Xe hơi xuất hiện khói trắng, lộ hàng loạt “bệnh nan y”?
Khói trắng phát ra từ ôtô không chỉ làm ô nhiễm môi trường mà còn là biểu hiện cho thấy chiếc xe của bạn có nguy cơ mắc phải một số bệnh “nan y”.
Bộ lọc nhiên liệu
Lọc nhiên liệu có chức năng lọc những bụi bẩn, tạp chất trước nhiên liệu đi vào động cơ. Trong quá trình sử dụng, nếu bị bám cặn bẩn hay hư hỏng sẽ làm bộ lọc nhiên liệu bị tắc. Dòng nhiên liệu đến các vòi phun bị chặn lại khiến động cơ khó khởi động, gây hiện tượng giật, xe vận hành không ổn định.
Vệ sinh bộ lọc nhiên liệu theo định kỳ sẽ giúp xe bạn vận hành ổn định hơn. Ảnh: ST
Tài xế nên mang xe đến trung tâm chăm sóc ôtô để kiểm tra vệ sinh lọc nhiên liệu định kỳ. Sau quá trình sử dụng khoảng 40.000 km, nên thay mới lọc nhiên liệu.
Đảm bảo không khí sạch với bộ lọc gió
Bộ lọc gió có tác dụng làm sạch không khí đi vào động cơ. Khi bộ phận này bị bám bẩn, gió lưu thông vào động cơ giảm, khiến lượng nhiên liệu bị đốt giảm đi nên công suất sinh ra cũng yếu hơn.
Dẫn đến việc tài xế phải tăng ga lớn hơn để tạo ra công suất mạnh, duy trì sự ổn định. Từ đó cũng thải ra nhiều khói hơn.
Khi xe phát ra khói trắng thì có rất có thể bộ lọc gió của bạn có vấn đề. Ảnh: ST
Thế nên, tài xế nên chú ý vệ sinh định kỳ hệ thống lọc gió động cơ mỗi 5.000 km. Với các xe đời cũ hoặc thường xuyên sử dụng trong môi trường nhiều bụi bẩn, nên vệ sinh lọc gió sau 3.000 – 4.000 km và thay mới sau 15.000 km.
Video đang HOT
Dầu và bộ lọc dầu quá cũ
Bất kỳ động cơ nào cũng cần phải được bôi trơn thì mới có thể duy trì hoạt động ổn định. Chẳng may dầu quá bẩn hoặc bị đóng cặn nhiều sẽ làm cho bộ phận này bị nghẽn. Dẫn đến dễ bị hao mòn, thậm chí có thể làm gãy hay vỡ các chi tiết.
Sau một thời gian sử dụng, bạn cần kiểm tra kỹ bộ lọc dầu bên trong xe để bảo trì, bảo dưỡng. Ảnh: ST
Theo khuyến cáo của nhà sản xuất thì nên thay dầu khi xe chạy được khoảng 10.000km. Nếu bạn không nhớ có thể áp dụng công thức 2 lần thay dầu nhớt thì thay 1 lần lọc dầu nhớt.
Lọc dầu ôtô là một thành phần trong hệ thống bôi trơn, có tác dụng lọc sạch các chất bụi bẩn, cặn thừa trong dầu nhớt. Để dầu đi vào bôi trơn và làm mát các chi tiết của động cơ lọc an toàn hơn.
Tuy nhiên, cần phải nhớ nó là bộ phận cần thay thế định kỳ. Đối với bộ lọc dầu cũ, nên cân nhắc thay mới để đảm bảo rằng chỉ có dầu sạch chảy qua động cơ, giúp giảm lượng khí thải ôtô.
Van PCV mới
Van PCV còn gọi là van thông khí các-te, đây là một bộ phận quan trọng trong hệ thống xả, nhưng lại có mối quan hệ quan trọng với dầu nhớt. Nó giúp loại bỏ hỗn hợp khí không đốt cháy hết và đưa chúng trở lại buồng đốt để đốt cháy hết.
Nếu van quá cũ có thể trở nên bẩn và bị tắc nghẽn với dầu cũ. Ngăn cản quá trình giảm phát thải đúng như chức năng. Chính vì vậy, thay thế van PCV có thể giúp giảm khói thải của xe.
Thay piston bị mòn
Các piston của đông cơ bị quá mòn làm cho áp suất của kì nén thấp, quá trình cháy diễn ra không hoàn toàn nên làm tăng lượng hỗn hợp khí không cháy hết.
Dù là một chi tiết nhỏ nhưng vai trò của Piston là rất quan trọng. Ảnh: ST
Cần kiểm tra thường xuyên và thay nhớt định kì đảm bảo các bộ phận này luôn được hoạt động trong môi trường tốt nhất. Nếu bị mòn hoặc hỏng, phải thay mới ngay để giảm lượng khí thải của ôtô.
Theo Autopro.
Lái xe đang ở tốc độ cao bị mất phanh, để xử lý tài xế nhất định phải biết điều này
Lái xe ở tốc độ cao là thú vui của nhiều người tuy nhiên trong tình huống gặp sự cố bị mất phanh sẽ rất dễ gây tai nạn. Nếu tài xế không nắm vững nguyên tắc cơ bản sẽ rất dễ mất mạng.
Mất phanh là tình huống thuộc loại nguy hiểm nhất mà tài xế phải đối mặt bởi dễ dẫn đến hoảng loạn khi xe không còn điều khiển được tốc độ, đặc biệt nếu đang đi trên đèo dốc hoặc tốc độ cao. Khi ấy, sự hoảng loạn mất bình tĩnh là một trong những nguyên nhân chính khiến hậu quả càng nặng nề hơn. Vậy để tránh trong mọi tình huống nguy hiểm khi lái xe, tài xế cần trang bị cho mình những kỹ năng cơ bản để thoát thân.
Mất phanh khi đang đi ở tốc độ cao vô cùng nguy hiểm nếu không trang bị trước những kỹ năng cơ bản. Ảnh minh họa
Tài xế cần giữ bình tĩnh khi ô tô mất phanh ở tốc độ cao
Nếu không may rơi vào tình huống mất phanh khi đang chạy ở tốc độ cao, việc đầu tiên phải ghi nhớ là luôn cố gắng... giữ bình tĩnh. Chính sự hoảng loạn, luống cuống sẽ khiến tài xế và người đi cùng không thể xử lý mọi chuyện một cách chính xác và làm cho sự việc thêm tồi tệ hơn rất nhiều.
Nhả chân ga, trả về số thấp một cách từ từ khi xe ô tô mất phanh
Hãy nhả chân ga (đối với xe tự động) cũng như về số thấp (với xe số sàn) để giảm tốc độ tối đa. Tuy nhiên tránh về số quá nhanh hoặc quá thấp nếu xe đang chạy ở tốc độ cao hay xuống dốc vì có thể phá hủy hệ truyền động, vỡ hộp số gây mất kiểm soát hoàn toàn. Lúc này sẽ khó lòng kiểm soát được tình huống và chỉ còn cách rơi vào nguy hiểm không thể xử lý.
Hãy về số và cảm nhận tốc độ để trả về số tiếp theo cho hợp lý
Tuyệt đối không tắt động cơ vì điều này làm mất đi trợ lực cho hệ thống lái khiến cho việc điều khiển càng khó khăn. Nhất là khi xe chạy ở tốc độ cao, việc làm này sẽ làm tình trạng nguy hiểm tồi tệ hơn vì lực quán tính tác động.
Giữ tầm quan sát, báo hiệu cho các xe khác là đang gặp sự cố
Để hạn chế hậu quả đáng tiếc hoặc gây nguy hiểm cho người khác, hãy bật đèn cảnh báo, nháy pha hay dùng còi gây chú ý để mọi người biết được mối nguy hiểm. Mở cửa sổ nhằm tăng sức cản của không khí và dễ gọi trợ giúp hơn.
Dùng vật cản giảm tốc
Nếu khéo léo có thể làm dừng xe nhờ những vật cản bên đường như con lươn, bãi cỏ ven đường, đống rơm, bụi cây, vũng lầy, bờ tường hay thậm chí có vẻ điên rồ hơn là lao xuống ao, hồ, sông (nếu bạn biết bơi), đồng ruộng hay đâm vào vách núi.
Báo hiệu cho xe khác
Bật đèn cảnh báo, nháy pha hoặc dùng còi gây sự chú ý để người khác biết mối nguy hiểm. Mở cửa sổ để tăng tính cản gió và dễ gọi người trợ giúp.
Đánh võng nếu có thể
Nếu có khoảng trống đủ an toàn, hãy cho xe lượn từ trái sang phải và ngược lại để tăng lực cản và nhờ đó giảm tốc. Tuy nhiên không nên làm ở tốc độ cao bởi có thể lật xe.
Dùng phanh tay đê lai xe an toan
Phanh tay, hay còn gọi là phanh khẩn cấp hoặc phanh đỗ, thường dùng để dừng xe dù mất nhiều thời gian hơn do chỉ tác động vào bánh sau. Khi thao tác cần lưu ý kéo nhẹ nhàng, từ từ nhưng đủ lực. Nếu kéo quá mạnh, quá nhanh có thể làm khóa bánh, gây hiện trượng trượt, mất lái. Nhớ giữ núm nhả, mỗi khi thấy xe có hiện tượng mất lái cần nhả phanh tay ngay.
Bảo dưỡng xe theo định kỳ tránh gặp sự cố
Cuối cùng, "phòng bệnh hơn chữa bệnh", hãy giảm tối đa nguy cơ rơi vào tình huống trên bằng cách luôn bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ và tập thói quen đi xe với tốc độ vừa phải mà bản thân có thể kiểm soát.
Theo VietQ
Những lý do khiến máy lạnh ô tô "chết" trong thời tiết nóng bức Trong những ngày nóng oi ả của mùa hè, hệ thống máy lạnh trong xe phải hoạt động thường xuyên khiến nó gặp những sự cố hỏng hóc bất thường. Dàn nóng ô tô bị bám bụi bẩn Khi dàn nóng máy lạnh bám quá nhiều bụi bẩn, nó sẽ không giải nhiệt được. Đây được xem là nguyên nhân dẫn tới máy...