Xe công làm nghèo đất nước
Chính sách xe công hiện nay gây ra quá nhiều hệ lụy. Đã đến lúc phải hiện thực hóa việc khoán xe công.
Mỗi năm, ngân sách phải chi gần 13.000 tỉ đồng thuê lái xe, bảo dưỡng, sửa chữa, xăng dầu… cho 40.000 xe công trên cả nước. Số liệu này do Cục Quản lý công sản – Bộ Tài chính công bố tuần trước khiến cả xã hội giật mình. Không giật mình sao được khi hiện ngân khố quốc gia đang eo hẹp.
Nhập nhèm công – tư
Khi tiến hành công cuộc đổi mới, chúng ta từ tư duy kế hoạch tập trung bao cấp chuyển sang kinh tế thị trường có định hướng. Thế nhưng, tư duy bao cấp chế độ cho quan chức về xe, nhà, điện thoại… rất chậm thay đổi.
Từ khi đổi mới đến nay, Việt Nam có không dưới 4 lần cải cách chế độ tiền lương. Trước những lần đó, rất nhiều ý kiến góp ý cần phải tiền tệ hóa các chế độ của công chức vào lương. Dù góp ý nhiều với đầy đủ tâm huyết, luận cứ khoa học, tính khả thi… nhưng hầu như không được tiếp thu.
Thường khi nói về tiêu chuẩn cho cán bộ, ta thường quen miệng nói ông A, bà B có “tiêu chuẩn xe riêng”, dần dần nó trở thành thói quen trong cách hiểu và suy nghĩ không chỉ của cán bộ mà cả người dân. Nhưng cái gọi là tiêu chuẩn cho cán bộ được đặt ra dựa trên cơ sở khoa học nào, có căn cứ trên thực tiễn của trình độ phát triển của nền kinh tế đất nước, căn cứ trên đạo lý quan chức là công bộc của dân hay không?
Nhiều xe công đi lễ Đền Trần (Nam Định) vào tháng giêng năm Ất Mùi (2015) Ảnh: TUẤN MINH
Ở một số quốc gia giàu có hơn ta rất nhiều nhưng họ quy định chỉ một số chức danh chính trị chủ chốt mới được cấp xe công vụ. Số này không quá vài chục người. Thậm chí, nhiều nước còn nghiêm ngặt hơn khi quy định cả thủ tướng cũng chỉ dùng xe công khi hoạt động có tính chất công vụ. Còn Việt Nam, tuy nghèo nhưng quá rộng rãi, hào phóng với cán bộ khi số người được tiêu chuẩn xe công có thể lên đến vài ba ngàn.
Việc quản lý, sử dụng xe công hiện nay thiếu minh bạch, gây lãng phí Ảnh: TRẦN THƯỜNG
Video đang HOT
Tiếng là xe công nhưng ở Việt Nam thực tế nó là xe riêng. Riêng ở đây có nghĩa gần như là thuộc quyền sở hữu của cán bộ đó, chỉ là không được bảo vệ bằng Bộ Luật Dân sự về quyền sở hữu tài sản cá nhân. Chính sự nhập nhằng công – tư như vậy mà trong một kỳ họp Quốc hội, có đại biểu thẳng thắn gọi việc sử dụng xe công không đúng tiêu chuẩn, mục đích là “tội tham nhũng và phải xử theo luật”. Chưa xem xét hết các khía cạnh của quy kết này nhưng nghe qua cũng có lý bởi chỉ cần có tiêu chuẩn xe công là không ít cán bộ mặc sức “tư nhân hóa” nó theo mọi cách. Từng có chuyện một vị cán bộ đi
ô tô công trị giá đến 5 tỉ đồng, bị dư luận mỉa mai là đang cưỡi 3.000 con trâu. Dân mình có câu “con trâu là đầu cơ nghiệp” – 3.000 cơ nghiệp của người nông dân một nắng hai sương chỉ để phục vụ đi lại cho 1 người, xót lắm!
Vào những năm 1980, sinh thời, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng quy định chỉ có bộ trưởng mới có xe đưa đón từ nhà đến cơ quan, còn cấp thứ trưởng trở xuống dùng xe đưa rước chung. Nhưng rồi theo thời gian, quyết định trên bị phớt lờ và dư luận nhận xét một cách mai mỉa rằng vì nó “không hợp lòng… quan”! Mãi đến năm 1999, Thủ tướng mới có Quyết định 122/QĐ-TTg quy định rành mạch việc sử dụng xe trong các cơ quan hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp. Vấn đề xe công cấp riêng để phục vụ mục đích công vụ có thể tạm cho là ổn. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là do nhập nhằng công – tư, xe công không chỉ để phục vụ cho cán bộ mà còn cho cả vợ, con, họ hàng của vị đó. Lúc này, tài xế như người làm công trong gia đình, tất nhiên anh ta lại lãnh lương từ kinh phí của nhà nước dưới hình thức tiền làm ngoài giờ.
Khoán xe công, tại sao không?
Có thể nói, chính sách xe công xuất phát từ việc bảo đảm và tạo điều kiện cho cán bộ phục vụ sự nghiệp chung tốt hơn. Tuy nhiên, lâu ngày nó chuyển hóa thành đặc quyền đặc lợi, tạo cho các bộ thói “ăn trên ngồi tróc” và dần phai nhạt lý tưởng phụng sự cho dân, cho nước. Vì thế, không ai mặn mà với chủ trương tiền tệ hóa các chế độ vào lương. Bởi nếu tiền tệ hóa sẽ gặp mâu thuẫn giữa cái hữu hạn là lương và vô hạn là nhu cầu cá nhân.
Năm 2007, để thực hiện tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 về thực hành tiết kiệm chống lãng phí, việc sử dụng xe công được quy định cụ thể trong Quyết định 59/2007/QĐ-TTg. Khi đó, nhiều đơn vị, địa phương đã mạnh dạn đề xuất hình thức khoán xe công.
Lúc đó, ông Vũ Văn Ninh đang là Bộ trưởng Bộ Tài chính (nay là Phó Thủ tướng). Phát biểu trước Quốc hội, ông cho biết nếu khoán xe công, mỗi năm cả nước tiết kiệm khoảng 1.000 tỉ đồng. Nếu thực hiện, mỗi tháng những cán bộ có tiêu chuẩn xe công sẽ được chuyển vào lương thêm 5 triệu đồng. Tuy nhiên, dù cái lợi cho dân, cho nước và cho bản thân đã quá rõ nhưng các công bộc cao cấp lại không mặn mà.
Đi tìm câu trả lời cho “nghịch lý” trên, có thể thấy: Thứ nhất, vì có xe công dùng riêng để giải quyết khâu oai và có thể từ cái sự oai ấy sẽ tạo ra nguồn thu. Bởi không ít cán bộ có những nguồn thu khác ngoài lương lớn nên họ không cần đến số tiền vài triệu đồng do việc khoán xe công mang lại. Thứ hai, do thói quen “xài chùa” không chỉ đối với quan chức mà cả vợ, con của họ.
Tôi từng nghe một vị phát biểu “nếu khoán xe, thêm 5 triệu vào lương tôi sẵn sàng đi xe đạp đến chỗ làm”. Phát biểu này chứng minh rằng lập luận “không có xe riêng đi làm việc sẽ ảnh hưởng đến công việc” chỉ là ngụy biện.
Trong bối cảnh ngân sách đang căng như dây đàn, một lần nữa vấn đề khoán xe công cần phải bàn lại và đưa ra thực hiện quyết liệt. Bên cạnh đó, phải quy định rạch ròi cán bộ cấp nào mới xứng đáng hưởng tiêu chuẩn xe công. Không thể để tình trạng ăn theo bao cấp, thậm thụt đề ra tiêu chuẩn bất thành văn để cùng chia nhau hưởng lợi từ ngân sách nhà nước trong việc sử dụng xe công bởi tình trạng này không chỉ gây lãng phí mà còn kéo theo tệ nạn chạy chức, chạy quyền, phe cánh, đấu đá nội bộ…
góc nhìn Các nước giàu rất hiếm xe công, nhà công vụ Ở những nước Bắc Âu hoàn toàn không có chế độ xe đưa đón tại nhà; tất cả tính vào tiền lương của cán bộ, họ tự lái xe hay đi phương tiện công cộng. Đến cơ quan, đi công tác, cán bộ có xe công đưa đi. Thậm chí cấp bộ trưởng ở Thụy Điển ăn trưa ở căng-tin, tự trả tiền. Ở Thụy Sĩ, kể cả tổng thống đi công tác đều phải ở nhà của bưu điện với tiện nghi tối thiểu và không được thanh toán tiền khách sạn. Cơ quan có cán bộ đi công tác phải thanh toán tiền phòng cho bưu điện. Ở Nhật Bản, văn phòng chính phủ thuê xe của 1 công ty tư nhân phục vụ cán bộ. Mỗi chuyến đi đều được ghi nhận cụ thể giờ giấc, đoạn đường đi. Thủ tướng và bộ trưởng có xe đưa đón nhưng không có tài xế riêng; xe được sử dụng tối đa, không có tình trạng xe chờ người. Các cơ quan quốc tế như Ngân hàng Thế giới cũng theo mô hình này, vừa giảm chi phí, gọn nhẹ biên chế vừa tránh quan hệ riêng tư, sử dụng xe vào mục đích cá nhân.
Lê Đăng Doanh
Theo Diệp Văn Sơn (Người lao động)
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh "trấn an" việc vay nợ 3 tỷ USD
Gạt bỏ những lo lắng về việc đề xuất phát hành trái phiếu quốc tế để có thêm 3 tỷ USD về... đảo nợ, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh quả quyết, không quốc gia nào không phải đi vay và vay để tái cơ cấu nợ được pháp luật cho phép. Việt Nam đang sử dụng nợ vay hiệu quả...
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh trao đổi với báo giới bên hành lang Quốc hội sáng 24/10.
Bên hành lang Quốc hội ngày 24/10, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh trả lời câu hỏi của báo chí về việc đề xuất phát hành 3 tỷ USD trái phiếu quốc tế của Chính phủ khiến cử tri lo ngại về việc nợ chưa trả hết lại tiếp tục vay mới trong khi áp lực nợ công đã gần đến ngưỡng.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh phân tích, nếu muốn giảm ngay nợ công, đơn giản nhất chỉ có không vay nợ nữa. Tuy nhiên, điều kiện của Việt Nam mấy chục năm qua đặt nhà nước trước bài toán vừa phải huy động nội lực vừa phải tận dụng ngoại lực để phát triển, thoát nghèo. Các khoản vay nợ về, theo đó, được quy định chỉ để đầu tư, không vay cho việc chi thường xuyên. Các công trình, dự án lớn vay tiền về đầu tư và khai thác tốt, trả nợ được.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh chỉ rõ, không quốc gia nào không phải đi vay và vay để tái cơ cấu nợ được pháp luật cho phép, ví dụ với những khoản vay lãi suất cao trước đây, dù giờ chưa đến hạn nhưng lại vay được những khoản thấp hơn thì nhà nước dùng khoản đó để "đảo nợ". Nguyên tắc là việc gì đảm bảo lợi ích quốc gia thì được làm.
Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh, việc phát hành trái phiếu quốc tế xu hướng là vay dài hạn chứ không phải ngắn hạn. Và việc vay là để đầu tư tạo ra sản phẩm, để có tiền trả nợ chứ không phải vay đầu tư bừa bãi hay dùng vào chi thường xuyên.
"Con số nợ công cao hay thấp không phải vấn đề. Kể cả anh vay thấp mà không trả được, đầu tư không hiệu quả vẫn vỡ nợ như thường" - Phó Thủ tướng nêu quan điểm.
Về vấn đề báo cáo GDP tăng vượt chỉ tiêu nhưng ngân sách lại hụt thu lớn, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh giải thích, nguyên nhân đầu tiên là giá dầu giảm quá mạnh so với dự kiến. Lúc đầu, ngân sách dự toán giá khoảng 100 USD/thùng nhưng thực tế bình quân chỉ còn một nửa. Bên cạnh đó, thu từ nhà máy lọc dầu Dung Quất cũng theo giá thị trường nên giảm theo.
Tổng cộng các khoản thu liên quan đến dầu thô trong năm 2015 giảm 63.000 tỷ đồng.
Nguồn thu thứ hai không tăng, thậm chí còn giảm do lộ trình hạ thuế để hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp. Theo kế hoạch trong giai đoạn 2015-2020 thuế suất giảm từ 25% xuống 22% rồi 20%, nhưng vì khó khăn nên phải hạ nhanh hơn.
Chính sách này vừa hỗ trợ, vừa nuôi dưỡng nguồn thu nhưng cần độ trễ, có thể mất tới 5 năm để doanh nghiệp phục hồi sản xuất, có lãi. Lúc đó ngân sách mới có thu.
Theo Phó Thủ tướng, đó là những yếu tố căn bản lý giải tại sao tăng trưởng GDP cao mà thu ngân sách lại thấp.
Tuy nhiên, điểm lành mạnh trong việc thu ngân sách năm nay là nỗ lực của các địa phương. Tổng thu ngân sách tăng, chủ yếu nằm ở phần tăng nội địa của các địa phương. Chuyển biến cơ cấu thu đang dần trở nên bền vững, bởi nguồn từ nội địa luôn căn cơ, chắc chắn.
Theo báo cáo, tổng thu ngân sách nhà nước năm 2015 ước vượt dự toán 16.400 tỷ đồng (tăng 1,8% so với dự toán và tăng 7,4% so với ước thực hiện 2014). Tăng thu chủ yếu của ngân sách địa phương (khoảng 47.700 tỷ đồng), còn ngân sách trung ương hụt thu 31.300 tỷ đồng.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh phân tích, trước kia nguồn thu từ dầu thô và xuất nhập khẩu rất lớn, lên tới vài chục phần trăm GDP thì nay chỉ còn vài phần trăm. Tín hiệu tích cực này xóa đi những lo ngại về biến động giá dầu, vốn có tác động khủng khiếp tới nền kinh tế Việt Nam như vài năm trước đây.
Phó Thủ tướng khẳng định, các kịch bản thu ngân sách đã được tính toán từ đầu năm. Diễn biến đến cuối 2015 hoàn toàn không ngoài dự tính. "Cũng không nên quá lo lắng ngân sách bị đảo lộn, bởi nếu ngân sách Trung ương hụt thì địa phương đã tăng lên. Để đảm bảo cân đối thì giảm nguồn điều tiết từ Trung ương" - Phó Thủ tướng trấn an.
P.Thảo
Theo Dantri
Phải đóng tàu sắt cỡ lớn, vừa đánh bắt cá, vừa bảo vệ biển đảo Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh yêu cầu này khi Chính phủ bàn về các chính sách hỗ trợ ngư dân đóng tàu lớn để đánh bắt cá, vừa là để bảo vệ biển đảo. Sáng 7/7, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh chủ trì cuộc làm việc với các bộ, ngành về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 67...