Xe khách diễn “phim hành động” trên đường 5
Tùy từng thời điểm, xe yếu bắt buộc phải nhường đường cho xe “mạnh”. Đây là lý do khiến nhiều hành khách trên xe tuyến Hà Nội – Hải Phòng trở thành khán giả bất đắc dĩ được xem “ phim hành động” trên đường 5, “diễn viên” chính là các lái phụ xe…
Từ khá lâu nay, tuyến xe khách Hà Nội – Hải Phòng xảy ra tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh, hành xử theo kiểu “ xã hội đen” hành hung, hủy hoại tài sản, phô trương “thanh thế”, xâm phạm trực tiếp quyền lợi khách hàng. Tình hình nghiêm trọng đến mức chính phủ phải chỉ đạo các địa phương khẩn trương vào cuộc xử lý, chấn chỉnh.
Tuyến khách có cự ly không vượt quá 100km và nằm trọn vẹn trên QL5 đi qua 4 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng. Do đó đặc điểm địa bàn hành chính, tuyến không dài nhưng nhu cầu đi lại của hành khách rất lớn, số lượng phương tiện tăng vùn vụt từ vài chục xe nay đã lên hàng trăm xe của 11 doanh nghiệp tham gia khai thác, chủ yếu loại 46 chỗ.
Nhưng không đâu như tuyến này có kiểu xe xuất bến rất lạ lùng: đến lượt xuất phát, mỗi xe được phép thò nửa trong nửa ngoài trước cổng bến Tam Bạc trong khoảng thời gian 5 phút. Riêng luồng đi theo bờ sông Tam Bạc các xe được phép “rà mìn” với tốc độ ngang xe đạp, chỉ chừng 5km/h.
Ngay trước cửa Chợ Sắt, chỉ cách cổng bến xe Tam Bạc 20m nhưng chiếc xe này vẫn thản nhiên dừng đón khách.
Đến cầu Lạc Long lại được dừng đỗ ngay trên cầu thêm ít phút nữa trước khi bò hết cầu rồi mới từ từ tăng tốc. Chỉ khi đến KCN Nomura thì xe mới chạy tốc độ bình thường. Như vậy, với 10 cây số đầu tiên tính từ khi xuất bến cũng đã mất trọn nửa giờ đồng hồ. Không biết ai đề xuất ra “luật” này, có từ bao giờ, nhưng biết rất rõ bất cứ xe nào không tuân chỉ, lập tức bị hành xử thô bạo.
Video đang HOT
Rắc rối tiếp theo, gọi là Hà Nội – Hải Phòng nhưng ít nhất có tới 5 đầu bến xuất phát khác nhau. Tại Hải Phòng có các bến Cầu Rào, Niệm Nghĩa, Tam Bạc, An Lão, Thủy Nguyên. Hà Nội có Gia Lâm, Lương Yên, Yên Sở, Mỹ Đình. Xe xuất ở bến nào lại phải tuân theo lộ trình riêng của bến đó, ai xâm phạm cũng bị… hành xử.
Chưa hết, không ai chịu ai, nhường ai, mỗi một hãng xe lại bố trí rất nhiều điểm văn phòng đại diện, gọi là để kiểm tra nhưng thực chất là biến tướng thành điểm đón trả khách khu vực ngoài bến.
Đặc biệt, khu vực nội thành Hải Phòng, rất nhiều trong số các điểm đỗ được chọn đúng “điểm đen” về ATGT. Đơn cử, hãng xe Hải Âu có ít nhất 4 điểm đỗ ngay các nút giao thông tiềm ẩn nguy cơ TNGT như: Đường vòng cầu Niệm, chân cầu vượt Lạch Tray, đầu ngõ 271 Trần Nguyên Hãn (sát cổng bến xe Niệm Nghĩa), 16 Tôn Đức Thắng, ngay ngã tư An Dương. Đó là chưa kể các điểm đỗ, điểm xuất phát không chính thức ở khu vực ngoại thành, ở các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, hãng xe nào cũng xoay xở cho bằng được những điểm đỗ vì thuận lợi cho khách thì ít nhưng để “trấn ải”, làm giảm bớt lợi thế của hãng khác là chủ yếu. Vì thế có thể nói tuyến đường thì ngắn nhưng mật độ bến to bến cóc dày đặc cũng không sai.
Cũng chưa thể hết, từ vài năm trở lại đây, các hãng xe có lợi thế về đầu tư (nhiều xe, nhiều mối quan hệ) chẳng ai chịu ai, luôn trong xu hướng xưng bá, tranh quyền tìm kiếm cơ hội thâu tóm, thôn tính nhau cả hai phương diện kinh doanh lẫn xã hội.
Tùy từng thời điểm, xe yếu bắt buộc phải nhường đường cho xe “mạnh”. Đây là lý do khiến nhiều hành khách trên xe trở thành khán giả bất đắc dĩ được xem “phim hành động” trên đường 5, “diễn viên” chính là các lái phụ xe.
Thời gian gần đây, hãng xe Đ.X. được mệnh danh là “vua” QL5, các xe khác dù xuất bến trước thì cũng phải nhường đường cho Đ.X.. Thanh Long cũng bị tiếng dữ dằn. Nhưng trước đó, 2 hãng này luôn trong tình trạng lép vế. Dẫn chứng cụ thể là hai anh Vinh và Đức, lái xe BKS 16L-8567 và 16L-2602 của Thanh Long đã bị các đối tượng bảo kê hãng xe Hải Âu đánh trọng thương ngay trước bến Niệm Nghĩa vì cho rằng xâm phạm “lãnh địa”. Trong khi đó 2 chiếc xe này vào bến để đổ dầu (cây dầu của Công ty Thanh Long nằm trong bến xe Niệm Nghĩa).
Những vụ việc, hiện tượng nêu trên đủ để nói rằng, phản ánh của dư luận về tình trạng nhức nhối trong hoạt động vận tải hành khách tuyến Hà Nội – Hải Phòng là thực tế hiển nhiên, tồn tại suốt nhiều năm liền, tích lũy đến nay đã đến giới hạn: không thể chấp nhận.
Quyết tâm ngăn chặn tình trạng trên, tại Hải Phòng, chiều 31/5, theo chỉ đạo và phân công của UBND TP Hải Phòng, Công an TP Hải Phòng, Phòng CSGT đường bộ – đường sắt đã chủ trì cuộc họp với các ban, ngành hữu quan và 11 doanh nghiệp kinh doanh vận tải khách tuyến Hà Nội – Hải Phòng.
Thông qua cuộc họp này, CSGT Sở GTVT, Thanh tra giao thông xây dựng các phương án, kế hoạch mang tính tham mưu, đề xuất trình UBND TP chỉ đạo triển khai thực hiện việc rà soát chấn chỉnh nhằm ổn định tình hình trật tự trị an, trật tự ATGT phần tuyến thuộc địa giới Hải Phòng. Trước đó, UBND tỉnh Hưng Yên, Sở GTVT Hà Nội cũng đã có những bước tiến hành tương tự.
Theo nhận định chung, muốn chấn chỉnh tình hình trước hết cần phải rà soát, loại bỏ những quy định, điều kiện bất hợp lý trong việc phân bố luồng, lốt, điểm đỗ được cho là nguyên nhân gián tiếp tạo ra tình trạng hỗn loạn trong cạnh tranh. Đặc biệt, khách của tuyến này phần đông là cán bộ, CNVC, học sinh, sinh viên, và dù là dân thường thì cũng nên khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng các mô hình kinh doanh lành mạnh, văn minh, lịch thiệp.
Có thể nghiên cứu mô hình từ Thái Bình, không ưu ái cho doanh nghiệp nào cả, các hãng xe có quyền đưa ra các tiêu chí phục vụ, cam kết với khách hàng về thời gian thực hiện lộ trình, giá vé, tiêu chuẩn dịch vụ để khách tự do lựa chọn. Thứ hai, việc bố trí các lốt xe trong ngày theo kiểu “xin cho” như hiện nay đã không còn hợp lý mà phải căn cứ vào nhu cầu thực tế, ngày cao điểm, thấp điểm để các doanh nghiệp điều tiết linh hoạt.
Chẳng hạn, vào các ngày thứ 7, CN, thứ hai, lượng khách rất đông, khuyến khích tăng tần suất xuất bến. Những ngày còn lại khách thưa thớt cần giảm bớt mật độ để giảm chi phí cho nhà xe, cân đối hài hòa doanh thu lợi nhuận đồng thời tránh tình trạng vé không đủ bù chi phí, xe chạy “rà”, “bán” khách.
Đặc biệt, đối với hành vi trừng phạt, thanh toán bằng bạo lực, nhất quyết phải được điều tra, xử lý nghiêm minh trước pháp luật
Theo CAND
Dùng "luật rừng" để giành khách đi xe
Lái xe buýt của Công ty cổ phần Xe buýt Quảng Ninh vừa chở khách đến khu vực bến xe Ba Tầng thì bất ngờ bị một tài xế thuộc Nghiệp đoàn Xe khách chặn lại, xông thẳng lên cabin đánh túi bụi.
Khoảng 8 giờ 20 phút ngày 27.5, anh Lâm Văn Thiên - lái xe buýt của Công ty cổ phần Xe buýt Quảng Ninh chở khách đến khu vực bến xe Ba Tầng, TP.Cẩm Phả thì bất ngờ bị một lái xe thuộc Nghiệp đoàn Xe khách chặn lại, xông thẳng lên cabin đánh túi bụi.
Trước đó, khoảng 16 giờ ngày 26.5 tại khu vực Cảng 10.10, phường Cẩm Phú, TP.Cẩm Phả, đối tượng tên là Lưu là chủ xe 14L-8252 thuộc Nghiệp đoàn Xe khách dùng xe máy chặn đầu xe buýt của anh Nông Văn Giáp đang điều khiển.
Do sợ bị đánh nên nhiều lái xe buýt đã xin nghỉ việc.
Sau khi xe dừng lại, Lưu xông lên xe đánh anh Giáp. Không dừng lại ở đó, khoảng 15 phút sau, một nhóm người trên xe khách BKS 14L-8252 xông lên xe buýt tiếp tục hành hung anh Giáp. Hoảng sợ, anh Giáp phải để khách ở trên xe chạy đến Công an phường Cẩm Phú trình báo.
Trao đổi với phóng viên NTNN, ông Trần Văn Hùng - Giám đốc Công ty cổ phần Xe buýt Quảng Ninh cho biết, tất cả, những lần bị hành hung, lái xe buýt đều đến cơ quan công an trình báo. Tuy nhiên, chưa có vụ việc nào được giải quyết triệt để.
Hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có đến 10 tuyến xe buýt. Tuy nhiên, do cạnh tranh thiếu lành mạnh trong vận chuyển này đang dẫn đến sự mất an toàn cho du khách, đồng thời làm tăng nguy cơ gây tai nạn giao thông.
Theo Dân Việt
Lái xe taxi Mai Linh chém vào đầu đồng nghiệp Nguyên nhân ban đâu xac đinh do mâu thuân trong viêc băt khach giưa lai xe taxi Mai Linh và lai xe taxi Hung Nhân tại Gia Lai. Vao khoang 10h ngay 22/3, tại bến xe Đức Long, phường Tra Ba, thành phố Pleiku (Gia Lai) xảy ra vu âu đa giành khách giữa hai tài xế cua hãng taxi Mai Linh và...