-2020.
Nhân Sơn
Theo cand
Quy hoạch chống ngập TP.HCM 'lạc hậu' vì sao?
"Chấm dứt tình trạng làm quy hoạch kiểu tư duy, tiêu tiền, thiếu tính khả thi, không phù hợp thực tiễn"
UBND TP.HCM vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép tiến hành nghiên cứu, rà soát tổng thể Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực TP.HCM vì lý do quy hoạch phê duyệt trước đây đã không còn phù hợp.
Có siêu máy bơm chống ngập, đường Nguyễn Hữu Cảnh vẫn ngập. Ảnh: doisongphapluat
Kỹ sư Vũ Hải, nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Nước và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh không ngạc nhiên, ông cho biết quy hoạch chống ngập của TP.HCM "lạc hậu" đã được ông đề cập từ lâu.
Điều kiện tại TP.HCM đã khác, mưa lũ, biến đổi khí hậu; sụt lún đất; phát triển đô thị quá nhanh và hạ tầng không theo kịp; tình bê tông hóa quá mức thêm vào đó quản lý chưa tốt nên rác bùn làm tắc cống, kênh rạch... Quy hoạch cũ làm sao phù hợp nữa.
Chưa nói tới việc quy hoạch cũ cũng bộc lộ rất nhiều nhược điểm như: chưa được nghiên cứu kỹ, thấu đáo; kinh phí quá cao, thời gian thực hiện quá dài và có rất nhiều khiếm khuyết, nên thực hiện nó sẽ gây hậu quả nghiêm trọng, lãng phí tiền bạc, không hiệu quả.
Những giải pháp chống ngập do mưa lũ QH 752 do JICA thực hiện năm 2008 hiện đã lạc hậu nhưng chưa được điều chỉnh kịp thời nên không phát huy tác dụng và không hữu hiệu.
Vì những lý do trên, KS Vũ Hải khẳng định, giải pháp chống ngập cũ không còn thích hợp với tình hình thực tế hiện nay của TP.HCM. Tình hình thành phố về mọi mặt đã thay đổi rất nhiều nên các giải pháp chống ngập cho thành phố cũng phải thay đổi, không thể cứ bám mãi vào các giải pháp cũ đã lỗi thời, thiết kế không đúng với thực tế, tốn kém, không hiệu quả và mang nhiều nhược điểm như cũ được.
Vì những lý do trên, ông cho rằng, TP.HCM xin lập Quy hoạch tổng thể mới thoát nước cho thành phố nhằm thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng hiện tại và trong tương lai của thành phố là phù hợp.
Tuy nhiên, điều ông còn băn khoăn là quy hoạch này được giao cho một công ty nước ngoài nghiên cứu, thực hiện. KS Vũ Hải lo lắng, nếu để người nước ngoài nghiên cứu xây dựng quy hoạch chống ngập cho thành phố có thể không sẽ thiếu những đánh giá chính xác, vì thế, ông kiến nghị nên mời cả các chuyên gia trong nước cùng tham gia tư vấn, đánh giá cho phù hợp, sát với thực tế trong nước hơn.
KS Vũ Hải cũng đề cập tới quy hoạch thủy lợi chống ngập của TP.HCM cũng được đánh giá là lạc hậu, không phù hợp.
Lấy ví dụ từ dự án máy bơm chống ngập đường Nguyễn Hữu Cảnh, KS Vũ Hải không ủng hộ giải pháp này.
Theo vị KS, sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh, nâng cấp hệ thống cống thoát nước phù hợp, tuy nhiên, sử dụng "siêu" máy bớm chống ngập ở tuyến đường này không phải giải pháp hay.
Vị chuyên gia nhấn mạnh, máy bơm muốn hiệu quả phải hút nước từ bể chứa, không phải hút nước từ cống. Vì đi ngược nguyên tắc này nên máy bơm không chống được ngập mà còn thường xuyên không hoạt động được do bị tắc vì rác thải từ cốc hút lên.
"Phải tiến hành rà soát đồng bộ, giải pháp nào chưa phù hợp phải làm lại hết, giải pháp nào khả thi thì cho tiến hành. Nếu làm được như vậy thì riêng với các giải pháp chống ngập, nước thủy triều dân cũng đã có tới 16 giải pháp khác nhau.
Nếu không làm đồng bộ, tổng thể sẽ lại có nguy cơ đi theo vết xe đổ của quy hoạch cũ. Xây dựng quy hoạch nhưng lạc hậu, không phù hợp trong khi hàng nghìn tỉ vẫn đổ vào các dự án, rất lãng phí", KS Vũ Hải cho biết.
Cùng với yêu cầu phải nghiên cứu quy hoạch thoát nước tổng thể, KS Vũ Hải cho rằng cũng cần gắn vấn đề trách nhiệm với chất lượng xây dựng quy hoạch để tránh tình trạng quy hoạch theo tư duy nhiệm kỳ, tốn tiền làm quy hoạch xong lạc hậu, không phù hợp.
"Xây dựng quy hoạch thoát nước không thể chỉ dựa trên số liệu báo cáo mà phải dựa trên đánh giá thực tế, phải xem xét cẩn trọng các điều kiện của Việt Nam mới hiệu quả.
Lâu nay vẫn có hiện tượng làm quy hoạch để tiêu tiền, nhận tiền là xong chứ chưa quan tâm tới chất lượng quy hoạch cũng như tính khả thi của quy hoạch đó có phù hợp với thực tiễn hay không. Đây là nguyên nhân khiến TP.HCM đầu tư nhiều, tiêu tốn hàng nghìn tỉ để chống ngập mà vẫn không hết ngập", KS Vũ Hải nói thêm.
Lam Nguyễn
Theo baodatviet
Khó có thể giải quyết triệt để kẹt xe trên đường Nguyễn Hữu Cảnh Các ngành chức năng tại TP HCM đang dùng các biện pháp điều chỉnh để tăng khả năng thoát xe qua nút giao trên đường Nguyễn Hữu Cảnh. Tại TPHCM, từ ngày 5/10, Sở GTVT bắt đầu điều chỉnh giao thông trên nhiều tuyến đường lớn dẫn từ quận 2, quận Bình Thạnh vào trung tâm thành phố như Điện Biên Phủ, Ung...