Xe Hàn đã thay đổi tư duy khách Việt thế nào?
Thành công của xe Hàn như Hyundai hay KIA đã và đang phá vỡ những quan niệm cố hữu của khách Việt, đồng thời buộc nhiều hãng xe Nhật phải chạy theo “cuộc chơi mới”.
Cùng với sự tăng trưởng của thị trường, những năm trở lại đây, tư duy mua sắm ô tô của khách Việt cũng bắt đầu cho thấy sự thay đổi rõ rệt khi những mẫu xe thương hiệu Nhật Bản đã đánh mất dần vị thế và không còn là lựa chọn số một. Thay vào đó, các hãng ô tô xuất xứ Hàn Quốc như Hyundai hay KIA đang dần cho thấy sức hút và từng bước “lật ngược thế cờ”.
Ô tô Hàn Quốc tiếp tục ghi nhận một năm thành công về doanh số tại thị trường Việt Nam ĐÌNH TUYÊN
Năm 2021 vừa qua là một minh chứng rõ nét nhất. Theo phân tích số liệu bán hàng từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô việt Nam, Liên doanh ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam và VinFast, khép lại năm vừa qua, người Việt đã mua sắm tổng cộng 410.390 xe ô tô các loại. Trong đó, các mẫu mã ô tô mang thương hiệu Hàn Quốc như Hyundai, KIA… tiếp tục được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn và chiếm tỉ trọng cao.
Đáng chú ý nhất là thương hiệu Hyundai, khi tổng kết năm 2021, bất chấp những ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, thương hiệu này vẫn đạt doanh số lên đến 70.518 xe. Mặc dù giảm nhẹ so với năm 2020, tuy nhiên, kết quả này vẫn rất ấn tượng và giúp Hyundai tiếp tục vượt mặt thương hiệu xe Nhật – Toyota (chỉ đạt 67.533 xe), để năm thứ 2 liên tiếp nắm giữ ngôi vương về doanh số tại thị trường Việt Nam.
Hyundai có năm thứ 2 liên tiếp vượt mặt đối thủ Toyota, trở thành hãng xe bán chạy nhất thị trường Việt Nam
Một thương hiệu xe Hàn khác là KIA cũng đang liên tục gặt hái được những thành công về doanh số tại Việt Nam là KIA. Năm 2021 vừa qua, các mẫu xe KIA do Trường Hải (THACO AUTO) lắp ráp, phân phối cũng rất ăn khách khi bán ra đến 45.532 xe, chỉ xếp sau Hyundai và Toyota trên bảng xếp hạng các thương hiệu ô tô ăn khách nhất tại Việt Nam.
Video đang HOT
Xét riêng các phân khúc, những mẫu xe Hàn Quốc cũng đang dần chứng minh vị thế và thậm chí áp đảo cả những đối thủ xe Nhật từng một thời được xem là “bất khả chiến bại”. Điển hình nhất phải kể đến phân khúc sedan hạng B, chiến địa từng là sân chơi riêng của mẫu xe Nhật – Toyota Vios. Tuy nhiên, năm 2021 vừa qua mọi chuyện đã khác, khi Hyundai Accent với một năm bùng nổ đã chính thức soán ngôi của đối thủ.
KIA cũng ghi nhận một năm “bùng nổ” doanh số với hơn 45.000 xe bán ra TRẦN HOÀNG
Ở phân khúc sedan hạng C, sau nhiều năm giằng co, KIA Cerato cuối cùng cũng đã “cắt đuôi” thành công đối thủ Mazda3 khi đạt lượng xe bán ra áp đảo, lớn hơn cả tổng doanh số của các mẫu xe Nhật, trong đó có những “ông hoàng” một thời như Toyota Corolla Altis hay Honda Civic cộng lại.
Một chiến địa khác cũng chứng kiến cuộc lật đổ của xe Hàn trước xe Nhật là SUV/Crossover 7 chỗ, khi Hyundai Santa Fe những năm gần đây bắt đầu bứt tốc và bỏ xa những đối thủ Nhật như Toyota Fortuner, Mitsubishi Pajero Sport hay Mazda CX-8 về doanh số. KIA Sorento với thế hệ mới cũng đang chứng minh sức hút với doanh số vượt trội so với các mẫu xe Nhật.
Trong khi đó, ở phân khúc xe cỡ nhỏ hạng A, những mẫu xe Hàn như Hyundai Grand i10 hay KIA Morning cũng đang cho các đối thủ đến từ Nhật như Toyota Wigo, Honda Brio hay trước đó là Suzuki Celerio phải “hít khói” với lượng xe áp đảo.
Các mẫu xe Hàn đang giành lấy sự thống trị ở nhiều phân khúc xe chủ lực tại thị trường Việt Nam ĐÌNH TUYÊN
Không thể phủ nhận, những số liệu thống kê đang cho thấy một thực tế rằng, so với khoảng thời gian cách đây gần 10 năm, ô tô Hàn Quốc giờ đây đã hút khách hơn. Đồng thời từng bước san bằng khoảng cách với xe Nhật tại Việt Nam.
Theo nhiều chuyên gia trong ngành ô tô, điều này thực tế cũng không quá khó lý giải, khi các mẫu mã ô tô Hàn Quốc đang sở hữu nhiều lợi thế cạnh tranh hơn so với xe Nhật, từ thiết kế bắt mắt, hợp thị hiếu; trang bị nhiều công nghệ, “đồ chơi”; đến giá bán “mềm” hơn. Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm ngày càng được cải thiện cũng là yếu tố giúp xe Hàn dần giành được vị thế trước các đối thủ xe Nhật tại Việt Nam. Bằng chứng là việc Hyundai đã mạnh dạn nâng thời hạn bảo hành lên 5 năm hoặc 100.000 km, tùy điều kiện nào đến trước.
Tư duy mua sắm của người Việt đã thay đổi đáng kể và khách hàng dần chấp nhận những mẫu xe Hàn với nhiều lợi thế, từ thiết kế đến giá bán, trang bị TRẦN HOÀNG
Đặc biệt, chính sự thay đổi trong tư duy mua sắm của khách hàng Việt Nam, khi dần lược bỏ quan điểm “ăn chắc mặc bền” hay xem ô tô như một tài sản có giá trị cao hơn là một phương tiện đơn thuần, cũng là một “bước ngoặt” giúp các mẫu mã xe Hàn giành lại vị thế trước xe Nhật tại thị trường Việt Nam.
Dĩ nhiên, cuộc đua tranh giữa xe Hàn và xe Nhật vẫn chưa đến hồi kết và sẽ còn rất quyết liệt, khi Toyota, Honda, hay Mazda đều đang nỗ lực trở lại bằng việc liên tục nâng cấp, thay đổi mẫu mã. Mặc dù vậy, đến lúc này, có một thực tế tích cực rằng khách hàng Việt vẫn đang là những người ít nhiều hưởng lợi từ cuộc chiến xe Nhật – Hàn, khi ngày càng có thêm nhiều lựa chọn chất lượng hơn.
Mỹ trao thưởng kỷ lục cho người tố giác lỗi động cơ ôtô
Mỹ công bố tiền thưởng kỷ lục 24 triệu USD cho người phát hiện lỗi an toàn của xe Hyundai và Kia.
Tại Bắc Mỹ, đã có những vụ triệu hồi xe Hyundai và Kia liên quan đến động cơ Theta II. Ảnh: motor1.com
CNN đưa tin, cơ quan quản lý an toàn ôtô Mỹ hôm 9.11 đã công bố phần thưởng đầu tiên cho một người tố giác, trao hơn 24 triệu USD cho một cựu nhân viên Hyundai - người đã cung cấp thông tin về những sai sót an toàn tại nhà sản xuất ôtô Hàn Quốc.
Phần thưởng cho cựu kỹ sư Hyundai Motor Kim Gwang-ho là khoản tiền thưởng lớn nhất từ trước đến nay của một vụ tố giác trong lĩnh vực ôtô trên toàn cầu, theo công ty luật Constantine Cannon, đại diện cho Kim.
Phần thưởng được đưa ra khi Cơ quan Quản lý An toàn Giao thông Đường cao tốc Quốc gia (NHTSA) và Bộ Giao thông Vận tải Mỹ chuẩn bị đề xuất các quy định liên quan đến chương trình tố giác lỗi ôtô mà Quốc hội thành lập vào năm 2015.
Kim đã báo cáo với NHTSA vào năm 2016 rằng, Hyundai đã không giải quyết được lỗi thiết kế liên quan đến động cơ Theta II của Hyundai có nguy cơ cháy nổ.
"Phần thưởng này là khoản tiền lớn nhất được pháp luật cho phép" - NHTSA cho biết trong một thông báo công bố giải thưởng.
Steven Cliff - Phó Giám đốc NHTSA - nói: "Những người tố giác đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa thông tin đến NHTSA về các vấn đề an toàn nghiêm trọng bị che giấu".
Trích dẫn một báo cáo nội bộ từ đội chiến lược chất lượng của Hyundai cho ban lãnh đạo, Kim thông tin với NHTSA rằng, công ty đã không thực hiện đủ hành động để giải quyết lỗi động cơ làm tăng nguy cơ tai nạn.
NHTSA phát hiện ra rằng, Hyundai và công ty con Kia của hãng đã trì hoãn việc thu hồi các xe bị ảnh hưởng và nhà sản xuất ôtô đã cung cấp thông tin không chính xác về các vấn đề này.
Vào năm 2020, đại diện của Hyundai và Kia tại Mỹ đã đồng ý mức phạt dân sự kỷ lục 210 triệu USD sau khi NHTSA cho hay họ không thu hồi xe kịp thời vì các vấn đề về động cơ.
"Tôi hài lòng vì tôi đã được đền bù xứng đáng cho những rủi ro mà tôi đã chấp nhận để bảo vệ chủ sở hữu của những chiếc xe bị lỗi này và biết ơn vì hệ thống pháp luật của Mỹ đã có một chương trình để biến điều này thành khả thi" - Kim nói trong một tuyên bố hôm 9.11. "Tôi hy vọng báo cáo của tôi sẽ dẫn đến những cải thiện an toàn thực sự, cả ở Hyundai và trong toàn ngành" - Kim nói thêm.
Vào năm 2017, các cơ quan quản lý an toàn của Mỹ bắt đầu điều tra xem Hyundai có thu hồi đủ xe và thu hồi kịp thời hay không.
Khoản thanh toán cho Kim là khoản đầu tiên theo Đạo luật tố giác an toàn xe cơ giới, được Quốc hội Mỹ thông qua vào năm 2015 nhằm tạo ra một chương trình khen thưởng cho người tố giác trong Bộ Giao thông vận tải dành cho những người trong ngành cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý an toàn về các khiếm khuyết trên xe.
'Nên chọn ôtô theo tầng lớp xã hội' Xe Đức thích hợp với đại gia, xe Hàn hợp với giới bình dân còn xe Nhật đặc biệt phù hợp với nhóm "ăn chắc mặc bền". Sau khi đọc chia sẻ của "Tài xế 20 năm kinh nghiệm đánh giá xe Đức, Nhật, Hàn" tôi xin đưa ra ý kiến cá nhân của mình tóm lại thế này: Thứ nhất, đối với...