Xe hơi nằm lâu ngoài trời do giãn cách có bị ảnh hưởng gì?
Xe hơi để ngoài trời trên 3 tháng sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận như nhựa cao su, dây điện, ống dẫn xăng…
Hiện nay nhiều địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, do đó không chỉ máy bay, các loại xe vận tải nằm bất động, nhiều lô ô tô mới cứng cũng chịu cảnh phơi mưa nắng ở các bãi đậu xe.
Vừa qua, các hình ảnh về hàng trăm chiếc ô tô thương hiệu Nhật Bản phơi nắng ở bãi đỗ phía sau một showroom bán xe tại Hà Nội được truyền tay nhau trên các trang mạng xã hội. Theo đó, nhiều showroom kinh doanh ô tô ở các tỉnh thành đang thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch COVID-19 cũng gặp tình trạng tương tự.
Một trong những hình ảnh được cộng đồng mạng chia sẻ trong thời gian gần đây. Ảnh: MXH
Không riêng gì xe mới, các loại xe vận tải, thậm chí xe cá nhân không được phép hoạt động cũng nằm yên một chỗ. Một số chủ xe quan tâm và chủ động phủ bạt cho xe trong thời gian này. Tuy nhiên việc phủ bạt cũng không có nhiều tác động nếu xe nằm ở bãi lâu ngày.
Bên cạnh đó, một số chủ xe cũng có một số thao tác như nổ máy xe một tuần/lần để xe không bị hết bình ắc quy. Tuy nhiên, việc để xe nằm ở bãi một thời gian dài khiến cho nhiều người dân đặt các vấn đề liên quan đến chất lượng xe.
Anh Nguyễn Văn Duẩn (quận Phú Nhuận, TP.HCM) cho biết: “Nếu xe để ngoài bãi sẽ phải chịu nắng mưa, tôi lo sợ rằng sau giãn các mua phải xe không đảm bảo chất lượng bằng lúc xe sản xuất ra”.
Liên quan đến vấn đề này, Chuyên gia Nguyễn Minh Đồng cho biết: “Ánh sáng mặt trời có tia UVC mạnh và ozon làm hư hỏng nhiều bộ phận trên xe, đặc biệt các bộ phận như nhựa cao su, dây điện, ống dẫn xăng… Thậm chí lớp sơn của xe có thể bị phai màu hoặc nứt”.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo chuyên gia khi có các hiện tượng này xảy ra thì chiếc xe đã để ngoài trời phải từ 3 tháng trở lên mới bị ảnh hưởng. Còn thời gian thấp hơn thì chưa đủ tác động lên chiếc xe.
Theo số liệu bán hàng của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), trong tháng 7 vừa qua doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 16.035 xe, bao gồm 10.411 xe du lịch, 5.163 xe thương mại và 461 xe chuyên dụng. Doanh số xe du lịch giảm 34%, xe thương mại giảm 27% và xe chuyên dụng giảm 30% so với tháng trước sản lượng của xe lắp ráp trong nước đạt 9.024 xe, giảm 32% so với tháng trước và số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc là 7.011 xe, giảm 31% so với tháng trước.
Nên bọc ghế xe hơi bằng loại da nào?
Việc chọn chất liệu da để bọc ghế xe hơi cũng phức tạp không kém so với chọn mua xe, mỗi loại chất liệu lại có một ưu điểm, nhược điểm riêng biệt.
Thế nào là da thật, chất liệu giả da và da kết hợp?
Da thật được làm từ da của động vật (thường là bò), được xử lý qua hóa chất và là loại da đắt nhất trong ngành sản xuất nội thất ô tô. Chất lượng của da thật tùy thuộc vào nhiều yếu tố: loại động vật được chọn, vị trí của miếng da trên con vật, tay nghề của thợ thuộc da và quy trình xử lý.
Ở trên cùng một con bò, miếng da ở các vị trí khác nhau cũng có chất lượng cao thấp khác nhau. Ảnh: Carfromjapan
Thông thường, các nhà sản xuất ô tô thích da được lấy từ những con bò sống ở vùng cực bắc vì khí hậu mát mẻ khiến lớp da của chúng dày hơn, ít sâu bọ cắn giúp ngăn ngừa sẹo trên da. Vì có giá cả đắt đỏ nên loại da thật thường chỉ được sử dụng ở các dòng xe hạng sang.
Trong khi đó chất liệu giả da hay còn được gọi là da tổng hợp là một loại vật liệu nhân tạo có nguồn gốc từ nhựa vinyl hoặc một số loại nhưa khác đem lại cảm giác sờ gần giống như da thật. Da tổng hợp cũng là một vật liệu tốt để bọc ghế xe hơi dù không được ưa chuộng như da thật.
Bề mặt da thật (Real leather) và giả da (Faux leather). Ảnh: Carfromjapan
Còn da kết hợp (một số nơi gọi là da công nghiệp) là loại vật liệu kết hợp giữa da thật và các loại vật liệu khác. Bằng cách này, các nhà sản xuất cố gẳng giảm thiểu nhược điểm của cả da thật và giả da. Thông thường, bề mặt chính của ghế (phần được ngồi lên) sẽ được làm từ da thật, còn các cạnh bên sẽ được làm bằng vật liệu khác.
Chính vì có đặc điểm. nguồn gốc như vậy nên mỗi loại vật liệu lại có một ưu, nhược điểm riêng.
Ghế làm bằng da thật sẽ tỏa ra mùi thơm dễ chịu, có độ bền cao và trở nên mềm mại theo thời gian, sử dụng mùa hè thì mát mẻ, thoáng khí, không bị nóng lưng. Dĩ nhiên nhược điểm lớn nhất của da thật là mức giá đắt đỏ. Trong quá trình sử dụng người dùng cũng cần chú ý hơn vì da thật dễ bị trầy xước, mất thẩm mỹ. Nếu bạn thường xuyên chở thú cưng bằng ô tô thì không nên bọc ghế bằng loại da này. Da thật cũng cần bảo dưỡng định kỳ để đem lại độ bền tốt nhất.
Trong khi đó vật liệu giả da cũng có khá nhiều ưu điểm như mức giá dễ chịu, trông khá giống da thật, ít bị phai màu vì ánh sáng mặt trời. Vật liệu giả da ít thấm nước nên dễ làm sạch hơn. Vì khó trầy xước nên người dùng cũng ít phải lo lắng bảo quản. Ngoài ra, màu sắc của vật liệu giả da rất phong phú. Dù vậy, chất liệu giả da khá bí nên bị nóng vào mùa hè.
Nên chọn ghế giả da nếu bạn thường xuyên chở thú cưng trên ô tô. Ảnh: Carfromjapan
Cuối cùng là da kết hợp, loại da này có được ưu điểm của da thật là độ bền cao, mềm mại, thoáng mát và giá bán cũng rẻ hơn. Tuy nhiên, da kết hợp cũng có nhược điểm là dễ bị trầy xước và khó vệ sinh.
Các hãng xe dùng loại da nào?
Hầu hết các thương hiệu xe hơi nổi tiếng và đắt tiền như Audi, Porsche, Rolls Royce, Land Rover, Mercedes...đều sử dụng da thật với tỷ lệ từ 70% - 100% trên nội thất xe của họ. Hãng xe Mercedes đặc biệt thích da từ giống bò được nuôi ở miền Nam nước Đức. Giống bò này có kich thước lớn nên da của chúng có thể bọc được nhiều diện tích hơn.
Bên cạnh đó, các hãng xe như Ford, Honda, Mazda chọn sử dụng vật liệu giả da vì lợi ích kinh tế mà nó đem lại.
Da Alcantara hay được dùng trên các dòng xe thể thao. Ảnh: Carwow
Ngày nay, một số hãng xe còn sử dụng da Alcantara để bọc nội thất. Thực chất đây cũng là một loại vật liệu giả da, có cấu tạo theo tỷ lệ 32% polyurethane và 68% polyester. Sau nhiều quá trình xử lý, Alcantara sẽ có độ mịn như da lộn, kèm theo các ưu điểm như độ bền cao, thoáng khí, cách nhiệt tốt, chống phai màu...Chính vì có nhiều điểm tốt như vậy nên dù là vật liệu giả da nhưng Alcantara có giá không hề rẻ.
Khám phá nghệ thuật tạo hình khung vỏ Coach-build hơn 100 năm của Rolls-Royce Những chiếc xe siêu sang Rolls-Royce luôn được chế tạo thủ công một cách tỉ mỉ và tinh tế bởi các thợ chế tác hàng đầu. Nghệ thuật tạo hình khung vỏ đề cao cá nhân hoá Coach-build chính là linh hồn trong mỗi sản phẩm của Rolls-Royce. Sự thăng trầm của Coach-build - nghệ thuật đề cao mỗi cá nhân Từ "Coach-builder"...