Xe khách Hải Phòng-TP.HCM chạy ‘chui’ 4 tuyến, làm lây lan dịch bệnh
Cơ quan chức năng Hải Phòng xác định xe khách 15B-036.84 của nhà xe Đoàn Trung Đức chạy “chui” 4 tuyến, làm lây lan dịch COVID-19 tại nhiều tỉnh, thành.
Những ngày qua, tại TP Hải Phòng ghi nhận 7 ca dương tính SARS-CoV-2 liên quan tới xe khách chạy tuyến Hải Phòng – TP.HCM. Chiều 28/6, Sở GTVT Hải Phòng cho biết, xe khách này đã chạy “chui” 4 chuyến.
Cụ thể, Thanh tra Sở GTVT Hải Phòng xác định, tại bến xe Vĩnh Bảo (Hải Phòng), xe khách biển số 15B-036.84 thuộc Công ty TNHH TM&XD Đoàn Trung Đức được Sở GTVT Hải Phòng cấp phù hiệu xe chạy tuyến cố định từ bến xe Vĩnh Bảo (Hải Phòng) đến bến xe Ngã Tư Ga (TP.HCM) và ngược lại.
Xe khách 15B-036.84 chạy “chui” 4 chuyến, làm lây lan dịch bệnh tại nhiều địa phương, trong đó có TP Hải Phòng.
Theo báo cáo của Ban Quản lý bến xe Vĩnh Bảo, căn cứ biểu đồ chạy xe, xe khách 15B-036.84 hoạt động với tần suất 9 chuyến/tháng, thực hiện xuất bến vào lúc 3h. Vì vậy, lúc 3h ngày 31/5, bến xe Vĩnh Bảo cho xe 15B- 036.84 xuất bến.
Video đang HOT
Cùng ngày, Bến xe Vĩnh Bảo nhận được văn bản số 1413 của Sở GTVT Hải Phòng yêu cầu tạm dừng hoạt động của các tuyến vận tải hành khách theo tuyến cố định từ Hải Phòng đi TP.HCM và ngược lại. Bến xe Vĩnh Bảo thông báo và niêm yết thông báo tại bến và thông báo cho doanh nghiệp, lái xe được biết để phối hợp thực hiện.
Từ sau chuyến xe vào lúc 3h ngày 31/5 đến nay, Ban Quản lý bến xe thực hiện tạm dừng hoạt động vận tải hành khách tuyến cố định đi – đến TP.HCM trong phòng chống dịch COVID-19.
Tuy nhiên, từ 9/6 đến 23/6, xe khách biển số 15B-036.84 vẫn thực hiện 4 lượt đi từ TP Hải Phòng vào TP.HCM mà không ra vào Bến xe Vĩnh Bảo.
Đến ngày 23/6, 3 lái xe và phụ xe (trú tại Thái Bình) của xe khách này được phát hiện dương tính SARS-CoV-2. Ngoài Hải Phòng, xe khách của nhà xe này còn làm lây lan dịch bệnh ra nhiều tỉnh khác như Thái Bình, Quảng Ninh…
Hiện, vợ chồng Giám đốc Công ty TNHH TM&XD Đoàn Trung Đức đang đi cách ly 21 ngày từ 23/6. Do vậy, Thanh tra Sở GTVT Hải Phòng chưa làm việc trực tiếp với công ty, chưa có cơ sở lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính và thực hiện biện pháp xử lý bổ sung. Thanh tra Sở GTVT Hải Phòng sẽ làm việc với công ty sau khi giám đốc doanh nghiệp hết thời gian cách ly.
Trước tình hình trên, Thanh tra Sở GTVT Hải Phòng kiến nghị Sở GTVT chỉ đạo Phòng Quản lý vận tải thực hiện kiểm tra, rà soát trên thiết bị giám sát hành trình đối với tất cả doanh nghiệp đang khai thác vận chuyển hành khách theo tuyến cố định Hải Phòng – TP.HCM và ngược lại để kịp thời phát hiện những trường hợp không chấp hành theo quy định, đặc biệt đối với Công ty TNHH TM&XD Đoàn Trung Đức.
Bên cạnh đó, các đơn vị tăng cường kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại các bến xe trên địa phận TP Hải Phòng; đề xuất Ban An toàn giao thông thành phố chỉ đạo Công an thành phố phối hợp với Sở GTVT Hải Phòng tăng cường tuần tra kiểm soát các phương tiện vận chuyển hành khách theo tuyến cố định.
Vì sao Khánh Hòa yêu cầu 'không bán thuốc hạ sốt cho người dân'?
Chiều 26-6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa (CDC Khánh Hòa) đã có thông báo "yêu cầu tất cả các hiệu thuốc, quầy thuốc trên địa bàn toàn tỉnh không bán thuốc hạ sốt cho người dân cho đến khi có thông báo lại".
Khu vực dân cư thuộc đường Bửu Đóa, TP Nha Trang (Khánh Hòa) hiện đang bị phong tỏa vì liên quan bệnh nhân COVID-19 - Ảnh: PHAN SÔNG NGÂN
Yêu cầu "không bán thuốc hạ sốt cho người dân" được nêu chung trong "Thông báo tìm người liên quan xe khách Bắc - Nam biển số 15B-036.84" và nêu sau đó trong một văn bản gửi các đơn vị liên quan.
Theo thông báo trên, CDC Khánh Hòa còn yêu cầu tất cả hiệu thuốc, quầy thuốc "khi có người dân mua thuốc hạ sốt phải hướng dẫn đến cơ sở y tế để được tư vấn".
Yêu cầu "không bán thuốc hạ sốt cho người dân" như trên đã gây thắc mắc với nhiều người dân và một số chủ hiệu thuốc, quầy thuốc ở Khánh Hòa. Vì khi đưa ra yêu cầu trên, CDC Khánh Hòa không nêu căn cứ và lý do để người dân và các hiệu thuốc thực hiện.
Trong khi đó nhiều người lo ngại trạm y tế khi đang có dịch bệnh COVID-19 thường đông người, đến đó để mua mấy viên thuốc hạ sốt có khi thêm nguy cơ lây lan dịch bệnh. Chưa kể, thuốc hạ sốt hiện nay không phải là thuốc cấm, thuốc phải kiểm soát đặc biệt, việc yêu cầu "không bán cho dân" cũng gây thắc mắc về cơ sở pháp lý.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online tối 26-6, giám đốc Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa Bùi Xuân Minh giải thích yêu cầu của tỉnh "không bán thuốc hạ sốt cho người dân" như CDC Khánh Hòa đã thông báo là nhằm thực hiện các quy định của Bộ Y tế về việc phòng ngừa, phát hiện, điều trị kịp thời bệnh dịch COVID-19.
Theo đó, trong tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay, khi người dân bị sốt cần và sử dụng thuốc hạ sốt thì đến các trạm y tế của xã, phường đều sẽ được ghi nhận khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm về COVID-19 và được bán thuốc hạ sốt.
Mục đích của yêu cầu này là để giám sát, xét nghiệm kịp thời cho tất cả người dân ở Khánh Hòa hiện nay có biểu hiện bị sốt để có thể phát hiện, điều trị kịp thời khi có biểu hiện bị lây nhiễm COVID-19. "Đó là để bảo vệ cho bản thân người bị sốt, phòng ngừa dịch bệnh cho người thân, gia đình của họ và cộng đồng, xã hội" - giám đốc Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa nói.
4 chiếc xe khách giường nằm bị cháy nghi ngút ngay trong bến Chiếc xe khách đang đỗ trong Bến xe liên tỉnh Đắk Lắk bất ngờ bốc cháy nghi ngút. Sau đó, ngọn lửa lan sang 3 chiếc xe khách đang đỗ kế bên. Đêm 26/6, trao đổi với PV Dân trí, lãnh đạo Công ty cổ phần bến xe liên tỉnh Đắk Lắk cho biết, vào khoảng 21h ngày 26/6, chiếc xe khách của...