Xe Hổ Vồ ‘giày xéo’, đường nghìn tỷ nát bươm
Những tuyến quốc lộ huyết mạch tại huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng đang chịu cảnh xe quá tải “giày xéo” nhiều năm nay. Cơ quan quản lý đường bộ chỉ biết gằm mặt vá đường rồi kêu than, họ rất bức xúc nhưng đành bất lực vì “cóc kêu không thấu trời”.
Kẻ phá đường, người đi sửa
Ông Trần Xuân Hòa, Hạt phó Hạt QLĐB huyện Kỳ Anh tỏ ra ngán ngẩm khi biết chúng tôi hỏi về tình trạng xuống cấp của các tuyến đường huyết mạch ở Kỳ Anh.
“Chú coi đó, huyện Kỳ Anh giờ như một đại công trường, từng đoàn xe Hổ Vồ, xe tải 3,4 chân hoán cải tăng thể tích thùng, chở gấp 4,5 lần trọng tải cho phép, ngày đêm rầm rập chạy thế kia, đường nào chịu đựng nổi”, ông Hòa nói. Những sóng trâu trên quốc lộ, kéo dài nhiều km do xe quá tải.
Một chiếc Hổ Vồ 4 chân của Mỏ đá Cơn Tria đang di chuyển trên đoạn quốc lộ xuống cảng Vũng Áng đã bị “cày nát”.
Theo ông Hòa, việc xe quá khổ quá tải lưu thông lượng lớn đã tàn phá kết cấu hạ tầng giao thông. Trên các tuyến đường thường xuyên xuất hiện hiện tượng lõm, lún, hố sâu. Đặc biệt là hiện tượng “sóng trâu” xuất hiện nhan nhản, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn.
Các tuyến đường bị tàn phá nhiều nhất là cung đường từ km65 (thị trấn Kỳ Anh) đến km590 (xã Kỳ Nam), tuyến QL12C, tuyến đường Ngã ba Cảng – Vũng Áng…
Đây là các tuyến giao thông huyết mạch, xe tải chở vật liệu thường xuyên đi lại. Và cũng là những tuyến bị tàn phá nhiều nhất.
Những cán bộ ở Hạt quản lý đường bộ đang rất bức xúc trước việc đường xuống cấp trầm trọng, xe quá tải, nâng thùng vô tư phá đường, không bị xử lý.
“Các tuyến đường được đầu tư theo quy trình kỹ thuật tính toán cho phép. Nếu các phương tiện chở đúng trọng tải thì đường sẽ sử dụng được lâu. Nhưng thực tế thì xe nào cũng chở quá tải”, ông Hòa nói thêm.
Hai năm nay, ngày nào Hạt cũng phải cắt cử công nhân, thuê thêm hàng chục người rải ra trên các tuyến quốc lộ để thu dọn đất đá, sỏi cát mà những chiếc xe tải vung vãi do không phủ bạt đảm bảo an toàn.
“Chúng tôi đang oằn mình giữ từng cây cầu, từng đoạn đường. Đặc biệt là tại cầu Thầu Dầu, Khe Lũy, Khe Lau bị tàn phá mạnh nhất. Giữ được ngày nào hay ngày đó! Nhìn đường bị tàn phá, nóng ruột lắm rồi nhưng chẳng biết làm sao được”, ông Hòa chia sẻ.
Điều bức xúc của ông Hòa nói riêng và ngành quản lý đường bộ nói chung là xe quá khổ quá tải vi phạm nhan nhản, nhưng chẳng thấy ai xử lý.
“Chúng tôi cứ sửa xong lại bị phá. Mà nguyên nhân cũng chính do xe tải 3,4 chân, xe Hổ Vồ… Các nhà xe tự ý thay đổi thùng xe, chở quá 4,5 lần, người dân bình thường còn thấy được vi phạm, không hiểu CSGT ở đâu mà không xử lý?”, ông Hòa nói.
Video đang HOT
Đua nhau nâng thùng, tăng tải trọng
Điều tra của PV.TS cho thấy, hầu hết các loại xe tải tự đổ đang lưu hành ở tỉnh Hà Tĩnh nói chung và huyện Kỳ Anh nói riêng, đều tự thay đổi kích thước thùng xe.
Ông N.G.P, Giám đốc một DN vận tải chuyên chở VLXD ở Formosa cho biết, các nhà xe buộc phải tăng kích thước thùng xe bằng cách hàn thêm khoảng 40cm trên thành thùng để tăng khối lượng và tải trọng.
Thùng xe Hổ Vồ đời cũ như muốn bung ra vì lượng đá chất quá lớn.
Cận cảnh một chiếc Hổ Vồ 3 chân đời mới, thiết kế thùng cao chỉ 60cm, sau khi mua về liền đưa đến gara và hàn thêm hơn 1m.
Theo vị giám đốc này, xe tải hiệu Hổ Vồ rất được giới kinh doanh vận tải ưa chuộng vì kích thước thùng lớn, máy khỏe. Vài năm trở lại đây, lượng xe này tăng chóng mặt.
“Có nhiều DN sang tận Trung Quốc đặt hàng, bảo hãng lắp thùng xe theo yêu cầu của mình. Thế nên ngoài đường có nhiều xe thùng bị chắp nối, nhưng cũng rất nhiều xe thùng đúc cả khối”, ông P. nói.
Theo giới kinh doanh vận tải, việc thay đổi thùng là điều gần như bắt buộc nếu DN muốn có lãi trong kinh doanh. Và tất nhiên, họ không quan tâm tới việc đường sá bị ảnh hưởng thế nào.
Đối với xe Hổ Vồ loại 3 chân, thiết kế trọng tải cho phép khoảng 9 tấn, thùng cao 1,5m. Tuy nhiên Gần như 100% xe chở đá, cát phục vụ ở Formosa đều tăng thùng lên hơn 2m, trọng tải chở 42-45 tấn. Tăng gấp 4-5 lần.
Nói rồi P. đưa cho chúng tôi bản thống kê những chiếc xe tải trong Cty chở đá cho Formosa. Chỉ cần liếc mắt qua cũng thấy được 100% xe Hổ Vồ 3 chân (thiết kế 9 tấn) khi cân tại trạm cân Formosa có trọng tải trên 40 tấn.
Tại các mỏ đá Khe Đàn, QK4, Cơn Tria…, mỗi ngày có hàng trăm lưu lượt xe ra vào. Xe nào cũng chất đầy, vượt quá thùng xe gần nửa mét. Trên các tuyến đường QL12, QL1A, Cảng Vũng Áng, từng đoàn xe tải 3,4 chân chở đá sỏi, đất cát ì ạch vượt đi vào các công trình.
Cùng với nhu cầu độn, be thùng xe tải lên cao, các gara sửa chữa, thay đối thiết kế cho các nhà xe dọc QL1A ở huyện Kỳ Anh cũng mọc như nấm sau mưa.
Báo động nhất là tình trạng những xe tải chở cát, đá xay tưới nước. Theo nhận định của cơ quan quản lý đường bộ, nước từ các thùng xe chảy xuống mặt đường là nguyên nhân chính dẫn tới đường bị xuống cấp nhanh nhất.
Khi được hỏi vì sao hàng nghìn xe ngang nhiên vi phạm như thế, ai cũng thấy được, nhưng không bị CSGT xử lý, anh P. cười rồi nói: Cũng có ít xe bị xử lý, còn hầu hết được CSGT, cơ quan chức năng “ngó lơ”. P. không chịu thông tin vì sao được “ngó lơ”.
Bộ Công an nhanh chóng vào cuộc Ngày 17/4/2014, báo điện tử TS nhận được công văn số 11534/v11-TTTTBC của Bộ Công an về bài viết “Xe “hổ vồ” hoành hành, dân bất an khi ra đường” được đăng tải trên TS vào ngày 16/4/2014. Bài báo phản ánh tình trạng hàng nghìn xe tải 3,4 chân, tự ý thay đổi kích thước, nâng thùng xe, chở quá tải gấp 4-5 lần trọng tải cho phép ngày đêm lưu thông trên các tuyến đường huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh làm đường sá bị hư hỏng và trở thành nỗi ám ảnh của người dân mỗi khi ra đường. “Về việc này, văn phòng Bộ Công an đã có văn bản đề nghị Công an tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo kiểm tra, xử lý thông tin trên”công văn nêu. Ngọc Trang
Duy Tuấn
(còn nữa)
Theo_VietNamNet
Ai đã xóa sổ 130.000 ha rừng Tây Nguyên?
Chỉ trong 5 năm gần đây, khu vực Tây Nguyên mất đến hơn 130.000 rừng. Chưa bao giờ, khu vực có diện tích rừng lớn nhất cả nước với hơn 2,84 triệu ha này lại bị tàn phá, xâm hại nhiều, nhanh, nghiêm trọng như những năm gần đây.
Những "thủ phạm" nào đã gây ra cuộc tàn sát rừng nhanh chóng như vậy? Giải pháp nào để cứu rừng Tây Nguyên?
Kỳ 1: Cơn lốc cao su tàn sát rừng!
Trong hàng loạt "cơn lốc" do chính con người tạo ra đã nhanh chóng xóa sổ hàng chục vạn ha rừng mỗi năm ở Tây Nguyên, cao su là "thủ phạm" số 1 tàn sát rừng nhiều nhất, nhanh nhất.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, trong 5 năm qua các tỉnh Tây Nguyên đã cấp phép đầu tư cho hơn 700 dự án trên đất lâm nghiệp với tổng diện tích gần 216.000 ha, trong đó có hơn 100.000 ha chuyển sang trồng cao su.
Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp lợi dụng dự án để chiếm phá, khai thác rừng hoặc không đủ năng lực tài chính, thiếu trách nhiệm khiến rừng bị tàn phá, lấn chiếm trái phép nhưng các cơ quan chức năng không có biện pháp ngăn chặn.
Mỗi năm mất hơn 25.700 ha rừng
Số liệu thống kê do Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - NN&PTNT) vừa công bố năm 2013 đã khiến những ai nghe đều phải giật mình: chỉ tính từ năm 2007 đến 2013, 5 tỉnh Tây Nguyên gồm Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng đã mất đi hơn 129.600 ha rừng, trong đó rừng tự nhiên mất hơn 107.400 ha, rừng trồng mất trên 22.200 ha. Trung bình mỗi năm, khu vực này bị mất hơn 25.700 ha rừng. Đây là diện tích rừng bị mất lớn nhất trong thời gian nhanh nhất từ trước đến nay.
Tại tỉnh Gia Lai, 5 năm qua đã mất đi trên 42.300 ha rừng, diện tích rừng tự nhiên bị giảm đến hơn 62.100 ha. Trong thời gian này, tỉnh Gia Lai đã phát hiện hơn 11.160 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng, chủ yếu là tình trạng phá rừng, khai thác, vận chuyển, mua bán gỗ trái phép...
Cùng thời điểm, tại tỉnh Đắk Lắk đã phát hiện hơn 9.000 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng, gây thiệt hại hơn 8.500 ha rừng, trong đó hầu hết là rừng tự nhiên. Tính bình quân, mỗi năm Đắk Lắk mất đi 1.706 ha rừng.
Tỉnh Kon Tum bị mất hơn 26.700 ha rừng, phát hiện hơn 6.700 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
Theo kết quả khảo sát mới nhất của Tổng cục Lâm nghiệp, hiện độ che phủ của rừng ở khu vực Tây Nguyên chỉ còn 51,3%, trong đó rừng có trữ lượng độ che phủ chỉ còn 32,4%. Mặt khác, hàng loạt loại gỗ quý hiếm, lâm đặc sản vốn chỉ có ở Tây Nguyên hiện đã "biến mất".
Trong khi đó, đại diện Tổng cục Lâm nghiệp cho rằng tình trạng mất rừng ở Tây Nguyên chưa dừng lại với hàng vạn ha rừng khác sẽ tiếp tục biến mất khi sắp tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai rà soát, quy hoạch lại 1 triệu ha rừng nghèo kiệt ở khu vực này.
Lâm tặc dùng xe máy mở đường để khai thác, vận chuyển gỗ trái phép tại huyện M'Đrắk, Đắk Lắk
Các dự án cao su hủy diệt rừng
Theo đánh giá của Tổng cục Lâm nghiệp, trong 130.000 ha rừng bị mất ở Tây Nguyên 5 năm qua có đến 78%, tương đương 101.700 ha rừng là hệ quả từ chủ trương chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cao su và từ các dự án thủy điện.
Còn lại là các nguyên nhân chủ yếu như khai thác, chặt phá trái phép (hơn 7.390, bình quân mỗi năm có 1.478 ha rừng bị mất), khai thác trắng rừng (hơn 4.600 ha, chiếm 4%)...
Số liệu thống kê chưa đầy đủ cho thấy chỉ trong mấy năm gần đây các tỉnh Tây Nguyên đã cấp phép cho hơn 700 dự án trên đất lâm nghiệp với tổng diện tích gần 216.000 ha, trong đó có trên 100.000 ha rừng chuyển sang trồng cao su.
Những năm gần đây, "cơn lốc" chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cao su diễn ra ồ ạt, không kiểm soát tại Tây Nguyên đã khiến hàng vạn ha rừng bị xóa sổ vô tội vạ. Trong khi đó, phần lớn các dự án trồng cao su chủ yếu chiếm đất, khai phá rừng rồi để đó, nhiều năm qua vẫn chưa trồng cao su.
Trong diện tích đất rừng giao cho các dự án trồng cao su, có đến hơn 4.000 ha bị chặt trắng mà đến nay vẫn chưa chưa phát huy được hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường... Ngoài ra, còn có hơn 7.400 ha bị chặt phá trái phép.
Ông Nguyễn Lân, Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Bông (Đắk Lắk), chỉ rõ: "Thực tế, nhiều doanh nghiệp lợi dụng dự án trồng cao su để trục lợi. Sau khi được giao đất rừng, họ chỉ tập trung khai thác rừng, sau đó nhiều năm cũng không thấy triển khai trồng trọt gì. Nhiều doanh nghiệp khác thì thuê đất rừng nhiều nhưng trồng ít".
Tiếp xúc với phóng viên, nhiều lãnh đạo chính quyền địa phương và cả cán bộ kiểm lâm, lâm nghiệp tại các tỉnh Tây Nguyên đều bức xúc phản ánh: không ít doanh nghiệp sau khi có được chủ trương cho phép đầu tư của tỉnh, họ không cần liên hệ với chính quyền địa phương hay ngành kiểm lâm mà xộc vào các khu rừng "tự tung, tự tác" khảo sát, lập dự án...
Sau khi được cấp phép, giao đất rừng, các doanh nghiệp ồ ạt khoanh vùng, khai phá rừng mà không báo cơ quan chức năng giám sát cũng không lập kế hoạch sử dụng đất rừng được giao. Từ đó, người dân thấy vậy cũng đua nhau phá rừng, chiếm đất để chờ đền bù hoặc mua bán, sang nhượng trái phép tràn lan.
Ông Y Rít Buôn Yă, Phó Giám đốc Sở NN&PTNN kiêm Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk, nói: "Từ khi các dự án trồng cao su đăng ký đầu tư tràn lan ở các địa phương, việc quản lý, quy hoạch, bảo vệ rừng càng khó khăn. Trong nhiều lý do cũng như tác nhân khiến rừng bị xâm hại, các dự án cao su là xâm hại nhiều nhất, nặng nề nhất đối với rừng".
Ông Phạm Thế Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai nhìn nhận: "Mặc dù tỉnh Gia Lai đã triển khai nhiều giải pháp để ngăn chặn tình trạng phá rừng nhưng thực tế vẫn không thể ngăn chặn hết. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng phá rừng nhiều như hiện nay là do việc chuyển rừng nghèo sang trồng cao su".
Lâm tặc sử dùng xe "đặc chủng" mở đường khai thác gỗ trái phép tại huyện M'Đrắk, Đắk Lắk.
Tan hoang những cánh rừng Tây Nguyên
Theo Motthegioi
Nơi từng ngày người dân sống chung với hổ Nếu không đến tận nơi, nghe tận tai, nhìn tận mắt thì không ai nghĩ rằng ở đây từng ngày người dân đang sống chung với hổ, bước chân vào rừng là nỗi lo gặp hổ lại thường trực với họ. Đến nỗi bây giờ chuyện gặp hổ đã là chuyện rất bình thường của đồng bào H' Rê nơi đây. Chúng tôi...