Xe giường nằm ‘đội’ cầu Long Biên, 32 hành khách hoảng sợ
Chiếc xe khách chở 32 người khi đi qua cầu Long Biên đã bị mắc kẹt do xe chiều cao của xe vượt quá mức quy định. Sự việc khiến người trên xe hoảng sợ.
Chiếc xe khách 2 tầng vượt chiều cao quy định
Ông Trần Văn Tuấn (xe ôm) ở khu vực này cho biết, sự việc xảy ra lúc 9h30 ngày 1/5.
Khi xe ôtô khách mang của công ty xe khách Hồng Thái đang chạy từ hướng cầu Chương Dương đi về phía trung tâm Thủ đô đoạn qua đoạn cầu Long Biên thì phần nóc xe vướng vào gầm cầu Long Biên, khiến cho chiếc xe bị kẹt giữa đường. Chiếc xe chở người dân Trà Bồng (Quảng Ngãi) ra Hà Nội thăm lăng Bác ngày nghỉ lễ.
“Xe xuất phát từ 10h đêm qua ở Trà Bồng ra thăm Lăng Bác Hồ, chạy xuyên đêm đến đoạn đường này do không biết đường đi, thấy các phương tiện khác qua được nên tôi cũng chạy qua, không ngờ được sự việc lại xảy ra thế này”, anh Đặng Quang Hưng, 36 tuổi, lái xe cho hay.
Video đang HOT
Anh Hưng cho biết thêm, lúc này trên xe có 32 người, rất may không có thương vong, mọi người chỉ hoảng sợ và hoang mang. Sau khi bình tĩnh lại đoàn đã thuê xe để đi vào lăng viếng Bác ngay sau đó.
Phần nóc xe bị hư hỏng nặng.
Một người ngồi trên xe nói: “Đoàn chúng tôi đang nằm trên xe thì bỗng nghe tiếng xẹt xẹt trên đầu, chiếc xe khự lại, nhiều người bị xô ngã. Ai cũng hoang mang, lo sợ không biết điều gì xảy ra. Khi xuống mới biết là xe bị mắc kẹt khi đi qua gầm cầu Long Biên”.
Chiếc xe ôtô khách 2 tầng, 46 chỗ, khi chạy qua khu vực này do xe cao hơn mức quy định (3m) thì phần nóc xe vướng vào gầm cầu khiến cho chiếc xe bị khự lại, mắc kẹt ở giữa đường. Trên nóc xe máy điều hòa bật tung, nhiều bộ phận bị vỡ và hư hỏng nặng. Khu vực này xảy ra ùn tắc một thời gian dài.
Khoảng 10 phút sau khi sự việc xảy ra, lực lượng cảnh sát giao thông có mặt giải quyết vụ việc và điều tiết giao thông.
Theo Xahoi
Đề nghị xếp hạng cầu Long Biên là Di tích Quốc gia
Hà Nội đề nghị Bộ Giao thông vận tải cho ý kiến về việc xếp hạng cầu Long Biên là di tích lịch sử - nghệ thuật cấp Quốc gia.
Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc vừa có văn bản chính thức đề nghị Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, cho ý kiến để xếp hạng cầu Long Biên.
Lãnh đạo Hà Nội cho rằng, cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng tại Hà Nội, do Pháp xây dựng (1899 - 1902). Cầu Long Biên từng là một trong bốn cây cầu dài nhất thế giới và nổi bật nhất Viễn Đông vào thế kỷ 19.
Từ khi xây dựng đến nay, cầu Long Biên đã chứng kiến thăng trầm của lịch sử suốt hơn 100 năm qua, chịu sự tàn phá của bom đạn qua 2 cuộc chiến tranh. Cầu Long Biên trở thành nhân chứng lịch sử, dấu tích văn hóa lịch sử đặc biệt về sự đấu tranh bất khuất của người dân Thủ đô.
UBND TP Hà Nội thống nhất với đề xuất của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc xếp hạng cầu Long Biên. Hà Nội đề nghị Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, cho ý kiến về việc xếp hạng cây cầu này là Di tích lịch sử - nghệ thuật cấp Quốc gia.
Cầu Long Biên từng là một trong bốn cây cầu dài nhất thế giới và nổi bật nhất Viễn Đông vào thế kỷ 19.
Trước đó, hồi tháng 2/2014, sau khi có thông tin Bộ Giao thông vận tải và Thành phố Hà Nội đang tính toán xây một cầu đường sắt mới ngay tại vị trí cầu Long Biên hiện tại, nhiều chuyên gia và dư luận không đồng tình. Nguyên do bởi cầu Long Biên, công trình được xây dựng từ những năm cuối của thế kỷ 19, được cho là một trong những biểu tượng và công trình lịch sử có giá trị.
Cuộc tranh luận lắng xuống sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu không dỡ cầu Long Biên tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ diễn ra ngày cuối cùng của tháng 2/2014 (28/2).
Trao đổi với Khampha.vn, ông Phan Đăng Long, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho biết, theo quy định của luật di sản, những hiện vật có tuổi thọ từ 100 năm trở lên sẽ được coi là di sản. Cầu Long Biên đã có hơn 100 năm, tuy nhiên, tới giờ vẫn chưa được xếp hạng di tích.
Theo ông Long, muốn công nhận là di sản, ngoài quy định tuổi thọ 100 năm, cũng cần có thủ tục hành chính để công nhận di sản. Thủ tục hành chính hiện nay đang có "vướng mắc" và sẽ sớm được giải quyết.
Mặc dù vậy, theo ông Long, bản thân cầu Long Biên hiện nay là một di sản. Do vậy, phải được bảo tồn và giữ gìn theo quy định luật di sản.
Theo Khampha
Ai chứng minh đường Trường Chinh 'cong mềm mại'? "Con đường Trường Chinh vốn là thẳng, nay nó thành cong, và việc uốn cong này không được tường minh, không được giải trình, không được công khai minh bạch để đến lúc công luận vào cuộc rồi lại tìm lý lẽ để khỏa lấp. Những người biến đường thẳng thành cong cần phải xem lại", KTS Trần Huy Ánh thẳng thắn trao...