Xe máy “đua” cùng ô tô ở đường cao tốc
Ngay sau khi tuyến đường trên cao hiện đại nhất Việt Nam đưa vào lưu thông, xe gắn máy đã vô tư leo lên cầu “đua” cùng ô tô, bất chấp biển cấm!
Sau 1 ngày đưa vào vận hành, rất nhiều bất cập đã xảy ra tại tuyến đường vành đai III- đường cao tốc trên cao hiện đại nhất Việt Nam. Đáng nói nhất là các loại xe máy, xe ba gác dù không được phép lưu thông vẫn vô tư “leo” lên cầu đua cùng ô tô!
Theo ghi nhận của PV, tại tuyến đường cao tốc trên cao của thủ đô ngày đầu đi vào khai thác, điều dễ nhận thấy là giao thông tại các khu vực lân cận đã thông thoáng hơn. Tuy nhiên, giao thông tại tuyến đường cao tốc thì lại lộn xộn, dù lực lượng chức năng tăng cường chốt chặng, hướng dẫn. Cũng vì vậy mà ngay sau khi thông xe, đã có 2 vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra, trong đó có 1 người chết và 1 người bị thương nặng, mà nguyên nhân là do xe gắn máy đua cùng ô tô trên đường cao tốc- vốn không dành cho xe 2 bánh.
Dù chỉ dành cho ô tô lưu thông với vận tốc cao, nhưng vẫn có rất nhiều xe máy “leo” lên cầu bất chấp nguy hiểm
Bất chấp biển cấm, xe gắn máy vẫn vô tư leo lên cầu…
… đua cùng ô tô
Thậm chí còn đi ngược chiều
Xe ba gác cũng băng băng trên đường cao tốc!
Video đang HOT
Xe khách vô tư đón, trả khách ngay giữa cầu
Trong khi đó, ô tô vẫn chưa quen với lộ trình lưu thông tại tuyến đường trên cao này nên rất nhiều xe đi sai làn đường. Điều dễ nhận thấy là hệ thống đèn trên tuyến đường này vẫn chưa hoàn thiện.
Biển chỉ dẫn lên cầu để một nơi, mũi tên hướng dẫn đặt một nẻo làm cho người điều khiển ô tô rất khó nhận biết
Rất nhiều lái xe chưa quen, không biết đường lên cầu nên vẫn cho ô tô chạy phía dưới, chung với làn đường dành cho xe máy
Phía trên cầu thông thoáng, dưới chân cầu cấm ô tô nhưng ô tô vẫn chen lấn với xe máy
Các lực lượng chức năng phải túc trực tại đường dẫn để điều khiển, hướng dẫn, phân làn cho các xe khi lên cầu, vì rất nhiều lái xe chưa quen
Theo 24h
Chuyên gia "vạch lỗi" phân làn ở Hà Nội
"Đến thời điểm này có thể khẳng định việc phân làn tại 5 tuyến phố ở Hà Nội đã không đem lại hiệu quả và nên ngừng ngay việc này. Bởi với mức chi phí phân làn mỗi tuyến hàng tỷ đồng thì nên dành tiền đầu tư cho các dự án khác cần thiết hơn".
TS. Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà Xuất bản Giao thông vận tải, chuyên gia nghiên cứu về giao thông đô thị hơn 30 năm cho biết về hiệu quả của việc tổ chức phân làn tại 5 tuyến phố ở Hà Nội.
Chưa thành công!
Theo TS. Nguyễn Xuân Thủy, việc phân làn tại các tuyến phố Hà Nội chỉ có hiệu quả trong thời gian đầu khi có lực lượng thanh tra giao thông đứng tuần tra kiểm soát. Sau đó, khi không có lực lượng đứng túc trực thì lại xảy ra tình trạng lấn làn nên hiệu quả phân làn rất thấp.
"Đến thời điểm này có thể khẳng định việc phân làn tại 5 tuyến phố ở Hà Nội đã không đem lại hiệu quả. Hà Nội nên ngừng ngay việc tiếp tục tổ chức phân làn tại các tuyến phố. Bởi với mức chi phí phân làn mỗi tuyến hàng tỷ đồng như vậy thì nên dành tiền đầu tư cho các dự án khác cần thiết hơn", TS.Thuỷ cho biết.
Hiện trạng phân làn hiện nay của Hà Nội
Ông Thuỷ cũng cho rằng, Hà Nội phải xem xét thật cụ thể tuyến nào cần phân làn bằng dải phân cách cứng và tuyến nào không nên phân làn được thì cho dừng lại, chứ không nên phân làn tràn lan.
"Tuyến Phố Huế - Hàng Bài bé như thế thì phân làn ô tô, xe máy sao được. Hơn nữa về phân làn phải xuất phát từ thực tế, tuyến nào nhiều ô tô đi qua thì phải phân diện tích làn đường dành cho ô tô nhiều hơn, tránh tình trạng ô tô lấn đường của xe máy...". ông Thuỷ nói.
Cùng đánh giá về hiệu quả phân làn, ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Chủ tịch chuyên trách Uỷ ban ATGT Quốc gia cho biết: Đến thời điểm này có thể khẳng định phân làn ở Hà Nội là chưa thành công. Ngoài yếu tố ý thức của người tham gia giao thông chưa cao thì việc tại một số tuyến phố phân làn có quá nhiều đường ngang, ngã rẽ cũng khiến cho việc phân làn chưa đem lại hiệu quả.
Ngoài ra, ông Hiệp cũng lý giải về việc xe máy lấn làn ô tô vào giờ cao điểm tại một số trục chính giao thông Hà Nội là do hạ tầng khó khăn.
"Nhiều nơi vào giờ cao điểm có cảm giác xe máy không còn chỗ đi. Một tuyến đường có 4 đến 5 dãy xe ô tô nên buộc người đi xe máy phải lách vì không còn đường dành riêng cho xe máy nữa", ông Hiệp lý giải.
Nên phân làn bằng các giải phân cách mềm
TS. Khuất Việt Hùng, người có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu về Quy hoạch giao thông cho biết, Hà Nội nên tiếp tục phân làn bằng cách vẽ vạch sơn trên toàn tuyến đường sao cho phù hợp với chức năng của đường, phù hợp với đặc tính giao thông và sử dụng đất.
Còn việc đang phân tách làn cứng giữa các loại phương tiện như hiện nay đang làm ở một số tuyến phố trong lõi khu vực đô thị là không phù hợp với quy luật giao thông.
Hà Nội phân làn như thế này đã hiệu quả?
"Phân làn ở đây là kẻ vạch sơn đàng hoàng để người tham gia giao thông hiểu và đi đúng làn. Đường trong đô thị rộng 3,5m thì phải kẻ vạch làn đầy đủ gồm cả vạch đứt, vạch liền cho phù hợp với đặc trưng đường chứ không nên phân làn bằng giải phân cách cứng", ông Hùng nói.
Cũng theo ông Hùng, việc phân làn cứng tách riêng xe máy với ô tô chỉ nên áp dụng ở những tuyến đường có đủ điều kiện nên làm như dọc QL5, QL32, những đoạn tuyến ra vào thành phố, còn trong lõi đô thị không nên tách làn cứng cho từng loại phương tiện.
Bởi, việc tách làn bằng các dải phân cách cứng nó làm giảm tính chất đường phố của các đường ở bên trong cũng như giảm hiệu quả kinh tế sử dụng đất các tuyến phố ở trên đường.
Ông Hùng lý giải, trên các tuyến đường phố đô thị cứ 3-4m là một nhà ở, cửa hàng... và có rất nhiều hoạt động khác nhau nên nhu cầu giao thông là rất phong phú. Vì đặc trưng giao thông này nên không ai tách làn bằng phân cách cứng cả. Điều này cả thế giới không ai làm.
"Cả thế giới này phân làn, nhưng không ai tách làn phương tiện bằng giải phân cách cứng trong lõi đô thị cả, điều này là phi quy luật", ông Hùng khẳng định.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó chánh Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, theo ý kiến chỉ đạo của UBND TP.Hà Nội từ nay đến cuối năm Hà Nội sẽ tiếp tục phân làn thêm hai tuyến phố: đường Đại Cổ Việt và tuyến từ đầu đường Trần Hưng Đạo - Yên Phụ (đầu đường Thanh Niên).
Tuy nhiên, khi được PV hỏi về tính hiệu quả của việc phân làn tại 5 tuyến phố (Phố Huế - Hàng Bài, Bà Triệu, Kim Mã, Đại Cồ Việt - Trần Khát Chân, Giải Phóng) thì ông Cường từ chối trả lời với lý do đang bận việc.
Theo 24h
Chi 23 tỷ đồng phân làn, HN được gì? Hơn 23 tỷ đồng được đầu tư để tổ chức phân làn trên một số tuyến phố nhưng tình hình giao thông trên những tuyến phố được phân làn lại không như mong đợi. Dư luận đặt câu hỏi: Sau một năm phân làn Hà Nội được gì? Liệu có đánh trống bỏ dùi Với mục tiêu nhằm giảm TNGT, tăng khả năng...