‘Xe điên’ gây tai nạn: Trường đào tạo lái xe cũng liên đới?
Hiến kế cho diễn đàn giảm thiểu tai nạn giao thông, nhiều bạn đọc đề xuất xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở pháp lý và đạo đức tài xế.
Hàng trăm độc giả đưa ra ý kiến ban đầu nên xây dựng hệ thống luật pháp lý, cơ sở hạ tầng giao thông, hay các trạm kiểm soát để ngăn chặn nguy cơ tai nạn ngay từ đầu.
Có làn riêng cho xe 2 bánh và ô tô?
Bạn đọc Bùi Hải Nguyên cho rằng nên học tập từ cách nước phát triển, đó là có làn riêng cho xe 2 bánh và ô tô, đầu cuối mỗi làn xe máy cần có hạn chế chiều cao và camera để chống ô tô tranh làn. Phải có dải phân cách cứng giữa 2 làn xe ở các tuyến quốc lộ có mật độ giao thông cao và nguy cơ cao.
Hiện trường vụ tai nạn xe khách lật ngửa dưới vực ở đèo Hải Vân tuần qua. Ảnh: Q.Thành
Theo bạn đọc Hải Nguyên, vận tải là ngành kinh doanh có điều kiện nên phải có chế tài ràng buộc trách nhiệm của các DN vận tải khi tài xế DN gây tai nạn. Bất cứ chuyến xe nào trên 300km phải có 2 tài đi cùng, áp dụng công nghệ để kiểm soát số giờ lái xe liên tục của tài xế, tổng số giờ chạy xe mỗi tháng để giữ sức khỏe. Có điều kiện thì lắp thêm thiết bị cảnh báo va chạm và phanh khẩn cấp tự động như Mỹ đang áp dụng.
Đồng quan điểm, bạn đọc Minh Hoàng bày tỏ, các giải pháp luật nên được cụ thể hóa và rõ ràng những việc nào lái xe phải tuân thủ như 1 tuần được phép lái bao nhiêu giờ, lái bao nhiêu lâu thì phải nghỉ ngơi. Xây các trạm nghỉ kèm vệ sinh ăn uống và tạp hóa bên đường cứ cách 20km/trạm.
Phải quy định thêm độ tuổi theo từng loại xe (hạng xe), ở nước ngoài các lái xe khách, xe khách du lịch, xe container, xe tải hạng nặng đều có tuổi, tâm lý vững vàng, điềm tĩnh, không bốc đồng (chịu chơi) như các anh lái trẻ, bạn đọc Hải cho biết.
Bạn đọc Hải Ngô thì nhận xét, mức phạt về tai nạn giao thông còn quá vị tình nên không thể nghiêm và đề xuất QH tăng mức phạt lên.
Video đang HOT
Cụ thể, phạt cả tiền và tù, từ 3 đến 6 tháng đối với người lái ô tô có nồng độ cồn vượt mức. Và bắt giam vào trại cải tạo với hành vi sử dụng ma tuý. Ra quân lực lượng giao thông test nhanh tăng cường kiểm tra gây gắt hơn. Để tránh tham nhũng, bạn đọc hy vọng nâng cấp máy đo nồng độ cồn sao cho có thể lưu trữ thông số sau mỗi lần đo, làm cơ sở cho những lần sau.
Bạn đọc cho rằng xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông mới giảm nguy cơ tai nạn. Ảnh: Trần Thường
Tai nạn thảm khốc: Trường đào tạo lái xe cũng liên đới?
Cần quản lý thật chặt khâu cấp đổi giấy phép lái xe là ý kiến chung của hàng trăm độc giả.
Bạn đọc Lê Hoàn và Nguyễn Thanh Năm cho rằng, việc thi khảo sát cấp bằng lái xe còn hình thức, các trung tâm dạy lái xe có mục đích thu được tiền, người học lấy được bằng lái. Còn chất lượng người lái không cần biết.
Đồng quan điểm, bạn đọc Trung Nguyễn bày tỏ, phải điều chỉnh lại ở thi lý thuyết. Cần chấm dứt chuyện học viên bỏ tiền bao đậu, bởi nếu không kiểm soát tốt khâu này sẽ là tai hoạ khi ra đường. Thi tay lái, nếu thi trong sa hình thì chưa đủ, mà phải thi đi thực tế ngoài đường, phải đi nhiều tuyến phố nội thành, ngoại thành.
Hiện trường vụ tai nạn nữ tài xế BMW tông 5 xe máy ở vòng xoay Sài Gòn tối 21/10/2018
Bạn đọc Phạm Minh Hoàng nêu giải pháp nếu xảy ra tai nạn nên quy trách nhiệm liên đới đối với trường ( cơ sở sát hạch). Việc này nếu cơ quan chức năng muốn kiểm tra chất lượng “dạy” tại cơ sở rất dễ, thường các bài lý thuyết và sát hạch đạt điểm tuyệt đối 100/100 đó là hồ sơ cần xem lại.
Bạn đọc nêu tiêu cực khi thi lý thuyết cứ ngồi trên máy sẽ có người chỉ bài, còn thi sát hạch thực tế thì cài đặt máy tính tự động không bắt lỗi nên đạt điểm tuyệt đối. Nếu thi ai mà kinh nghiệm học tốt thì xác suất điểm tuyệt đối 2 phần thi rất hiếm.
Bạn đọc Thịnh Thiết cho rằng, tất cả các biện pháp nhằm phòng, chống tai nạn giao thông đã được pháp luật quy định rất đầy đủ, quá chặt chẽ rồi. Do vậy nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn thảm khốc là sự tuân thủ pháp luật của người tham gia giao thông và các cơ quan quản lý về giao thông.
Theo VietNamnet
Dự án Thủ Thiêm: Chưa thể công khai sẽ xử lý ai vì phải có đầy đủ cơ sở
"Mong bà con thành phố nói chung và bà con Thủ Thiêm nói riêng hết sức thông cảm, chia sẻ. Thành phố sẵn sàng chịu trách nhiệm và sẽ giải quyết khẩn trương".
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến trả lời trong buổi họp báo sáng nay.
Sáng nay 21/9, UBND TP.HCM đã tổ chức họp báo về việc Thanh tra Chính phủ công bố kết luận tại dự án khu đô thị Thủ Thiêm.
Bước vào buổi họp báo các phóng viên đã đặt hàng chục câu hỏi liên quan đến các vấn đề bồi thường, thu hồi, giải phóng mặt bằng, hay xử lý cán bộ vi phạm... Tuy nhiên buổi họp báo chỉ kéo dài 1h đồng hồ, trong đó có 25' dành cho việc đọc thông cáo báo chí.
Trả lời các câu hỏi sau đó, Phó chủ tịch TP Trần Vĩnh Tuyến đã gộp nhóm thành các vấn đề chung. Đề cập đến việc xử lý các cá nhân, tổ chức sai phạm, ông Tuyến cho biết do sự việc đã diễn ra trong khoảng thời gian dài tới 20 năm nên cần có thời gian.
Theo ông Tuyến, thành phố đã giao cho Sở Nội vụ thông báo đến các cá nhân, tổ chức sai phạm để những người này có báo cáo giải trình, từ đó sẽ kiểm điểm làm rõ câu chuyện.
"Chúng tôi không thể nói ngay được bây giờ vì việc này liên quan đến cán bộ, con người nên phải có đầy đủ cơ sở chứ không thể tùy tiện. Thành phố đảm bảo sẽ công khai sau khi có kết luận" - ông Tuyến cho hay.
Vị phó chủ tịch TP khẳng định quan điểm là thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nội dung kết luận đã được Thủ tướng thông qua.
Ông bày tỏ rằng chính quyền thành phố "là chính quyền kế thừa của nhiều nhiệm kỳ", do vậy sẽ tiếp nhận cả những dự án còn tồn tại, hạn chế, hay vi phạm như Thủ Thiêm.
Ông Tuyến thừa nhận, thành phố đã làm cơ sở pháp lý "không chặt", một số thủ tục báo cáo xin ý kiến chưa tốt nên có thiếu sót.
"Những gì đã đúng, không xem xét lại. Những gì thiếu sót sẽ nghiêm túc kiểm điểm" - ông Tuyến nói và cho biết sẽ họp với quận 2 để bàn về các chính sách liên quan.
Ông khẳng định sẽ đối thoại với người dân để nghe ý kiến bổ sung và "khi đồng thuận cao mới triển khai". Ông còn cho biết Chủ tịch thành phố Nguyễn Thành Phong đang cố gắng sắp xếp để tiếp xúc với người dân trước ngày 20/10.
Về 51 dự án được giao đất trong khu 160ha (vốn là đất dành cho tái định cư), ông Trần Vĩnh Tuyến cho hay sẽ chia thành 3 trường hợp.
Thứ nhất, nếu giao đúng thì phải khẳng định để doanh nghiệp phát triển, không lập lờ. Thứ hai, giao mà chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thì truy thu. Thứ ba, giao sai hoặc giao mà không triển khai thì thu hồi.
"Mong bà con thành phố nói chung và bà con Thủ Thiêm nói riêng hết sức thông cảm, chia sẻ. Thành phố sẵn sàng chịu trách nhiệm và sẽ giải quyết khẩn trương" - ông Tuyến cam kết.
Theo infonet
Doanh nghiệp có thể "chết" vì truyền thông ác ý, trái luật Khi chưa có kết luận chính thức, việc Ban quản lý An toàn thực phẩm TPHCM công khai kết quả kiểm tra cửa hàng cơm tấm Kiều Giang là trái quy định. Tiếp đó, sự "tiếp tay", "nối dài" thiếu cơ sở pháp lý của báo chí, đã dẫn đến khả năng gây hiểu nhầm, hoang mang cho người tiêu dùng. Cửa hàng...