Xế hộp lật ngửa ở vòng xoay, một nhà sư gặp nạn
Xế hộp lao đi với tốc độ khá nhanh, khi đến vòng xoay thì chạm một ôtô nên tài xế đánh tay lái gấp. Chiếc xe lật chổng 4 bánh, nhà sư và một phụ nữ ngồi trong bị thương nặng.
Chiều ngày 16/8, tại khu vực vòng xoay thuộc thành phố mới Bình Dương phường Phú Tân, thị xã Thủ Dầu Một đã xảy ra vụ va quẹt giữa ôtô mang biển số TP HCM và một xe khác mang biển số tỉnh Bình Phước.
Chiếc xe chổng 4 bánh giữa vòng xoay. Ảnh: Huy Linh.
Theo người đàn ông điều khiển chiếc xe biển số Bình Phước, khi đến đường Huỳnh Văn Lũy anh nhận được điện thoại của người thân nên phải quay ôtô lại thị xã Thủ Dầu Một. Trong lúc anh đang ôm cua vòng xoay thì chiếc ôtô màu trắng chạy từ hướng xã Phú Chánh ra đường Huỳnh Văn Lũy.
“Có lẽ không làm chủ được tốc độ nên xe này đã va quẹt nhẹ vào xe của tôi sau đó lật nhào. Nhà sư cầm lái và một phụ nữ khác bị thương khá nặng được mọi người kéo ra đưa đi cấp cứu”, anh này kể
Thời điểm xảy ra tai nạn, do đường vắng nên không gây tai nạn cho người và phương tiện khác.
Theo VNExpress
Video đang HOT
Khởi tố kẻ trộm SH đưa bạn gái đi chơi
Cơ quan CSĐT TP.Quy Nhơn (Bình Định) vừa ra quyết định khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Nguyễn Thanh Lịch (pháp danh Thích Vạn Kinh, SN 1992) vì hành vi trộm cắp tài sản công dân. Vì đâu một kẻ từng nhiều năm quy y cửa Phật bỗng chốc hóa tội đồ?
Chú tiểu thích những thứ... ngoài chùa
Gia đình Lịch thuộc hàng Phật tử chân chính ba đời mộ đạo. Thừa hưởng tinh thần ấy, cậu bé Lịch sớm có thiên hướng thoát tục, tròn 9 tuổi đã muốn vào chùa. Chiều theo ý nguyện tốt đẹp của cậu, cha mẹ Lịch chấp thuận để con đi tu. Từ biệt gia đình ở Nhơn Phong, huyện An Nhơn (Bình Định), Lịch theo người cậu ruột là đại đức Thích Đồng Tín, trụ trì chùa Phước Sa ra xã biển Nhơn Lý (TP.Quy Nhơn)...
Nguyễn Thanh Lịch khai nhận sai phạm trước cơ quan CSĐT
Tuổi thơ chú tiểu Thích Vạn Kinh êm đềm trôi đi trong lời kinh tiếng mõ, trong sự chỉ dạy tận tình của các sư thầy. Vốn xuất gia từ năm lên 9, đại đức Thích Đồng Tín hiểu rõ những biến động tâm, sinh lý của tuổi thiếu niên trong môi trường đặc biệt này nên rất lưu tâm đồng thời không kém phần nghiêm khắc với đứa cháu ruột. Cho nên suốt những năm dài ở chùa, chú tiểu Thích Vạn Kinh chưa có biểu hiện gì phạm giới.
Với tâm nguyện giúp cháu nâng cao trình độ Phật học, hòa nhập cộng đồng để trở thành bậc chân tu đúng nghĩa, đầu năm 2011, đại đức Thích Đồng Tín cho Thích Vạn Kinh dự tuyển vào trường Trung cấp Phật học Bình Định (tức Tu viện Nguyên Thiều). Trở thành môn sinh của trường, ngỡ căn tu của chú tiểu Thích Vạn Kinh sẽ tiếp tục được tưới tắm vun trồng nhưng không ngờ kết quả hoàn toàn trái ngược.
Tu viện Nguyên Thiều nằm cách đường Quốc lộ 1A chưa đầy 500 mét, cạnh ngã ba cầu Bà Di, một khu vực đông đúc, nhộn nhịp với lưu lượng xe dày đặc cả ngày lẫn đêm. Có thể vì những ẩn ức dục vọng bao năm bị kìm nén giờ có dịp tháo cũi sổ lồng đúng vào độ tuổi tráng niên đầy khát khao cái mới lại va đập một thực tế trần trụi cám dỗ trong khi sức đề kháng chưa được chuẩn bị đầy đủ. Cho nên chỉ trong thời gian ngắn, chú tiểu Thích Vạn Kinh đã lập tức "xé rào ngũ giới", để trôi tuột bao lời răn dạy tâm huyết của các sư thầy suốt chừng ấy tháng năm.
Nội quy nhà trường buộc các môn sinh trong ba tháng đầu không được tự tiện ra ngoài nhưng Vạn Kinh cứ trèo tường đi chơi là chuyện bình thường. Được các thầy trong Ban quản chúng (quản lý học viên) nhắc nhở, Vạn Kinh ngoài mặt vâng dạ nhưng rồi chứng nào tật nấy, vẫn trốn ra ngoài kết bạn với những phần tử xấu và sa vào những cuộc ăn chơi đàn đúm. Lịch thay đổi đến mức thầy Giang Đạt trong Ban quản chúng phải ngậm ngùi thốt lên: "Cách đây 5 năm ra thăm chùa Phước Sa, tôi thấy nó rất ngoan ngoãn có phần nhút nhát, không dè lại hư như vậy!".
Vẫn mang lớp áo nhà phật khi bị bắt
Ăn quen, nhịn không quen. Để có tiền chung chi cho những cuộc vui, Vạn Kinh bắt đầu làm bậy nhưng lúc đầu chưa bị phát giác. Chỉ đến khi các sư thầy bị mất máy vi tính, phát hiện ra kẻ chôm đồ nhà chính là Vạn Kinh thì mọi việc mới vỡ lở. Cho dù thu hồi được máy nhưng để giữ nghiêm kỷ luật và không thể dung dưỡng kẻ nghịch đồ, nhà trường đã ra quyết định đình chỉ việc học tập của Vạn Kinh vào ngày 25/5/2011.
Biết con đường trở lại chùa xưa đã bị chính tay mình khép cổng và không còn mặt mũi nào đến gặp thầy, Vạn Kinh gọi điện tạ tội xin đại đức Thích Đồng Tín tha thứ. Nhưng trước tính chất nghiêm trọng của sự việc và đang lúc cơn giận chưa nguôi, đại đức quyết liệt dứt tình, không công nhận cháu mình là đệ tử nữa. Có nghĩa từ đây, chú tiểu Thích Vạn Kinh đã bị trả về cuộc sống trần tục với cái tên khai sinh là Nguyễn Thanh Lịch.
Con đường dẫn đến trại giam
Bị sư thầy cấm cửa, lẽ ra Lịch phải quay về với mái ấm gia đình để xác định cho mình một hướng đi tích cực hơn. Nhưng mặc cảm tội lỗi đè nặng cộng với các thói hư tật xấu đã ăn sâu bám rễ khiến Lịch không còn nhớ đến triết lý giản đơn của nhà Phật "quay đầu là bờ".
Chùa Phước Sa, nơi Thích Vạn Kinh đã tu tập 10 năm
Vẫn trong lớp áo tu hành, Lịch tìm đến chùa Kim Long (huyện An Nhơn) xin tá túc thời gian ngắn. Sau đó Lịch vào Quy Nhơn tìm đến các gia đình phật tử thân quen nương tựa. Đến lúc không còn chốn nương thân thì Lịch trở thành một kẻ bụi đời đúng nghĩa, lấy công viên, bãi biển làm nhà, chọn lừa đảo, trộm cắp là công việc mưu sinh. Đến ngày 13/7/2011, Lịch sa lưới pháp luật.
Trước đó, vào khoảng 17h chiều ngày 26/6/2011, anh Đặng Quang Vinh (ở đường Phan Bội Châu, Quy Nhơn) dựng chiếc xe SH biển số 53 Z2 - 5757 trước tiệm ăn Thu Thảo trên đường Lê Hồng Phong. ít phút sau quay ra, anh Vinh tá hỏa khi thấy con xe cưng trị giá 130 triệu đồng đã biến mất.
Nhận được tin báo, công an TP.Quy Nhơn khẩn trương vào cuộc. Sáng 13/7, các trinh sát phát hiện một chiếc SH có dấu hiệu khả nghi mang biển số giả trong một quán cà phê, người sử dụng xe là một thanh niên trẻ trong lớp áo tu hành. Sau khi xác minh đây đúng là chiếc xe mất cắp, bằng sự cẩn trọng cần thiết, các trinh sát đã mời vị sư nọ về cơ quan làm việc.
Tại cơ quan công an, ban đầu Lịch vẫn giữ phong thái của một bậc tu hành chân chính. Lịch khai mình là đệ tử chùa Phước Sa, còn chiếc xe này là xe mượn của một người quen ở Đập Đá (An Nhơn). Kiểm tra thông tin, thấy Lịch có tu tập tại chùa Phước Sa, đồng thời nghĩ người tu hành không bao giờ nói dối, các điều tra viên đã giữ thái độ tôn trọng đúng mực, mua cả cơm chay mời ăn, sau đó để Lịch ra về với lời hẹn sáng mai cùng làm việc tiếp. Thế nhưng vừa ra khỏi cổng cơ quan công an, Lịch lặn mất tăm.
Năm ngày sau, Lịch bị tóm khi đang náu mình tại một ngôi chùa ở Tuy Phước. Lúc này Lịch mới trút bỏ lớp áo tu hành và thành khẩn khai nhận mọi chuyện. Chiều hôm ấy ngồi chơi trong quán internet chợt thấy chiếc SH dựng trên lề còn nguyên chìa trong ổ khóa, Lịch nổi lòng tham và lập tức nhảy lên xe vọt đi. Sau đó Lịch đem xe đến tiệm "tút" sơ qua và tự tay gắn biển số giả.
Lần theo lời khai, các điều tra viên phát hiện một chi tiết lạ. Tuy vất vưởng lang thang nhưng trong cuộc sống hàng ngày Lịch rất thoáng, sẵn sàng chi đẹp khi uống nước, chơi game, cả khi sửa xe. Nhưng điều làm mọi người bất ngờ nhất là khi Lịch khai nhận, trong lễ khai giảng tại Trường Trung cấp Phật học vào ngày 4/3/2011, Lịch đã dắt trộm chiếc xe Nouvo LX của một phật tử đem ra thị trấn Bình Định cắt lại chìa. Sau đó đi chơi bị cảnh sát giao thông giữ xe do không giấy tờ, Lịch bỏ luôn. Hiện chiếc xe này đã được hoàn trả về cho khổ chủ.
Những ngày này, Lịch đang ân hận và tự dày vò trong 4 bức tường trại giam. Lịch không biết rằng, người thầy, người cậu ruột của mình, đại đức Thích Đồng Tín cũng nhiều đêm thức trắng, đau khổ, dằn vặt vì chưa làm tròn bổn phận, vì có phần khắt khe và thiếu lòng độ lượng đúng lúc với đệ tử, cháu ruột của mình.
Câu chuyện về kẻ nghịch đồ phạm tội không đơn thuần là chuyện vụ án thông thường mà chứa đựng rất nhiều điều cần suy ngẫm.
Theo Người Đưa Tin
'Thành tích' của nhà sư trộm SH chở bạn gái Hơn 10 năm đi tu nhưng Nguyễn Thanh Lịch (SN 1992, tại xã Nhơn Phong, huyện An Nhơn) không tuân thủ nội quy, nên bị nhà chùa buộc hoàn tục. Trở lại với đời, Lịch vẫn giả làm tu sĩ để hoạt động phạm pháp. Đi tu không thành Năm 2001, Lịch được cha mẹ cho quy y tại chùa Phước Sa (ở...