Xe container bẹp dúm trên cao tốc hiện đại nhất Việt Nam
Bất ngờ đâm vào đuôi xe container chạy phía trước trên cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây, tài xế Khánh bất tỉnh trong cabin bẹp dúm, biến dạng.
Chiếc container bẹp dúm sau khi đâm vào xe cùng loại chạy phía trước trên cao tốc. Ảnh: VEC E.
1h sáng 13/8, Nguyễn Đình Khánh (44 tuổi, quê Đăk Lăk) lái xe container rỗng chạy trên cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây, hướng từ Đồng Nai về Sài Gòn. Đến khu vực thuộc phường Phú Hữu (quận 9, TP HCM), tài xế để xe đâm vào đuôi container chở cọc ván ép phía trước.
Cú tông mạnh khiến đầu ôtô của anh Khánh bẹp dúm, biến dạng hoàn toàn. Tài xế bị thương rất nặng.
Đơn vị quản lý đường cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây (VEC e) ngay sau đó đưa nạn nhân đi cấp cứu, cử người phân luồng, điều tiết giao thông và báo lực lượng chức năng đến hiện trường. Nguyên nhân vụ tai nạn đang được điều tra.
Video đang HOT
CSGT xử lý hiện trường. Ảnh: VEC E.
Đường cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây dài 55 km đi qua địa phận TP HCM và tỉnh Đồng Nai. Dự án có vốn đầu tư 20.630 tỷ đồng, là một bộ phận của hệ thống đường bộ cao tốc Bắc – Nam, nằm trong vùng tam giác kinh tế trọng điểm TP HCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Theo chủ đầu tư, đây là tuyến cao tốc hiện đại nhất Việt Nam. Sau khi toàn tuyến cao tốc này được đưa vào sử dụng, đoạn đường từ TP HCM đi Vũng Tàu chỉ còn 95 km với thời gian khoảng một giờ 20 phút thay vì 120 km và 2 giờ 30 phút như trước. Đồng thời, từ TP HCM đi Ngã ba Dầu Giây (quốc lộ 1 và hướng đi Liên Khương) sẽ chỉ còn 50 km với thời gian một tiếng thay vì 70 km và mất đến 3 giờ do thường xuyên bị ùn tắc.
Hữu Nguyên
Theo VNE
Xe quá tải né cao tốc hiện đại nhất Việt Nam vì sợ 'cân tàng hình'
Xe tải nặng và container 40 feet đi vào cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây giảm đến gần 20% so với trước đây, sau một tuần cân cảm biến đi vào hoạt động.
Công ty Cổ phần dịch vụ kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam (VEC E) bắt đầu đưa cân cảm biến vào hoạt động ở cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây hôm 20/7 nhằm thực hiện việc kiểm soát tải trọng theo chỉ đạo của Chính phủ. Trong 3 ngày đầu, đơn vị quản lý tuyến cao tốc ghi nhận có gần 900 xe quá tải đi qua, tuy nhiên các tài xế chỉ bị cảnh cáo.
Khi xe vừa đi qua cân cảm biến, lập tức tất cả thông tin về xe như biển số, đăng kiểm và tải trọng đều hiện thị trên màn hình máy tính. Ảnh: Hữu Công.
Từ ngày 23/7, VEC E bắt đầu từ chối phục vụ xe quá tải và buộc quay đầu xe đi ra khỏi cao tốc, lượng xe quá tải qua tuyến này giảm hẳn. Trong ngày đầu tiên, có 5 xe buộc quay đầu xe vì chở quá tải trọng từ 26-61%. Mỗi ngày sau đó là khoảng 15 xe, có trường hợp vượt mức cho phép trên 120%.
"Có một số tài xế không đồng ý, tỏ thái độ bất bình và không tin vào kết quả của hệ thống cân cảm biến. Tuy nhiên, sau khi được mời vào làm việc và nghe phân tích, họ đã đồng ý quay đầu xe ra khỏi đường cao tốc", bà Nguyễn Thị Hoài Phương, Phó giám đốc VEC E cho hay.
Từ đó, nhân viên quản lý đường cao tốc sẽ biết xe có vi phạm tải trọng hay không. Ảnh: Hữu Công.
Theo VEC E, sau một tuần triển khai cân tải trọng, xe tải từ 18 tấn trở lên và container 40 feet giảm đến gần 20% so với trước đây.
"Việc này ảnh hưởng đến việc thu phí, tuy nhiên thà mất đi một phần khách hàng còn hơn là cho xe quá tải đi qua dẫn đến nguy cơ mất an toàn giao thông và chất lượng kết cấu công trình", bà Phương nói và cho biết việc cân tải trọng bằng cân tàng hình sẽ tiếp tục được thực hiện hàng ngày trên cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây trong thời gian tới.
Theo bà Phương, khó khăn hiện nay là cân cảm biến chỉ mới được lắp đặt ở một làn nên nhân viên phải đứng đầu trạm cân chặn xe tải, có thể xảy ra nguy hiểm.
"Từ đầu năm sau, khi gói thầu thông minh của dự án đường cao tốc hoàn thành, cân cảm biến sẽ được lắp đặt trên các làn xe. 100% xe đi qua trạm đều được cân tự động thì việc kiểm soát tải trọng sẽ dễ dàng thực hiện hơn", Phó giám đốc VEC E cho hay.
Hệ thống cân tự động ở cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây là công nghệ của Thụy Sỹ với kinh phí hơn 2 tỷ đồng. Cân gồm 4 thanh cảm biến bằng thạch anh được đặt dưới nền đường, khi bánh xe đi qua hệ thống cân sẽ tạo ra một mức điện áp. Sau đó điện áp này được khuếch đại và phân tích thành số liệu cụ thể về tải trọng của xe hiển thị trên màn hình với sai số 5%.
Do thanh cảm biến thạch anh được chôn kín dưới mặt đường, xe đi qua cân không nhận ra nên có ưu điểm là không sợ bị đào xới hoặc hư hại. Thanh cảm biến và lớp keo dán dưới mặt đường cứng hơn bêtông nên xe đi qua cũng không làm mòn cân. Công nghệ thạch anh còn được cho là có ưu điểm không bị phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm của môi trường nên mức sai số là duy nhất và luôn ổn định.
Sau khi đi qua hệ thống cân, xe chạm vào vòng từ kích hoạt, hệ thống camera đọc biển số xe. Khi 2 bánh sau cùng của xe đi qua vạch cân sẽ kết thúc một phiên kiểm soát tải trọng. Kết quả là hình ảnh xe, biển số xe và số tải trọng xe hiện lên trên màn hình. Dựa trên biển số xe, hệ thống sẽ tự động truy cập Internet lấy thông tin về đăng kiểm để đưa ra kết luận xe có quá tải hay không.
Hữu Công
Theo VNE
Cao tốc xét xe quá tải bằng cân 'tàng hình' Hệ thống cân tự động với 4 thanh cảm biến thạch anh được gắn âm dưới nền đường, khi ôtô chạy qua thông tin về tải trọng, biển số và hình ảnh sẽ được hiển thị trên bảng điện tử của cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây. Hệ thống cân tự động gồm 4 thanh cảm biến thạch anh...