Xe hơi là hiểm họa của thị trường xe máy
Ngành xe máy Trung Quốc đang gặp phải bài học lịch sử, bị xe hơi lấn át nên vẫn còn một chặng đường dài phải đi nếu muốn mở cánh cửa bước vào Mỹ.
Nhiều năm qua, Trung Quốc luôn là thị trường xe máy lớn nhất thế giới, sản lượng 27 triệu chiếc vào năm 2012. Nhưng đang có những biến chuyển trong cơ cấu sản phẩm tại thị trường này. Cycle News trong bài viết về sụt giảm thị trường Trung Quốc cho biết, doanh số nội địa của xe 50 phân khối giảm sút, 110 tới 250 phân khối không thay đổi nhiều và phân khối lớn đang có chiều hướng tăng. Như vậy sự sụt giảm là do đâu? Chính là nằm ở sản lượng xuất khẩu đang co lại.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sụt giảm trong kinh doanh. Công nghiệp xe máy Nhật Bản năm 1955 là một ví dụ, khi đang nằm ở ngã tư đường, với gần 200 nhà sản xuất chủ yếu là địa phương, mỗi công ty cứ cố gắng để doanh số vượt lên trên các đối thủ.
Xe Trung Quốc vẫn mang hơi hướng các hãng lớn trong thiết kế.
Không có hãng xe nào đủ sức mạnh để thiết lập hệ thống đại lý và nhà cung cấp linh kiện trên toàn quốc. Kết quả là nhiều máy móc chỉ vận hành một thời gian đã để không, các hãng lần lượt phá sản. Trong 6 công ty còn tồn tại, chỉ có 4 công ty mở rộng thị trường bằng cách xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, tránh thị trường trong nước đang ở ngưỡng bão hòa.
Lịch sử cũng cho thấy, xe hơi là mối hiểm họa cho một thị trường xe máy. Vào đầu thế kỷ 20 tại Mỹ, hãng Indian phát triển rất nhanh, tích lũy được nguồn vốn lớn để xây dựng nhà máy lớn.
Nhưng sau đó, Henry Ford với mẫu xe hơi giá rẻ dòng T ra mắt thị trường năm 1914, với dây chuyền sản xuất hàng loạt chứ không phải những chiếc xe thể thao cáu cạnh được lắp ráp thủ công tỉ mỉ, do đó khiến môtô của Indian điêu đứng. Lượng bán tốt nhất của Indian tại Mỹ là vào năm 1913, đạt 30.000 chiếc. Nhưng từ 1914 trở đi chứng kiện sự suy giảm kéo dài của hãng môtô này.
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Italy và Đức cũng đi theo mô hình này. Dây chuyền sản xuất xe máy dễ dàng và nhanh chóng được áp dụng ở nhiều nơi, phát triển sâu rộng. Chỉ tới khi công nghiệp ôtô hình thành ở Đức năm 1955 và Italy muộn hơn một chút thì xe máy mới nhận cú “knocked-out” bật khỏi sàn đấu.
Video đang HOT
Chất lượng xe Trung Quốc đang yếu thế trong cuộc đua với những ông lớn trên thế giới.
Nền công nghiệp xe máy sống sót dai dẳng duy nhất ở châu Âu là của Anh, khi tập trung xuất khẩu tới thị trường Mỹ và các nước nam Mỹ. Sau thế chiến 2, Anh cần nhiều tiền vì thế những sản phẩm xuất khẩu mũi nhọn là xe hơn thể thao, xe máy và whisky. Các nhà sản xuất nhận được những đơn đặt hàng số lượng lớn từ Cục Thương mại Anh. Cái tên Triumph nổi tiếng xuất khẩu tới 70% sản lượng mỗi năm.
Nhưng các hãng xe Anh cũng không có được thành công quá lâu khi mắc sai lầm trong tái đầu tư và định giá sản phẩm mới. Các dây chuyền, công nghệ tiên tiến được áp dụng, chi phí tăng cao, nhưng nhà đầu tư muốn có khoảng lợi tức trông thấy như những năm trước, do đó giá xe phải đẩy cao lên, quá tầm với của khách hàng. Trong khi đó, xe Nhật với những công nghệ mà Soichiro Honda đã đi cả đời để nhặt nhạnh, sự bền bỉ cùng mức giá phải chăng đã mang tới thành công.
Trung Quốc hiện nay cũng đang ở trong giai đoạn tương tự như Nhật khi tập trung xuất khẩu sản phẩm. Cho tới nay, không có một trong 13 nhà sản xuất xe máy Trung Quốc nào học được bài học của Nhật những năm 1960. Chiến lược giá rẻ để cạnh tranh chỉ phù hợp trong ngắn hạn, còn trong dài hạn vấn đề nằm ở chất lượng.
Khi mà các đối thủ như Hero Honda ở Ấn Độ, Honda Thái Lan có dây chuyền sản xuất và công nghệ hàng đầu thế giới, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, đồng thời tối ưu hóa mức giá nhờ lợi thế tương đối về chi phí sản xuất, thì xe Trung Quốc vẫn sử dụng những công nghệ cũ, chất liệu chỉ có tác dụng trong ngắn hạn, không có độ bền cần thiết.
Theo VNE
Xe Trung Quốc đang biến mất khỏi thị trường Việt Nam
Thị trường ô tô trong nước đang khởi sắc trở lại, nhưng lượng tiêu thụ của các mẫu xe Trung Quốc, từ Lifan 520 đến BYD F0, ngày càng kém cỏi và có thể sớm biến mất trên thị trường.
Hiện nay, số thương hiệu xe ô tô Trung Quốc loại dưới 9 chỗ chở người bán tại Việt Nam không hề ít. Theo con đường lắp ráp và phân phối chính thức có tới cả chục loại. Chery và Lifan được lắp ở nhà máy tổng công ty ô tô Hòa Bình (VMC); Haifei tại nhà máy của Vinaxuki; BYD, Haima và Geely được phân phối trực tiếp cũng vài năm; và mới nhất là MG, một thương hiệu vốn có xuất phát điểm từ nước Anh. Tuy nhiên, hầu hết các xe này đều có lượng tiêu thụ ngày càng đi xuống và thậm chí chuẩn bị biến mất khỏi thị trường.
Xe Trung Quốc lắp ráp sắp tuyệt chủng
Từ đầu năm đến nay không bán được chiếc xe nào, đó là tình cảnh của Lifan 520, theo báo cáo của VAMA. Lifan 520 được lắp ráp tại nhà máy của VMC từ năm 2007 và phân phối độc quyền thông qua công ty Cổ phần ô tô Bảo Toàn, với kỳ vọng bán được 2.000 xe/năm, giá bán trên dưới 300 triệu đồng vào thời điểm đó.
Mẫu xe nhỏ Chery QQ suốt 7 tháng qua chỉ bán được... đúng một chiếc, dù giá chỉ khoảng 210 triệu đồng, bằng nửa các xe cùng hạng như GM Spark hay Kia Morning. QQ được VMC giới thiệu tháng 4/2009 với nhiều kỳ vọng vì đây là mẫu xe bán chạy nhất phân khúc hạng nhỏ của Trung Quốc nhiều năm. Tuy nhiên, chiếc xe mang kiểu dáng sao chép của mẫu Matiz (tiền thân của GM Spark) này cũng chuẩn bị phải được khai tử. So sánh trong cùng thời điểm các tháng đầu năm, GM Việt Nam đã bán tới 860 xe Spark các loại.
Lifan 520 của công ty Bảo Toàn.
Khá khẩm hơn người anh em QQ, chiếc Chery Riich M1 bán được 8 chiếc/7 tháng. Riich M1 trang bị cao cấp hơn QQ, dung tích máy lớn hơn và giá bán cũng cao hơn, nhưng vẫn được coi là rẻ với giá tầm 290 triệu đồng/xe. Tuy vậy, tâm lý e dè xe Trung Quốc có lẽ là trở ngại lớn nhất mà chiếc xe này gặp phải, mặc dù thị trường xe Việt Nam đang dần hồi phục.
Chery QQ giá rẻ như bèo cũng không ai mua.
Một thành viên trong VAMA là Mekong Auto cũng chẳng có niềm vui lớn như các "đồng nghiệp". So với 7 tháng cùng kỳ năm ngoái, Mekong có lượng xe bán ra giảm tới 17%. Hai mẫu xe du lịch mà Công ty này phát triển từ năm 2004 là PMC Premio (giá từ 316 triệu đến 418 triệu đồng) và PMC Pronto (7 chỗ, giá 457 triệu đồng) từ đầu năm bán vỏn vẹn dưới 100 xe. Công nghệ cũ, ít thay đổi về thiết kế là nhiều lý do khiến 2 mẫu xe này ít được dân thành thị quan tâm. PMC trước đây vốn là hãng xe duy nhất của Triều Tiên, sau vì kinh doanh ế ấm nên đã được hãng xe Trung Quốc là Thượng Hải Auto mua lại.
Hafei HFJ 7110 của Vinaxuki.
Vinaxuki cũng đóng góp vào bức tranh ế ẩm của xe Trung Quốc với mẫu xe hạng nhỏ Hafei HFJ 7110, từ đầu năm đến nay, số xe bán được là con số 0. Đồng thời, Vinaxuki tiếp tục đón nhận tình hình kinh doanh không mấy sáng sủa với con số tăng trưởng âm 62% so với với 7 tháng đầu năm ngoái.
Xe Trung Quốc nhập khẩu "ngủ đông"
So với các xe lắp ráp kể trên, tình hình không sáng sủa hơn là bao đối với xe được nhập khẩu nguyên chiếc. Đi đầu trong việc phân phối xe "tàu" là công ty FAuto với mẫu F0 và G3. Tuy nhiên, hiện tại không còn thấy công ty này có hoạt động nào trên thị trường.
Xe Haima 7 cạnh tranh với các xe SUV nổi tiếng như Honda CR-V.
Một trong những công ty kinh doanh xe nhập khẩu rất phát đạt trước đây là Kylin từ cuối năm 2011 tuyên bố phân phối xe Haima, được quảng bá là của một hãng liên doanh với Mazda ở Trung Quốc. Với giá bán chỉ rẻ bằng nửa xe cùng hạng của Nhật hay Hàn Quốc (chẳng hạn Haima 7 giá dưới 500 triệu, so với giá trên dưới 1 tỷ đồng của Honda CR-V), nhưng lượng khách hàng quan tâm cũng không nhiều. Kylin cũng đã phải thu hẹp quy mô kinh doanh đáng kể trong vòng 2 năm qua, đặc biệt từ sau Thông tư 20 buộc xe nhập khẩu phải được bán bởi nhà phân phối chính thức.
Kylin cũng không thành công với thương hiệu Geely, dù đây được coi là một trong những hãng xe nội địa lớn nhất của Trung Quốc.
Thương hiệu MG nguồn gốc Anh Quốc mới vào Việt Nam trong năm nay, thuộc sở hữu của công ty ôtô Trung Quốc.
Tháng 6 vừa qua, công ty VinaMG đã công bố sẽ phân phối cùng lúc 6 mẫu xe MG ở đủ các phân khúc. MG vốn là hãng xe có nguồn gốc từ Anh, nhưng đã bị phá sản và được bán sang tay Tập đoàn ô tô Thượng Hải (SAIC). Dù vậy, ngay chính tại Trung Quốc, MG vẫn là cái tên ít người biết đến.
Cho đến nay, chưa mẫu xe Trung Quốc nào thành công tại Việt Nam. Nguyên nhân một phần do tâm lý coi thường hàng "tàu" của người tiêu dùng, nhưng chủ yếu là bởi chất lượng của các mẫu xe trên đều rất kém. Tại Trung Quốc, người dân cũng thích chọn xe của các hãng nổi tiếng trên thế giới hơn và khiến chính phủ nước này đang tìm đủ mọi cách để hạn chế sự phát triển của những tập đoàn ô tô toàn cầu. Chính vì vậy, khi không tôn trọng người tiêu dùng Việt Nam bằng việc lựa chọn sản phẩm tồi, các công ty lắp ráp cũng như phân phối nguyên chiếc xe Trung Quốc phải nhận thất bại là chuyện dễ hiểu.
Theo VNE
Nghi gây yếu sinh lý, ô tô Trung Quốc bị điều tra Một số dòng xe tại Trung Quốc đang bị điều tra vì nghi có lượng phóng xạ cao trong một số chi tiết, khiến người dùng có thể bị ảnh hưởng tới vấn đề sinh lý sau một thời gian sử dụng xe. Theo chuyên trang về ôtô xe máy Leftlanenews, Ủy ban Quản lý Giám sát Chất lượng, Kiểm tra và Kiểm...