Xe máy bật đèn ban ngày: Lãnh đạo ATGT tâm tư
Việc xe máy bật đèn ban ngày đã được nhiều nước làm tốt và giảm đến 25% tai nạn giao thông.
Mới đây tại Hội thảo “kinh nghiệm quốc tế về đảm bảo ATGT cho người đi môtô, xe máy và khả năng áp dụng tại Việt Nam” do Uỷ ban ATGT Quốc gia tổ chức tại Hà Nội, nhiều chuyên gia nước ngoài đã đưa ra giải pháp đèn chiếu sáng phía trước của xe máy sẽ góp phần đảm bảo ATGT đối với người tham gia giao thông.
Tại Hội thảo, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Uỷ ban ATGT Quốc gia cho biết, những năm qua Uỷ ban đã có nhiều ứng dụng công nghệ trong công tác đảm bảo ATGT. Đèn chiếu sáng phía trước dành cho xe máy đã được áp dụng thành công ở nhiều nước trên thế giới, TNGT ở các nước này đã giảm xuống 25%. Nếu được áp dụng ở Việt Nam, chỉ cần giảm 10% số người chết, TNGT ở Việt Nam sẽ giảm rất nhiều, giao thông Việt Nam sẽ an toàn hơn.
Theo chia sẻ trên trang cá nhân của ông Khuất Việt Hùng, hiện nay, nhiều nước đã quy định bắt buộc xe cơ giới đường bộ bao gồm cả mô tô và xe máy phải có đèn chiếu sáng ban ngày để nâng cao khả năng nhận biết cho phương tiện khi tham gia giao thông.
Việc xe máy bật đèn ban ngày đã được nhiều nước làm tốt và giảm đến 25% tai nạn giao thông. Ảnh minh họa
“Tuỳ theo thiết kế thì chính quyền các nước chấp nhận là hợp pháp nếu xe sử dụng một trong số các đèn sau khi tham gia giao thông ban ngày: đèn nhận biết vị trí phía trước, đèn sương mù, chế độ duy trì chiếu sáng ổn định của đèn báo hiệu chuyển hướng trước, đèn riêng để bật ban ngày”, ông Hùng cho biết.
Phó trưởng ban ATGT quốc gia cũng cho rằng hiện tại hầu hết xe máy sản xuất và đang lưu hành ở Việt Nam đều đã có hoặc đèn nhận biết vị trí hoặc đèn sương mù.
“Điển hình nhất là xe Honda Airblade sản xuất tại Việt Nam. Nếu khi ta bật nguồn điện lên thì Đèn nhận biết vị trí sáng liền, thường thì khi đi ban ngày thì mọi người tắt đi.
Video đang HOT
Nếu xe cho thị trường Thái Lan, Malaysia, Indonesia thì không có công tắc để tắt đèn này, vì các nước này đã quy định bắt buộc bật đèn chiếu sáng phía trước khi đi ban ngày.
Ngay cả những xe Dream II cũng đã có thiết kế Đèn nhận biết vị trí . Những xe cũ hơn, đặc biệt là xe bãi Nhật hay Hàn Quốc (chiếm đa số xe trước khi có nhà máy SX Lắp ráp ở Việt Nam), thì có đèn sương mù”, ông Khuất Việt Hùng thông tin thêm.
Hà Đông
Theo_Báo Đất Việt
Chuyện lạ xe máy bật đèn ban ngày gây lãng phí, nhiêu khê
Nhiều chuyên gia ngạc nhiên khi nghe tin về việc xe máy đi ban ngày cũng phải bật đèn. Thậm chí, có chuyên gia nói việc này nhiêu khê, gây lãng phí, ô nhiễm môi trường.
Trời nắng bật đèn = phản cảm
Những tin tức mới nhất về việc sử dụng công nghệ đèn tự động chiếu sáng phía trước của xe máy đang khiến dư luận xã hội xôn xao. Nhiều chuyên gia về ngành giao thông cũng đã lên tiếng.
TS. Nguyễn Xuân Thủy, chuyên gia giao thông tỏ ra hết sức ngạc nhiên khi nghe thông tin này. Ông nói: "Đề xuất bật đèn cho xe máy vào ban ngày, tôi thấy là chuyện lạ. Việt Nam là đất nước nhiệt đới, ánh sáng mặt trời cả năm lên đến cả 70-80% như tôi được biết, chỉ có mấy tháng mùa đông trời có phần tối hơn và cũng tập trung sương mù ở một số vùng núi cao.
Có thể có những vụ tai nạn giao thông xảy ra do không bật đèn phá sương, nhưng đó chỉ là phần rất ít. Không thể đổ lỗi tai nạn giao thông là do không có đèn chiếu sáng bật vào ban ngày được.
Theo tôi, những ngày có sương mù, tối trời ở Việt Nam chiếm không đáng kể, chỉ 10-15%. Hơn nữa, những lúc thời tiết bất thường như vậy thì người đi xe máy sẽ tự động hiểu được mức độ nguy hiểm khi tham gia giao thông như thế nào chứ không cần phải có một chế tài áp dụng bắt buộc".
Nhiều chuyên gia đề xuất nên áp dụng bật đèn với xe phân khối lớn trước. Ảnh chỉ có tính minh họa.
"Trong luật giao thông cũng đã nêu rõ, những trường hợp trời tối, có sương phải bật đèn. Trời tối đó không quy định giờ giấc mà rất có thể tự nhiên trời tối, sương mù chẳng hạn do thời tiết bất thường thì trong luật đều đã quy định cần phải bật đèn.
Theo tôi, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cần có những giải pháp mang tính tập trung hiệu quả hơn, ví dụ như giải pháp đặc biệt ở những nơi ngã tư đông người dễ tắc. Các biện pháp cần thực tế hơn là khó hiểu", TS. Nguyễn Xuân Thủy tiếp tục đưa quan điểm.
"Bật đèn như vậy vừa lãng phí vừa nhiêu khê, người dân sẽ không thể hiểu được vì sao mà trời sáng trưng như vậy lại phải bật đèn? Như thế sẽ gây phản cảm với người đi lại.
Trong các phương tiện như ô tô xe máy đều có hệ thống ác quy. Nếu phải bật đèn cả ban ngày thì các hệ thống sẽ nhanh hỏng hơn, tiêu hao năng lượng nhiều hơn. Sự tiêu hao đó còn có thể gây ô nhiễm môi trường.
Mùa đông như những ngày hôm nay (21/12) tại Hà Nội nắng to như thế này thì bật đèn cũng không có tác dụng gì" TS.Nguyễn Xuân Thủy nhấn mạnh.
Do vậy, theo chuyên gia giao thông này thì: "Với những ngày và những vùng xuất hiện thời tiết bất thường, tôi nghĩ các kênh truyền thông nên tuyên truyền thông tin thêm chứ không nhất thiết ra một chế tài mang tính cứng nhắc như vậy".
TS. Đinh Thị Thanh Bình cho rằng, không nên áp dụng đại trà. Ảnh NVCC.
Không nên áp dụng đại trà
Còn theo TS. Đinh Thị Thanh Bình, Trưởng bộ môn Quy hoạch Quản lý giao thông vận tải (Đại học Giao thông Vận tải) thì, cần phải nghiên cứu kỹ hơn về đề xuất này bởi vì điều kiện thời tiết thiên nhiên ở nước ngoài không giống với Việt Nam.
TS. Thanh Bình cho rằng, về khoa học mà nói thì việc lắp thêm đèn pha tự động cũng là hợp lý để các phương tiện giao thông khi tham gia giao thông dễ dàng được nhận diện hơn. "Tuy nhiên, cần xem xét thật kỹ tính hiệu quả của nó và không nên áp dụng đại trà, chỉ nên áp dụng tùy vào địa bàn với thời tiết cụ thể", bà Đinh Thanh Bình nhấn mạnh.
Bà Bình cũng đưa thêm phân tích, ở nhiều nước, thời tiết sương mù, bão tuyết, cộng thêm việc phương tiện xe máy là không phổ biến, khó để nhận dạng trên đường nên việc lắp đèn pha tự động là cần thiết. Tuy nhiên ở Việt Nam, mức độ chiếu sáng của mặt trời vào ban ngày tương đối cao, nhất là ở các đô thị lớn, vùng đồng bằng thì việc có cần thiết có đèn pha để bật chiếu sáng vào ban ngày hay không là phải tính toán kỹ.
"Thêm nữa, chưa nói đến việc có lãng phí hay không nhưng khi những dòng xe có thêm thiết kế với hệ thống đèn pha này thì chi phí mua xe sẽ bị đội lên và đương nhiên, người dân sẽ chính là người phải chi trả", TS. Đinh Thị Thanh Bình nói thêm.
Mới đây, tại Hà Nội, Ủy ban An toàn giao thông (ANGT) Quốc gia đã tổ chức Hội thảo "Kinh nghiệm quốc tế về đảm bảo ATGT cho người đi môtô, xe máy và khả năng áp dụng tại Việt Nam". Tại đây, các chuyên gia nêu ra giải pháp bật đèn pha xe máy vào ban ngày để giảm số người tử vong vì tai nạn giao thông. Nếu được sự đồng thuận cao, đề xuất xe máy phải mở đèn ban ngày sẽ trở thành quy định bắt buộc. Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia nói: "Hiện có 7/10 nước ở khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia, Malaysia... đã quy định bật đèn chiếu sáng phía trước. Quy định trên giúp tai nạn giao thông (TNGT) ở những nước này giảm trung bình 25%. Ủy ban ATGT Quốc gia kỳ vọng việc áp dụng đèn chiếu sáng phía trước tại Việt Nam sẽ giúp giảm khoảng 10% TNGT (tức là giảm từ 500 đến 600 người chết/năm). Ông Hùng cũng khẳng định khi đưa ra một đề xuất nào thì Ủy ban ATGT Quốc gia đều nghiên cứu kỹ về tính thực tiễn cũng như lợi ích cho người dân. "Sắp tới Ủy ban ATGT Quốc gia sẽ tổ chức tuyên truyền, vận động người dân về lợi ích của việc bật đèn chiếu sáng phía trước khi tham gia giao thông. Cùng lúc, chúng tôi cũng nghiên cứu và gửi nghiên cứu đó đến các bộ, ngành để xin ý kiến về lộ trình áp dụng quy định buộc xe máy sử dụng đèn chiếu sáng phía trước", ông Hùng cho biết.
Tiền Đông
Theo_Người Đưa Tin
Khẩn trương khắc phục hậu quả vụ TNGT Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ tai nạn trên đường cao tốc Nội Bài Lào Cai, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân tử vong, thăm hỏi các nạn nhân bị thương, phân công đồng chí Phó Chủ tịch...