Xe hàng “lót tay” hải quan ở Lạng Sơn?
Từ nhiều tháng nay nhiều DN kinh doanh hàng đông lạnh bức xúc về việc họ bị buộc phải “chui” vào hai bãi xe của Cty Vĩnh Long để đóng khoản phí khoảng 40 triệu đồng nếu muốn được Hải quan cửa khẩu Chi Ma đóng dấu xác nhận xuất hàng sang bên kia biên giới…
Cầm đèn chạy trước ô tô
Ngày 10/4/2012, căn cứ vào tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa tại Cửa khẩu Chi Ma, huyện Lộc Bình, Lạng Sơn và được sự đồng ý của UBND tỉnh Lạng Sơn, Cục Hải quan Lạng Sơn đã có công văn số 657/HQLS-BC gửi Tổng cục Hải quan xin ý kiến triển khai hoạt động giám sát đối với hàng hóa tại địa điểm Co Sa, xã Tú Mịch, huyện Lộc Bình (cho hàng hóa xuất khẩu qua địa điểm Co Sa).
Sau khi Tổng Cục Hải quan báo cáo, ngày 4-5 Bộ Tài chính có văn bản số 5922/BTC-TCHQ gửi UBND tỉnh Lạng Sơn, Cục Hải quan Lạng Sơn. Dẫn chiếu một số quy định chung, Bộ Tài chính yêu cầu “dừng ngay việc cho phép hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và phương tiện vận tải của Trung Quốc” đi qua lối mở Co Sa.
Công văn của Bộ Tài chính cũng đề nghị UBND tỉnh Lạng Sơn cùng các bộ, ngành liên quan xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của lối mở, bố trí đủ lực lượng chức năng tại đây mới được phép xuất khẩu hàng hóa qua lối mở này.
Bãi trung chuyển 1 của Cty Vĩnh Long
Video đang HOT
Ngày 9/5, UBND tỉnh Lạng Sơn có công văn báo cáo Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan… tiếp tục đề nghị cho phép xuất, nhập khẩu hàng hóa qua lối mở Co Sa. Trong khi Bộ Tài chính chưa trả lời thì Tổng cục Hải quan – cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính đã có công văn số 2277/TCHQ-GSQL ngày 11-5 chấp thuận đề nghị của UBND tỉnh Lạng Sơn, cho phép xuất khẩu hàng hóa qua lối mở Co Sa (?!)
Trên thực tế, trước khi báo cáo Bộ Tài chính, UBND tỉnh Lạng Sơn, Cục Hải quan Lạng Sơn đã hoàn tất thủ tục chuẩn bị cho hàng hóa xuất khẩu qua lối mở Co Sa. Cụ thể: Ngày 3/5, UBND tỉnh Lạng Sơn, Cục Hải quan Lạng Sơn và nhiều ban, ngành liên quan đã họp và thống nhất cho phép hàng hóa xuất khẩu qua lối mở Co Sa. Cuộc họp liên ngành này đồng ý cho Cty TNHH xây dựng Vĩnh Long (Cty Vĩnh Long), có trụ sở tại TP Lạng Sơn làm đại lý hải quan tại Chi Ma, cách lối mở Co Sa 4km. Ngày 9-5, Cục Hải quan Lạng Sơn có văn bản xác nhận đủ đủ điều kiện hoạt động đại lý hải quan cho Cty Vĩnh Long.
Ngay sau đó, Cty Vĩnh Long đã xây dựng 2 bãi đỗ xe trung chuyển và giám sát hàng hóa tại khu vực Cửa khẩu Chi Ma. Giám đốc một DN xuất hàng đông lạnh qua cửa khẩu này cho biết: “Khi Cty Vĩnh Long mở bãi trung chuyển, tất cả các DN muốn xuất hàng sang Trung Quốc đều phải vào bãi này làm thủ tục hải quan mới được phép qua lối mở Co Sa. Tuy nhiên, việc Cty Vĩnh Long thu phí từ 37 – 40 triệu đồng một contenner hàng hóa mà chỉ có một phiếu thu không đóng dấu là quá nhiều và không có căn cứ”. Nhiều DN khác cũng khẳng định, có thể mặc cả mức phí với nhân viên của Cty Vĩnh Long.
Cty Vĩnh Long được UBND tỉnh Lạng Sơn và Cục Hải quan Lạng Sơn cho phép làm đại lý xuất khẩu nhưng lại mặc cho DN này tự thu những khoản tiền cao ngất đối với những chủ hàng buộc phải đưa xe vào các bãi trung chuyển do Cty này quản lý. Việc thu phí của Cty Vĩnh Long thông qua cái gọi là “Biên bản thỏa thuận”. Chính sự bất cập này mà nhiều DN đã tố cáo Cty Vĩnh Long đến các cơ quan chức năng và báo chí…
Sai phạm nghiêm trọng
Cần khẳng định rằng, việc UBND tỉnh Lạng Sơn, Cục Hải quan Lạng Sơn cho phép xuất khẩu hàng hóa qua lối mở Co Sa, để Cty Vĩnh Long tự ý thu tiền của các DN là trái với tinh thần của Bộ Tài chính và các quy định của pháp luật.
Cửa khẩu Chi Ma – Lạng Sơn
Theo báo cáo của Chi cục HQCH Chi Ma, từ 1/5 đến 25/9/2012 đã có 6,328 xe ô tô các loại xuất khẩu hàng hóa tại đây với số tiền thu được là gần 16 tỷ đồng. Tuy nhiên, báo cáo này cũng chỉ ra một sai phạm nghiêm trọng tại đây trong thời gian từ tháng 8 đến tháng 11/2012. Báo cáo số 968/HQCM-Th ngày 26-9 của Chi cục HQCK Chi Ma ghi rõ “từ ngày 1/8/2012 đến nay việc quản lý, kiểm tra hàng tạm nhập tái xuất qua lối mở Co Sa thực hiện không đúng quy trình theo Quyết định số 386/QĐ-HQLS ngày 8/6/2012 của Cục Hải quan Lạng Sơn…”.
Cụ thể như sau: Cty Vĩnh Long không xuất khẩu tất cả hàng hóa qua lối mở Co Sa mà qua Co Pheo 1, Co Pheo 2, Nà Táng, Nà Căng – là các lối mòn dân sinh cách Co sa vài km. Việc Cty Vĩnh Long tự ý cho xuất khẩu hàng qua các lối mở trên chưa được sự đồng ý của UBND tỉnh Lạng Sơn là vi phạm pháp luật vì việc xuất khẩu hàng hóa qua biên giới phải được sự giám sát nghiêm ngặt của Hải quan, Bộ đội biên phòng, Kiểm dịch thú y… Vi phạm nghiêm trọng này xảy ra từ 1/8 nhưng đến tận ngày 26/9, lãnh đạo Chi cục HQCK Chi Ma mới báo cáo với Cục Hải quan Lạng Sơn. Đáng nói là số hàng xuất khẩu qua các lối mở trái phép này vẫn được cán bộ hải quan Chi Ma xác nhận “hàng hóa đã xuất khẩu”.
Ngày 7/11, Chi cục HQCK Chi Ma mới ra văn bản yêu cầu, từ ngày 12/11 sẽ bắt giữ xử lý hàng hóa không xuất khẩu qua lối mở Co Sa?!
Trả lời báo chí ngày 7/11, ông Nguyễn Công Trưởng, Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn xác nhận: “Việc thu phí tại các bãi xe của Cty Vĩnh Long do Cty tự chịu trách nhiệm. Vì có tố cáo nên Bộ CA đang làm việc với Cục Hải quan Lạng Sơn và Chi cục HQCK Chi Ma…”.
Theo 24h
Mỹ nâng cấp căn cứ máy bay không người lái ở nước ngoài
Báo The Washington Post ngày 26.10 đưa tin Mỹ sẽ đầu tư đến 1,4 tỉ USD để mở rộng và củng cố căn cứ quân sự của Mỹ ở Djibouti nhằm phục vụ cuộc chiến chống khủng bố của nước này ở Đông Phi và Trung Đông.
Trại Lemonnier, trước đây là một tiền đồn của đội lính lê dương Pháp ở Djibouti, hiện là căn cứ chính trong cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ với gần 16 chuyến bay không người lái và bốn chuyến xuất kích của chiến đấu cơ nhằm thực hiện các phi vụ do thám và tấn công các mục tiêu của mạng lưới khủng bố quốc tế al-Qaeda ở Somalia ở phía nam hoặc băng qua Vịnh Aden đến Yemen trên bán đảo Ả Rập.
Một máy bay không người lái Predator của Mỹ - Ảnh: Reuters
Cơ sở có diện tích hơn 2.000 km2 mà Mỹ thuê của chính phủ Djibouti với giá 38 triệu USD/năm là căn cứ máy bay không người lái Predator "nhộn nhịp" nhất của Mỹ bên ngoài Afghanistan.
Tại cơ sở này có 3.200 binh sĩ, dân thường và nhà thầu Mỹ, thực hiện các công việc hỗ trợ bao gồm huấn luyện các lực lượng nước ngoài, thu thập dữ liệu tình báo và phân phát viện trợ nhân đạo trên toàn Đông Phi trong khuôn khổ chiến dịch thay thế ảnh hưởng của các lực lượng cực đoan.
Một kế hoạch được Bộ Quốc phòng Mỹ trình lên quốc hội nước này hồi tháng 8 vừa qua cho biết khoản ngân sách 1,4 tỉ USD sẽ được chi cho nhiều dự án xây dựng tại Lemonnier, bao gồm khu nhà mới cho 1.100 lính đặc nhiệm, trụ sở tổng hành dinh mới, nâng cấp các đường bay và nhà chứa máy bay mới dành cho các máy bay có và không có người lái.
Theo TNO
Thành viên quốc hội... 19 tuổi Một cô gái mới 19 tuổi nhưng giành được một ghế trong quốc hội Uganda, trở thành nhà làm luật trẻ tuổi nhất của quốc gia Đông Phi này. Proscovia Oromait, mới 19 tuổi và đang chuẩn bị vào đại học, đã đứng ra tranh cử đại diện cho khu vực miền đông Uganda nhằm lấp vào chiếc ghế quốc hội còn trống...