Xe “Jeep mui trần” tự chế đẹp long lanh của dân chơi Ninh Bình
Sẵn tay nghề sửa chữa ô tô, anh Nguyễn Thanh Tú ở Ninh Bình đã tự thiết kế khung và mua phụ tùng ở nước ngoài “chế” thành một chiếc Jeep mui trần tuyệt đẹp, vận hành êm ái dành tặng cậu con trai.
Anh Nguyễn Thanh Tú là chủ một gara sửa chữa ô tô ở Kim Sơn, Ninh Bình và bằng những kinh nghiệm làm xe lâu năm, anh đã tự chế ra một chiếc ô tô như một món quà tinh thần dành tặng cậu con trai nhỏ của mình.
Sản phẩm của anh Tú là một chiếc ô tô mui trần học tập theo thiết kế của dòng xe Jeep xuất hiện từ thời chiến tranh ở Việt Nam, cụ thể là chiếc Jeep CJ-5 vốn được nhiều người ưa thích bởi phong cách bụi bặm.
Chiếc ô tô mang kiểu dáng xe Jeep cổ được anh Tú tạo nên sau 1 tháng miệt mài làm việc
Thời gian hoàn thành chiếc xe khoảng 1 tháng, nhưng trước đó anh Tú đã tự mình chuẩn bị các nguyên vật liệu cần thiết, như đặt mua phụ tùng (cầu sau, hệ thống lái, các chi tiết chuyển động) từ Trung Quốc, tính toán kích thước để cắt thép làm khung, vỏ.Theo anh Tú, chiếc xe có chiều dài 2,3 mét và rộng 1,1 mét, dẫn bánh cầu sau thông qua cụm visai cầu sau, sử dụng động cơ 125 cc lấy từ xe máy. Hoàn toàn khác biệt so với mẫu Jeep thật có kích thước dài 3,5 mét, rộng 1,7 mét, sử dụng động cơ 4 xi-lanh dung tích 2.4L kết hợp hệ dẫn động 2 cầu.
“Vì chiếc xe được làm tặng cậu con trai nên tôi chọn mua các phụ tùng dùng cho ô tô điện ở bên Trung Quốc, phù hợp kích thước nhỏ của xe,” anh Tú kể.
Xe sử dụng hệ thống treo sau dạng lò xo và treo trước kiểu càng chữ A
Khung và vỏ xe được thực hiện với việc cắt và hàn thép bằng tay
Mặc dù có vẻ ngoài đơn giản không quá chi tiết như xe Jeep nhưng cấu tạo chiếc ô tô do anh Tú tự dựng có nhiều đặc tính kỹ thuật không thua kém những chiếc ô tô bình thường.
Xe dẫn động cầu sau để phù hợp sức kéo từ động cơ xe máy 125 cc đặt phía trước, hệ thống treo sau được sử dụng các tay đòn kèm lò so với thụt dầu thủy lực giúp việc chuyển động được nhịp nhàng hơn là chạy bằng nhíp, treo trước theo kiểu càng A.
Để đảm bảo an toàn và thẩm mỹ, xe được trang bị phanh đĩa thủy lực cả 4 bánh, kèm bộ la-răng đúc với lốp không săm 145/65/R12 giúp xe chạy ổn định và êm ái hơn.
Video đang HOT
Các phụ tùng được anh Tú mua từ bên Trung Quốc vốn dùng cho dòng ô tô điện
Kết cấu bên trong của xe được làm khá kỹ với các tính năng như trên dòng ô tô phổ thông
Lớp vỏ xe được gò bằng tay và sơn bả theo quy trình đồng sơn ô tô
Thời gian hoàn thành chiếc xe trong vòng 1 tháng
Xe khá dễ điều khiển vì sử dụng hộp số côn tự động của xe máy với 3 cấp số
Con trai anh Tú bên chiêc xe mà bố tạo ra dành cho mình
Điểm đặc biệt trên chiếc ô tô tự chế của anh Tú đó là cách điều khiển hết sức đơn giản, sử dụng 3 số tiến với hộp số côn tự động của xe máy, số lùi được chế với cần gạt riêng. Việc khởi động cũng rất “hợp thời” khi tích hợp khởi động nút bấm, màn hình android và âm thanh không thua kém những chiếc xế hộp hiện đại.
Sau khi hoàn thành với chi phí khoảng 40 triệu đồng, anh Tú cùng những người bạn đã thử trải nghiệm chiếc xe ở bãi đất trống ở Đồng Mô, Sơn Tây trong một buổi offline.
Khả năng vận hành của chiếc “ Jeep mini” khiến nhiều người ngạc nhiên, từ thao tác vặn vô-lăng cho đến độ ổn định khi vào cua.
Săn xe Jeep cổ 50 năm tuổi, trả nửa tỷ đồng, chờ cả năm mới nhận xe
Không chỉ bỏ số tiền nửa tỷ đồng để tìm mua và phục dựng lại chiếc Jeep từ thời chiến tranh, người chơi còn phải chờ đợi cả năm mới cầm được vô-lăng.
Anh Vương Ngọc Lâm (Phố Cảm Hội, Hà Nội) là người mê mệt dòng xe Jeep thời chiến, và hơn chục năm gắn bó với thú chơi này. Mới đây anh mừng rơn vì chiếc Jeep M151-A2 đã về bên mình sau gần 1 năm chờ đợi.
"Tôi bắt đầu tìm xe và đặt thợ đóng thùng mới từ tháng 6/2019 ở Tp.Hồ Chí Minh, đến nay mới hoàn thiện để chuyển về Hà Nội làm nốt phần điện," anh Lâm chia sẻ.
Chiếc Jeep M151-A2 của anh Vương Lâm sau gần 1 năm chờ đợi đã được chuyển về Hà Nội
Chiếc xe của anh Lâm là dòng Jeep M151-A2 có nguồn gốc từ thời chiến tranh chống Mỹ, sản xuất giai đoạn 1970-1975. Vào đầu thập niên 50 của thế kỷ trước, hãng Ford cho ra loại Jeep M151 theo đơn đặt hàng của quân đội Mỹ, dùng trong chiến tranh Triều Tiên.
Đây là dòng xe địa hình cơ động, nhẹ và dễ trang bị vũ khí chống tăng và chuyên chở lính bộ binh. Sau này, số tồn kho được chuyển sang chiến trường Việt Nam đầu thập niên 60. Tại đây, dòng M151 được cải tiến thành M151-A1 và M152-A2 (1970-1973). Cùng được gọi là "Jeep lùn", nhưng so với dòng A1, M152-A2 dễ phân biệt được qua kiểu dáng đầu vè chắn bùn trước lõm xuống để đặt hai đèn xi-nhan.
Với thiết kế khung gầm dạng cấu trúc Body-on-frame, những người chơi Jeep M151 thường gọi phần thân xe tháo rời với khung là "thùng". Theo thời gian, gần như những thùng xe còn tồn tại đến ngày nay đều xuống cấp, khó giữ nguyên bản. Chiếc Jeep A2 của anh Vương Lâm cũng trong tình trạng mục nát trước khi được phục chế.
Jeep M151-A2 có kích thước nhỏ gọn, thân vỏ đều bằng thép
Cái khó của người chơi Jeep ở miền Bắc là rất ít, hoặc có thể nói là không còn xưởng hay gara nào còn làm được, trong đó quan trọng nhất là phần thùng và máy xe. Đây cũng là lý do khiến anh Lâm phải tìm đến những người thợ ở Tp.HCM, vốn còn duy trì nghề "dựng" lại xe Jeep phục vụ nhóm nhỏ người yêu loại xe quân sự này.
Anh Lâm cho biết việc phục dựng lại xe Jeep A2 tốn khá nhiều công sức và thời gian. Những người thợ phải "đóng" mới gần như toàn bộ thùng xe, tự tay gò hàn thủ công. Trong thời gian này, chủ xe cũng tất bật lùng tìm mua những phụ tùng, đồ chơi của xe.
"Vì đây là loại xe sản xuất trước năm 1975 và suốt một thời gian dài sau giải phóng, đất nước bị cấm vận, chúng không còn được vận hành thường xuyên, hỏng hóc thiếu phụ tùng thay thế nên dần bị lãng quên. Khi dựng lại, có những món đồ phải chờ đặt mua ở nước ngoài, mỗi thứ một ít, tôi mua dần để tích lại," anh Lâm nói.
Jeep M151 A2 có kích thước chiều dài 3.371 mm, rộng 1.633 mm và cao 1.803 mm.
Nói thêm về lý do một chiếc Jeep M151 lại mất quá nhiều thời gian để phục dựng, anh Đăng Tuấn, một tay chơi Jeep có tiếng ở miền Nam chia sẻ: "Quá trình làm xe gồm nhiều công đoạn, có khi đang làm dở dang, thợ phải chờ đồ về mới làm tiếp. Rồi những món không còn sản xuất phải đặt tiện, chế cháo. Đến khi xe gần hoàn thiện, người thợ còn phải đích thân tự chạy xe vài trăm kilomet để chỉnh sửa, sau đó mới bàn giao cho chủ."
Sau gần một năm vừa đặt đồ và chờ hoàn thiện xe, anh Vương Lâm tiết lộ tổng số tiền làm xe (cả mua ban đầu lẫn phục dựng, mua đồ chơi) đã lên tới 500 triệu đồng.
Ngoài công thợ tốn kém, việc mua phụ tùng, đồ chơi dòng xe này cũng đắt đỏ không kém. Anh Lâm kể: "Riêng bộ lốp khiến chiếc xe nổi bật hầm hố đã tốn 6,5 triệu/lốp, mà phải đặt ở nước ngoài. Đống đèn trên xe cũng khá tốn kém, như bộ đèn xi-nhan khoảng 7,5 triệu đồng, đèn pha bóng trắng tầm 2,5 triệu đồng, đèn pha bóng vàng tới 4 triệu đồng...".
Động cơ nguyên bản Hercules với sức mạnh 65 mã lực tại vòng tua máy 4.000 v/ph, mô-men xoắn cực đại 172,8 Nm. Xe sử dụng hộp số 4 cấp và hệ dẫn động 2 cầu.
Chiếc xe được trang bị "full" đồ chơi gắn khắp các mặt xe
Mặt trước ngoài bộ tời điện, còn có thêm bạt che tản nhiệt giúp tránh nước khi off-road
Riêng bộ đèn pha của xe cũng khá đắt, đèn màu trắng giá tầm 2,5 triệu đồng, còn đèn màu vàng lên tới 4 triệu đồng, phải đặt ở nước ngoài
Một chiếc còi ủ đặc chủng gắn trên vè chắn bùn trước, cũng là hàng sưu tầm phải săn lùng
Hông xe gắn xẻng và rìu là món đồ chơi không thể thiếu với người chơi Jeep M151
Đuôi xe được "dọn" theo phong cách chơi off-road, như ống xả vắt lên cao, có cột ăng-ten kèm kích gầm, bình xăng phụ và giá treo lốp dự phòng
Bên trong xe đơn giản đúng theo phong cách nhà binh
Hàng ghế trước được anh Lâm cầu kỳ đặt mua cả bộ vải bọc của lính dù để trang trí
Hàng ghế sau còn có thêm thùng đựng đá từ thời chiến, khá độc đáo
Anh Vương Lâm cảm thấy mãn nguyện sau thời gian dài chờ đợi hoàn thiện chiếc xe
So với những chiếc xe đời mới hiện đại với một đống công nghệ vận hành thì chiếc Jeep A2 vẫn thuần chất cơ khí bụi bặm từ cách đây hàng chục năm, nhưng với người đã trót đam mê thì một khi đã ôm vô-lăng khó có thể "cai nghiện".
Bản thân anh Vương Lâm đã sở hữu một chiếc Hyundai Santa Fe 2019 nhưng với anh, đó chỉ là phương tiện đi lại...tạm thời. Những ngày tháng chờ đợi để được lái chiếc Jeep A2 rong ruổi cùng gia đình, bạn bè luôn là nỗi bồn chồn trong người.
Đình Quý
Cận cảnh xe SUV địa hình Jeep Wrangler Rubicon 2020 đầu tiên về Việt Nam, giá ngang Toyota Land Cruiser Mẫu SUV địa hình đậm chất Mỹ Jeep Wrangler Rubicon 2020 đầu tiên đã được một đại lý tư nhân nhập khẩu về nước với giá ngang Toyota Land Cruiser. Trong những mẫu SUV chuyên địa hình như Mercedes-Benz G63, Toyota Land Cruiser, Lexus LX570...đã quá quen thuộc thì Jeep Wrangler Rubicon như một "món rau" giữa bàn tiệc đầy thịt tại thị...