Xe điện HN: Chạy 2 năm vẫn… chưa đăng kiểm
Xe điện lưu hành để giảm ô nhiễm môi trường và xe cá nhân (Ảnh minh họa)
Lý giải về việc xe điện hoạt động tại phố cổ và hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) chưa có đăng kiểm, tem lưu hành, đại diện đơn vị chủ quan là Cty CP Đồng Xuân cho rằng, do chưa có quy định nên xe điện chưa được đăng kiểm.
Ông Đỗ Xuân Thủy, Giám đốc Cty CP Đồng Xuân cho rằng, sở dĩ sau 2 năm hoạt động xe điện vẫn chưa được đăng kiểm và dán tem lưu hành là do Luật Giao thông đường bộ không có quy định nào cho việc này.
Theo ông Thủy, hiện Bộ GTVT đang xây dựng bộ quy chuẩn đăng kiểm trên, khi xây dựng xong xe điện sẽ được Cục Đăng kiểm Việt Nam đăng kiểm và dán tem lưu hành.
Theo các chuyên gia giao thông tuy chưa có quy định cho việc đăng kiểm, nhưng với các thông số kỹ thuật mà Cty CP Đồng Xuân thông báo là xe điện đáp ứng được các Điều 53 và 57 (mục a, b, c, d, e) của Luật Giao thông đường bộ như xe có đèn chiếu xa, chiếu gần, đèn xi nhan, có phanh thủy lực (phanh quy định cho các loại ô tô mới), bộ điều khiển 5 số, 4 tiến, 1 số lùi… thì xe điện được ví như ô tô dưới 9 chỗ ngồi.
Do vậy về nguyên tắc khi hoạt động trên đường xe điện phải được cấp đăng kiểm và dán tem lưu hành. Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, cũng cho rằng, xe điện hoạt động tại khu vực phố cổ và hồ Hoàn Kiếm chỉ là thí điểm, song việc thí điểm này đã trải qua hơn 2 năm, thời gian quá lâu cho một chương trình thí điểm.
Hơn nữa đến nay cơ quan chức năng cụ thể là TP Hà Nội và Bộ GTVT chưa đưa ra đánh giá về kỹ thuật cũng như hiệu quả hoạt động, là điều không hợp lý. “Với xe điện chỉ cần 6 tháng hoạt động là đánh giá được tất cả các vấn đề trên, không những thế còn có thể đưa ra bộ quy chuẩn để đăng kiểm cho loại xe này”, ông Hùng khẳng định.
Video đang HOT
Chưa nên nhân rộng
Cty CP Đồng Xuân vừa trình UBND TP Hà Nội phương án mở rộng hoạt động của xe điện ra nhiều tuyến phố khác. Cụ thể, theo phương án này thì dự kiến tháng 12 tới Cty Đồng Xuân sẽ khai trương thêm 2 tuyến xe điện chạy ra nhiều tuyến phố lớn như Đinh Tiên Hoàng, Hàng Gai, Hàng Bông, Cửa Nam, Lê Duẩn, Trần Hưng Đạo, Quán Sứ, Lý Thường Kiệt, Hỏa Lò, Hai Bà Trưng, Phan Chu Trinh, Tràng Tiền, Tôn Đản (tuyến số 1) Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Quán Sứ, Hai Bà Trưng, Hỏa Lò, Lý Thường Kiệt, Lê Thánh Tông, Tràng Tiền, Tôn Đản, Lý Thái Tổ, Lê Thạch (tuyến số 2).
Dự kiến sẽ có 15 đến 20 xe điện tương tự như các xe điện đang hoạt động tại khu vực phố cổ và hồ Hoàn Kiếm được Cty CP Đồng Xuân nhập về để thực hiện phương án này.
Ủng hộ việc cho xe điện lưu hành để giảm ô nhiễm môi trường và xe cá nhân, nhưng ông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, để đảm bảo an toàn khi chở người cũng như khi tham gia giao thông trên đường đô thị xe điện phải được kiểm định kỹ thuật và cấp tem lưu hành như ô tô dưới 9 chỗ.
Việc 20 xe điện hoạt động hơn 2 năm nay tại phố cổ và hồ Hoàn Kiếm chưa được cấp đăng kiểm và chưa đánh giá hiệu quả là thiếu sót của các cơ quan có trách nhiệm.
Theo ông Hùng, trong khi chờ bộ quy chuẩn đăng kiểm cho xe điện cũng như TP Hà Nội và Bộ GTVT có đánh giá hiệu quả của việc thí điểm này, để tránh những hệ lụy về sau thì chưa nên nhân rộng hoạt động của xe điện.
Việc Công an TP Hà Nội vừa có văn bản đề nghị UBND TP Hà Nội và Bộ GTVT cần phải có các biện pháp triển khai việc đăng kiểm và dán tem lưu hành cho xe điện, cơ quan chức năng cần lưu tâm.
Theo 24h
Sau đối thoại, người dân vẫn không cho nhà máy thép hoạt động
Ngày 1/10 lãnh đạo Sở TN-MT tỉnh Quảng Nam, huyện Điện Bàn và đại diện nhà máy thép Việt Pháp đã tổ chức đối thoại với người dân. Tuy nhiên, người dân yêu cầu phải di dời nhà máy đi nơi khác, nếu không họ sẽ tiếp tục rào chắn nhà máy.
Cuộc họp diễn ra trong không khí khá căng thẳng, tuy nhiên vấn đề ô nhiễm vẫn không giải quyết được và người dân không hài lòng với cách trả lời của doanh nghiệp. Sau cuộc họp, người dân lập lại rào chắn và tuyên bố không dỡ bỏ nếu nhà máy này chưa được di dời đi nơi khác.
Đại diện chính quyền địa phương, lãnh đạo nhà máy thép Việt Pháp và người dân trong buổi đối thoại
Trước đó, từ ngày 24/9, hàng chục hộ dân ở thôn 7A và các thôn lân cận của xã Điện Nam Đông (huyện Điện Bàn, Quảng Nam) đã lập hàng rào chắn hai con đường tiến vào nhà máy. Chính quyền địa phương sau đó đã đến cưỡng chế dỡ bỏ hàng rào, nhưng hàng ngàn người dân bao vây phản ứng nên chính quyền bất lực ra về.
Tại cuộc họp ngày 1/10, Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Quảng Nam - ông Dương Chí Công - báo cáo kết quả quan trắc về vấn đề ô nhiễm của nhà máy thép. Theo đó, trong lần kiểm tra gần nhất vào ngày 27/9 với sự tham gia của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và người dân, những công trình, thiết bị và biện pháp bảo vệ môi trường của nhà máy thép Việt Pháp đều đạt yêu cầu. Công ty có sự chú trọng trong việc khắc phục các tồn tại, thiếu sót trong các lần kiểm tra trước...
Tuy nhiên, vẫn còn các vấn đề chưa đạt như: chưa phối hợp với chính quyền địa phương để thông báo rộng rãi về quy trình sản xuất cho người dân, chưa có văn bản báo cáo và chưa được UBND tỉnh cấp phép việc thay đổi công nghệ xử lý thải theo quy định, chưa che chắn toàn bộ kho xưởng gây ô nhiễm. Thực hiện sản xuất khi thời tiết xấu, gây ảnh hưởng đến người dân. UBND tỉnh Quảng Nam đã yêu cầu công ty ngừng sản xuất để giải quyết dứt điểm những vấn đề đó.
Sau cuộc họp, người dân đã ra dựng lại rào chắn trước đường vào nhà máy không cho hoạt động
Theo phản ảnh của người dân địa phương, khi có các đoàn kiểm tra thu mẫu thì việc vận hành nhà máy của công ty rất tốt nên kết quả phân tích khí thải luôn nằm trong quy chuẩn cho phép. Tuy nhiên, khi không có đoàn kiểm tra phát sinh khí thải có màu đen và mùi khét gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Bà Võ Thị Ngọc - Chủ tịch HĐQT công ty thép Việt Pháp cho biết, từ khi đi vào hoạt động đến nay, công ty đã nhiều lần đổi mới trang thiết bị và quy trình sản xuất. Đặc biệt, công ty đã hoàn thành các công trình sản xuất đạt chỉ tiêu môi trường và đưa vào sử dụng hệ thống xử lý ô nhiễm do Bộ TN-MT cấp phép nhưng người dân vẫn cứ bao vây nhà máy làm cho việc hoạt động của công ty gặp nhiều khó khăn.
Bà Ngọc nói rằng, một là người dân hai là nhà máy thép phải di dời đi nơi khác. Trong thời gian tới, chính quyền không có cách giải quyết thấu đáo thì bà phải đóng cửa nhà máy và tuyên bố phá sản.
Ngay sau khi bà Ngọc phát biểu, nhiều người dân tham dự rất bức xúc. Một số người quá khích định xông tới ăn thua với những người ở công ty thép ngay tại hội trường. Họ cho biết, nếu nhà máy không di dời họ sẽ tiếp tục rào chắn không cho hoạt động.
Ông Dương Chí Công - Giám đốc Sở TN-MT - cho biết, tình trạng ô nhiễm từ vài năm nay nhưng chưa giải quyết dứt điểm khiến người dân bức xúc. Ông hứa sẽ cung cấp số điện thoại đường dây nóng để khi nào phát hiện ô nhiễm người dân gọi để phản ánh.
Dù người dân chưa thỏa mãn với yêu cầu của mình nhưng trước khi tuyên bố kết thúc, Chủ tịch UBND huyện Điện Bàn - ông Lê Trí Thanh nhận trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng như trên tại địa phương. Ông cho rằng việc di dời nhà máy hay dời dân không phải nói là làm được và hứa với người dân, thời gian tới sẽ tiến hành kiểm tra đột xuất hoạt động của nhà máy này.
Chiều ngày 1/10, trao đổi với PV Dân trí, Chủ tịch UBND xã Điện Nam Đông - ông Thân Cầu cho biết, người dân tiếp tục rào chắn nhà máy thép Việt Pháp mà chính quyền đã tháo dỡ ngày 30/9. Ông Cầu cho biết, đã báo cáo sự việc lên lãnh đạo huyện Điện Bàn.
Theo Dantri
Trạm bị cấm vẫn ngang nhiên thu phí Mặc dù Bộ GTVT đã chỉ đạo dừng hoạt động trạm thu phí Tào Xuyên từ ngày 1/10. Tuy nhiên, bất chấp lệnh cấm của Bộ, Trạm thu phí Tào Xuyên hôm nay vẫn ngang nhiên hoạt động. Chiều ngày 25/9, Bộ GTVT đã yêu cầu Công ty CP BOT đường tránh Thanh Hóa phải dừng hoạt động Trạm thu phí Tào Xuyên...