Xe khách mắc kẹt trên cầu Sài Gòn
Vào khoảng 18h ngày 10/12, một chiếc xe khách đã tông vào khung biển báo giới hạn chiều cao trên cầu Sài Gòn 1, thuộc phường Thảo Điền, quận 2, TPHCM.
Theo anh Trần Phạm Thanh Hùng, tài xế liên quan đến vụ tai nạn, vào thời gian trên, anh điều khiển xe khách BKS 51B-051.44 chở hàng chục người đi chùa làm từ thiện từ huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai) về lại Sài Gòn.
Do không phát hiện biển báo ngay đầu cầu nên tài xế đã vướng khung giới hạn chiều cao và bị nạn
Khi đang lưu thông trên xa lộ Hà Nội, anh Hùng chạy ở làn bên trái đường để lên cầu Sài Gòn. Do không phát hiện khung giới hạn chiều cao ngay đầu cầu báo làn đường chỉ dành cho xe du lịch (loại 4 chỗ) nên chiếc xe khách đã vướng vào khung thép khiến hành khách trên xe hốt hoảng.
Tại hiện trường chiếc xe khách bị dính chặt, kéo gãy khung chiều cao gây hư hỏng nặng. Rất may mọi người trên xe không ai bị thương và sau đó đã đón phương tiện khác trở về nhà.
Thùng xe khách dính chặt, kéo gãy khung thép chiều cao gây hư hỏng nặng
Một CSGT có mặt bảo vệ hiện trường vụ tai nạn cho biết, do làn đường xe khách gặp nạn trước đây là làn dành cho xe 2 bánh (theo hướng Bình Thạnh về quận 2 vào thời điểm cầu Sài Gòn còn tổ chức lưu thông 2 chiều), vì vậy sau khi sửa chữa, phân luồng lại đã hạn chế xe khách, xe trọng tải nặng chạy vào làn đường này để bảo đảm an toàn tải trọng cầu.
Video đang HOT
Đến 21h cùng ngày, tổ xử lý tai nạn thuộc Công an quận Bình Thạnh đã xử lý xong vụ việc và giải tỏa giao thông (theo quy chế phân vùng, tai nạn xảy ra thuộc khu vực cầu Sài Gòn là thẩm quyền xử lý của Công an quận Bình Thạnh).
Theo Dantri
TPHCM chính thức thông xe cầu Sài Gòn 2
Cầu Sài Gòn 2 là "anh em song sinh" với cầu Sài Gòn. Cầu dài 30 nhịp, được thiết kế có tuổi thọ 100 năm và chịu được động đất cấp 7. Mặt cầu rộng 23,5 m cho 6 làn xe gồm 4 làn ôtô và 2 làn xe 2, 3 bánh.
16h ngày 15/10, cầu Sài Gòn 2 đã chính thức đón dòng xe đầu tiên từ đường Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh băng qua sông Sài Gòn, đổ xuống Xa Lộ Hà Nội, quận 2 (TPHCM). Cầu Sài Gòn 2 sẽ được điều chỉnh thành một chiều, lưu thông theo hướng ngược lại với cầu Sài Gòn.
Để hợp với mỹ quan, cầu Sài Gòn 2 được thiết kế với kiến trúc tương đương với cây cầu Sài Gòn hiện hữu. Cầu mới xây được bê tông hóa cường độ cao, đan thêm nhiều cốt thép nên có trọng tải lớn hơn và chịu được động đất cấp 7.
Tổng chi phí xây dựng cầu Sài Gòn 2 là 1,495 tỷ đồng, thời gian thi công mất 1,5 năm và đã hoàn thành trước tiến độ 3 tháng.
15h30 cầu Sài Gòn 2 chính thức được khánh thành.
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cùng lãnh đạo TPHCM hân hoan cắt băng khánh thành.
Những đoàn xe đầu tiên lăn bánh qua cầu Sài Gòn hướng về xa lộ Hà Nội, quận 2.
Làn đường rộng rãi dành riêng cho xe máy.
Cận cảnh mặt đường
Cầu Sài Gòn 2 song song với "đàn anh" là cầu Sài Gòn cũ.
Chiếc cầu dài 987 m bắc qua sông Sài Gòn, nối liền hai quận Bình Thạnh và quận 2 là cửa ngõ ra vào lớn nhất TPHCM.
Chiếc cầu mới với thiết kế bê tông hóa vững chãi hơn chiếc cầu Sài Gòn cũ.
Đến 17h cùng ngày người dân mới được chính thức lưu thông qua cầu Sài Gòn mới theo hướng từ Bình Thạnh sang Quận 2.
Cầu Sài Gòn hiện hữu sẽ được chuyển hướng lưu thông một chiều từ xa lộ Hà Nội, quận 2 theo hướng đường Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh.
Theo Khampha
Bàn giao mặt bằng "sạch" xây dựng cầu Nhật Tân Chiều qua (9-12), UBND quận Tây Hồ (Hà Nội), phối hợp với BQL dự án hạ tầng Tả Ngạn, BQL dự án 85 - Bộ GTVT, đã tổ chức Lễ bàn giao mặt bằng dự án xây dựng cầu Nhật Tân và đường dẫn hai đầu cầu - đoạn trên địa bàn quận Tây Hồ. Theo ông Nguyễn Phúc Quang - Chủ tịch...