Xe máy chở 4 va chạm xe tải, 4 người thương vong
Xe tải và xe máy đã va chạm nhau ở ngã ba giao giữa quốc lộ 1A và đường 13, đoạn qua huyện Hà Trung (Thanh Hóa) làm 2 người chết, 2 cháu nhỏ bị thương.
Hiện trường vụ tai nạn . ẢNH PHÚC NGƯ
Vụ tai nạn thương tâm trên xảy ra vào khoảng 8 giờ ngày 26.6, tại ngã ba giao nhau giữa quốc lộ 1A và đường 13, thuộc địa phận xã Hà Ninh, huyện Hà Trung, Thanh Hóa.
Thời điểm trên, tài xế Nguyễn Mạnh Tình (24 tuổi, ngụ tại phường Tào Xuyên, thành phố Thanh Hóa) điều khiển ô tô tải biển số 36C – 156.26 lưu thông hướng từ thành phố Thanh Hóa – huyện Nga Sơn (Thanh Hóa), khi đến ngã ba đã rẽ vào đường 13 để về huyện Nga Sơn thì va chạm với xe máy chạy cùng chiều do bà Lê Thị Lan (59 tuổi, ngụ tại thị trấn Hà Trung, huyện Hà Trung) điều khiển. Trên xe máy lúc này còn chở theo chị Phạm Thị Phương (30 tuổi) và 2 cháu nhỏ (4 tuổi và 5 tuổi, cùng ngụ tại tiểu khu 4, thị trấn Hà Trung).
Cú va chạm mạnh khiến bà Lan bị cuốn vào gầm xe, tử vong chỗ. Chị Phương bị thương, tử vong trên đường đi cấp cứu. Hai cháu nhỏ bị thương đang được điều trị tại bệnh viện.
Công an huyện Hà Trung ngay sau đó đã có mặt tại hiện trường, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Công an tỉnh Thanh Hóa điều tra, làm rõ vụ tai nạn.
Video đang HOT
Cơ quan công an xác định, tài xế xe tải không làm chủ được tốc độ dẫn tới vụ tai nạn giao thông thương tâm.
Theo Thanhnien
Hành vi tham nhũng ngày càng tinh vi, khó phát hiện
"Để chống tham nhũng trước tiên cần nhận diện được tham nhũng", báo cáo viên Phạm Thị Phượng (Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ) nhấn mạnh trong bài giảng tại Hội nghị Phổ biến Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN).
Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo cho công đoàn viên chức TP Hà Nội vừa diễn ra.Hội nghị do Công đoàn Viên chức TP Hà Nội phối hợp với Sở Tư pháp Hà Nội tổ chức.
Theo báo cáo viên Phạm Thị Phượng, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ rõ: "Tham ô là tính xấu xa nhất của con người, là lấy trộm của công, chiếm của công làm của tư. Nó có hại đến sự nghiệp xây dựng nước nhà, có hại đến việc cải thiện đời sống của nhân dân, có hại đến đạo đức cách mạng".
Cũng vì "tham ô là lấy trộm của công" nên Bác căn dặn, "nếu nhà ai bị mất cắp, mất trộm, thì hô hoán lên và cả xóm, cả làng đuổi bắt kẻ trộm. Khi của công bị mất cắp, mất trộm thì mọi người đều có trách nhiệm vạch mặt kẻ gian và đưa nó ra trước pháp luật vì mọi người đều có nghĩa vụ giữ gìn của công".
Báo cáo viên Phạm Thị Phượng: "Để chống tham nhũng trước tiên cần nhận diện được tham nhũng".
Ảnh: Thanh Hải
"Để biết bị mất cắp, mất trộm mà hô hoán lên như lời Bác Hồ dạy, chúng ta cần nhận diện được hành vi tham nhũng", báo cáo viên nói. Đồng thời cho biết: "Luật PCTN 2018 đã quy định riêng về các hành vi tham nhũng trong khu vực Nhà nước và các hành vi tham nhũng khu vực ngoài Nhà nước".
Trong đó, đối với hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước, Luật PCTN 2018 giữ như quy định của Luật PCTN 2015. Đó là những hành vi do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực Nhà nước thực hiện, bao gồm 12 hành vi được quy định tại Điều 2 của Luật.
Đối với hành vi tham nhũng khu vực ngoài Nhà nước, báo cáo viên cho biết do đây là lần đầu tiên mở rộng phạm vi áp dụng ra khu vực này và để phù hợp với quy định của Bộ luật Hình sự nên Luật PCTN 2018 chỉ quy định các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài Nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong DN, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước thực hiện. Bao gồm: Tham ô tài sản, nhận hối lộ, đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của DN, tổ chức mình vì vụ lợi.
Cùng với việc mở rộng phạm vi PCTN sang khu vực ngoài Nhà nước, Luật PCTN cũng đã mở rộng hơn các hình thức tiếp nhận thông tin về tham nhũng so với quy định của Luật PCTN 2005. Bao gồm: Phản ánh, tố cáo và báo cáo hành vi tham nhũng. Từ đó các cơ quan có thẩm quyền trong việc tiếp nhận, thu thập thông tin về tham nhũng có thể phát hiện và xử lý nhanh chóng, kịp thời. Quy định về phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng cũng giúp khuyến khích cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng.
Báo cáo viên cũng nhìn nhận, hành vi tham nhũng ngày càng tinh vi, khó phát hiện. "Chủ thể của hành vi tham nhũng thường là người có chức vụ, quyền hạn, việc che giấu hành vi tham nhũng tinh vi, khó phát hiện. Do đó, đấu tranh PCTN là công việc thường xuyên, liên tục. Đấu tranh phòng chống tham nhũng là cuộc đấu tranh trong chính mỗi cán bộ, công chức. Đấu tranh để chống lại với lòng tham của chính mình.
Quan điểm của Đảng ta đối với công tác PCTN là chủ động tích cực phòng ngừa kết hợp xử lý, trong đó phòng ngừa là cơ bản lâu dài. Trong phòng ngừa tham nhũng, công tác tuyên truyền PBGDPL, tuyên truyền nâng cao đạo đức trách nhiệm rất quan trọng. Tuyên truyền để biết mà không vi phạm, để xấu hổ mà không vi phạm, để sợ mà không dám vi phạm".
Cũng theo báo cáo viên, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều nỗ lực đẩy mạnh công tác PCTN, điển hình là việc xử lý các vụ án tham nhũng lớn và hoàn thiện khung khổ pháp lý về PCTN (tháng 11-2018, Quốc hội đã thông qua Luật PCTN mới).
Mặc dù vậy, tham nhũng hiện vẫn là một vấn đề nhức nhối ở Việt Nam. Theo Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) 2018 xếp hạng 180 quốc gia và vùng lãnh thổ dựa trên ý kiến đánh giá của các doanh nhân và chuyên gia về tham nhũng trong khu vực công được Tổ chức minh bạch quốc tế công bố hôm 29-1-2019 vừa qua, Việt Nam được 33/100 điểm, đứng thứ 117/180 trên bảng xếp hạng, giảm nhẹ 2 điểm so với năm 2017.
Với Luật PCTN mới được ban hành và có hiệu lực từ ngày 1-7-2019 tới, hy vọng sẽ khắc phục những hạn chế, bất cập qua 10 năm triển khai thi hành Luật PCTN năm 2005 (đã được sửa đổi năm 2007, 2012). Đồng thời tiếp tục quán triệt các chủ trương, nghị quyết của Đảng về PCTN, tạo một cơ chế phòng ngừa tham nhũng toàn diện và sâu rộng. Qua đó góp phần xây dựng một cơ chế quản lý Nhà nước, quản lý xã hội công khai, minh bạch để "không thể tham nhũng", đồng thời tạo cơ sở pháp lý đồng bộ cho việc phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi tham nhũng để "không dám tham nhũng".
Để các quy định của Luật PCTN sớm đi vào cuộc sống, UBND TP Hà Nội giao Sở Tư pháp tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về công tác PCTN. Hướng dẫn, đôn đốc các Sở, ngành, quận, huyện, thị xã thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về PCTN nói riêng.
Thực hiện nhiệm vụ được UBND TP giao, Sở Tư pháp đã tổ chức các Hội nghị tuyên truyền quán triệt các điểm mới của Luật đến đội ngũ báo cáo viên, cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn TP Hà Nội bằng nhiều hình thức phù hợp, thiết thực, hiệu quả.
Thanh Hải
Theo phapluatxahoi
Chi hơn 6 tỷ đồng xử lý chất thải độc hại đổ trộm ở Hải Phòng Theo báo cáo của UBND huyện Vĩnh Bảo, để xử lý, khắc phục việc đổ trộm chất thải độc hại tại xã Hưng Nhân, chi phí dự kiến khoảng 6,5 tỷ đồng. Liên quan đến vụ đổ trộm chất thái nguy hại ra mương nước khiến người dân bị bỏng nặng ở Hải Phòng, chiều 28/5, ông Trịnh Khắc Tiến - Phó Chủ...