Xe hàng xuất sang Trung Quốc có xu hướng giảm
Số liệu của Bộ Công thương cho thấy, lượng hàng hóa giao nhận tại các cửa khẩu đất liền Việt Nam – Trung Quốc ngày 15-3 tiếp tục giảm so với những ngày trước đó.
Hàng hóa được làm thủ tục xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Hoàng Mô, tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Ngân Hà
Cụ thể, trong ngày 10-3, các cửa khẩu biên giới phía Bắc đã làm thủ tục xuất nhập khẩu cho 1.607 xe hàng.
Ngày 11-3, lượng hàng hóa được thông quan tại các cửa khẩu thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu tăng vọt với tổng số xe xuất khẩu là 13.540 xe, nhập khẩu 14.130 xe, tồn 751 xe.
Ngày 13-3 lượng giao nhận hàng hóa tại các cửa khẩu giảm mạnh với tổng số xe hàng xuất nhập khẩu là 1.647 xe. Trong số đó, xuất khẩu 872 xe, nhập khẩu 802 xe, còn tồn 756 xe hàng hóa, chủ yếu là nông sản, linh kiện điện tử.
Đến ngày 15-3-2020, lượng hàng hóa thông quan tại các cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc tiếp tục giảm, số xe hàng hóa tồn lại tăng lên. Các cửa khẩu đã thông quan cho 1.410 xe hàng, trong đó xuất khẩu 682 xe và nhập khẩu 728 xe. Tổng số xe tồn gồm: 945 xe tồn xuất và 2 xe tồn nhập khẩu.
Video đang HOT
Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong ngày 15-3 có, 771 xe và 1 toa tàu được làm thủ tục xuất nhập khẩu, trong đó: 451 xe xuất, 445 xe nhập và 2 toa tàu. Còn tồn lại 876 xe, 7 toa tàu chờ xuất, và 2 toa chờ nhập khẩu.
Trong đó, cửa khẩu Hữu Nghị, xuất 179 xe (nông sản, hoa quả, linh kiện điện tử, máy móc: bao gồm các loại hình xuất kinh doanh biên giới, xuất kinh doanh, xuất gia công, quá cảnh); nhập 350 xe (linh kiện điện tử, máy móc, hàng may mặc, nông sản, giấy, sơ mi rơ móc, phụ tùng ô tô… bao gồm các loại hình: nhập kinh doanh, nhập gia công sản xuất…); tồn 119 xe xuất khẩu nông sản và linh kiện điện tử.
Cửa khẩu Tân Thanh, xuất 147 xe nông sản, hoa quả (dưa hấu, xoài, thanh long, mít, chuối, chôm chôm, lá tre, tinh bột sắn, chổi chít, long nhãn…); nhập 47 xe nông sản (khoai tây, nấm, lạc, quýt, đỗ xanh, tạp hóa…). 746 xe nông sản, hoa quả đang chờ làm thủ tục xuất khẩu.
Cửa khẩu Cốc Nam đã làm thủ tục xuất khẩu 77 xe nông sản, còn 11 xe (lạc, tạp hóa, da bò, mỹ phẩm, cá basa đông lạnh) đang chờ làm thủ tục.
Cửa khẩu Ga Đồng Đăng nhập 2 toa Ecu đai ốc sắt, tồn 8 toa (7 toa quặng sắt xuất khẩu là 2 toa hàng tiêu dùng nhập khẩu đang chờ thông quan Hải quan).
Cửa khẩu Chi Ma, xuất 48 xe (hạt tiêu, tinh bột sắn), nhập 4 xe (phụ kiện làm chiếu, tạp hóa, máy mát hơi nước), 80 xe hàng hóa khác đang chờ xuất khẩu.
Tại tỉnh Lào Cai, cửa khẩu quốc tế đường bộ đã thông quan 373 xe hàng hóa gồm, xuất khẩu 114 xe (thanh long, dưa hấu, chuối, xoài, mít, tinh bột sắn, gỗ ván lạng, các mặt hàng khác). Tổng khối lượng 2.569 tấn, trị giá 1.565 nghìn USD. Nhập khẩu 259 xe (rau củ quả các loại, phân bón, các mặt hàng khác); tổng khối lượng 3.803 tấn, trị giá 1.101 nghìn USD. Không tồn xe hàng hóa nào.
Cửa khẩu quốc tế đường sắt cũng xuất khẩu 650 tấn lưu huỳnh quá cảnh, trị giá 40 nghìn USD; nhập khẩu 867 phân bón DAP, trị giá 266 nghìn USD. Ở cửa khẩu không có xe tồn.
Trong ngày 15-3, tổng số xe xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là 104 xe, trong đó, 82 xe xuất, 22 xe nhập và 62 xe tồn (không tính hàng đông lạnh).
Lũy kế từ ngày 5-2 đến ngày 15-3 tại một số cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc: tổng xuất khẩu 17.466 xe, tổng nhập khẩu 16.769 xe.
Theo Bienphong.com.vn
Châu Âu trước nỗi ám ảnh mới về người di cư
Đối mặt với nguy cơ xảy ra một làn sóng gần 1 triệu người tháo chạy khỏi cuộc chiến ở miền Bắc Syria, Thổ Nhĩ Kỳ đã mở toang cửa khẩu biên giới với Hy Lạp cho hàng nghìn người tị nạn và người di cư khác tìm cách đến châu Âu.
Hàng nghìn người di cư đổ về Hy Lạp sau khi Thổ Nhĩ Kỳ mở cửa biên giới
Điều này hiện hữu một cuộc khủng hoảng di cư mới tại khu vực biên giới châu Âu như những gì xảy ra hồi năm 2015.
Thổ Nhĩ Kỳ hiện là nơi trú chân của 4 triệu người tị nạn, khoảng 3,6 triệu người trong số đó đến từ Syria. Trước kia, sự di chuyển của họ bên trong Thổ Nhĩ Kỳ chịu những quy định nghiêm ngặt và tuân theo thỏa thuận với Liên minh châu Âu (EU) hồi năm 2016, Thổ Nhĩ Kỳ đã thắt chặt các biện pháp kiểm soát biên giới. Kể từ khi Ankara hồi tuần trước tuyên bố rằng nước này sẽ không cản trở những ai tìm cách đến châu Âu, hàng nghìn người Afghanistan, Iran, Syria, Pakistan và từ châu Phi, châu Á đã vội vàng tìm cách thử vận may. Mặc dù động thái trên bề ngoài dường như xuất phát từ cuộc xung đột ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ, song giới chức Hy Lạp cho biết hầu như không có người Syria nào nằm trong số những người di cư thời gian gần đây. Phần lớn những người bị bắt giữ hôm 2/3 là từ Afghanistan, Pakistan và Maroc.
Đối phó với tình hình này, Hy Lạp đã đóng cửa biên giới, tăng cường lực lượng quân đội và cảnh sát tại biên giới, và nỗ lực ngăn chặn các tàu chở người di cư muốn tìm đường tắt song đầy nguy hiểm từ bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ đến các đảo phía Đông của Hy Lạp. Cho đến chiều 3/3, giới chức Hy Lạp đã bắt giữ và cáo buộc 218 người với tội danh nhập cảnh bất hợp pháp sau khi vượt qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Theo Tổ chức Di cư Quốc tế của Liên hợp quốc, tính đến chiều 28/2, 13.000 người đã đến được khu vực biên giới dài 212 km của Hy Lạp.
Lâu nay Thổ Nhĩ Kỳ đã phàn nàn về việc thiếu sự hỗ trợ về chia sẻ gánh nặng của việc chăm lo cho một lượng người tị nạn lớn nhất thế giới. Mặc dù EU đã cam kết khoản hỗ trợ trị giá 6 tỷ euro để chi trả dịch vụ cho người tị nạn Syria, song Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan muốn tái thương lượng thỏa thuận này với EU. Ông nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ cho đến nay đã chi 40 tỷ USD để duy trì cuộc sống cho người tị nạn. Ankara cũng tìm kiếm sự ủng hộ đối với chính sách của mình ở Syria, nơi Thổ Nhĩ Kỳ phản đối Tổng thống Syria Bashar Assad và các tay súng người Kurd có quan hệ với đảng Lao động người Kurd (PKK), vốn tham gia lực lượng nổi loạn ở Thổ Nhĩ Kỳ trong vòng 35 năm qua. Tổng thống Erdogan muốn sử dụng một số vùng lãnh thổ giành lại được từ lực lượng người Kurd hồi tháng 10 để tái định cư người tị nạn từ Thổ Nhĩ Kỳ song kế hoạch này đã không nhận được sự ủng hộ mặn mà của cộng đồng quốc tế.
Số lượng người di cư đến Hy Lạp vào cuối năm 2019 đạt mức cao nhất kể từ năm 2016, thậm chí trước khi Thổ Nhĩ Kỳ bãi bỏ các biện pháp kiểm soát biên giới. EU lo ngại nguy cơ lặp lại một cuộc khủng hoảng di cư vốn gây chia rẽ giữa các thành viên trong khối.
Thậm chí trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng hiện nay, Hy Lạp đã phải vật lộn để đối phó với hàng chục nghìn người di cư đến từ Thổ Nhĩ Kỳ. Phần lớn những người di cư muốn tiếp tục hành trình đến các nước châu Âu giàu có hơn như Đức, song họ bị mắc kẹt ở Hy Lạp sau khi các nước khác đóng cửa biên giới. Các trại tị nạn dành cho người di cư trên các đảo ở Hy Lạp thường vượt quá sức chứa.
Theo thỏa thuận EU-Thổ Nhĩ Kỳ, những người di cư mới đến phải sống tại các trại tị nạn trên đảo cho đến khi hồ sơ xin tị nạn của họ được xử lý, song thường xảy ra tình trạng tồn đọng lớn trong quá trình xin tị nạn tốn kém thời gian này. Người dân địa phương sống trên đảo hiện đã mất kiên nhẫn sau 5 năm chịu đựng gánh nặng làn sóng người di cư của châu Âu, và những nỗ lực của chính phủ Hy Lạp hồi tuần trước để xây dựng các trại tị nạn mới trên đảo Lesbos và Chios đã dẫn đến các cuộc bạo loạn trên các đảo này.
Đ.A
Theo haiquanonline.com.vn
Thắt chặt chống dịch Covid-19 khi mở cửa khẩu xuất nhập khẩu hàng hóa Ngày 15/2, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh ký công văn gửi tới lãnh đạo UBND các tỉnh biên giới phía Bắc đề nghị phối hợp triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 808/VPCP-KTTH ngày 5/2 của Văn phòng Chính phủ và Công điện số 224/CĐ-TTg ngày 12/2. Theo đó, căn...