Xế cổ Vespa ACMA – tình yêu của giới sưu tập Sài Gòn
Những chiếc Vespa ACMA ngày nay còn lại khá ít ỏi, vì thế sau hơn 17 năm gắn bó, chủ nhân coi xe như người nhà.
Hàng hiếm Vespa ACMA trên phố Sài Thành.
Những chiếc Vespa theo chân người Pháp đến Việt Nam vào những năm 50 của thế kỷ trước. Trong đó ACMA là tên gọi dành cho đời Vespa đầu tiên xuất hiện trên tại Việt Nam, hay còn được những người chơi xe phía bắc gọi là “3 số mổ bụng”.
Chiếc Vespa ACMA được người chơi xe ở Sài Gòn sưu tầm một cách tình cờ vào năm 1997 tại Lâm Đồng, lúc đó trong tình trạng hư hỏng nặng. Quá trình phục hồi được thực hiện, với nhiều chi tiết gần như thay mới hoàn toàn, từ “giàn áo” gò hàn tỉ mỉ và phủ lên mình lớp sơn đồng đầy cá tính. Đèn pha đưa xuống vè trước giống những chiếc ACMA Italy.
Nhưng gian nan và tốn thời gian nhiều nhất là việc phục hồi khối động cơ 125 phân phối. Quá trình sửa chữa hết khoảng 18 triệu đồng.
Vespa ACMA sản xuất từ năm 1951-1958. Trong đó phiên bản ACMA đời 1953 sở hữu chiều dài cơ sở 1.130 mm, rộng 730 mm, cao 950 mm, chiều cao yên 760 mm. Động cơ 125 phân phối công suất cực đại 4 mã lực tại 4.500 vòng/phút, tốc độ tối đa 70 km/h. Vespa ECMA sử dụng hộp số 3 cấp, dung tích bình xăng 6,5 lít.
Chiếc ACMA theo chủ nhân rong đuổi trên nhiều cung đường của đất nước, như hành trình Sài Gòn- Hà Nội- Đà Lạt vào năm 2008. Sau hơn nửa thập kỷ xuất hiện tại Việt Nam số lượng những chiếc Vespa Acma còn lại khá ít ỏi.
Xế cổ Vespa ACMA của người chơi xe Sài Gòn
Video đang HOT
Theo VNE
Chơi xe cổ: Công phu, tốn kém
Những chiếc xe có tuổi thọ từ 70-100 năm được xem là xe cổ. Chúng tưởng chừng như đã bị bỏ đi nhưng lại là "đặc sản"của những người yêu thích dòng xe xưa.
Những dòng xe cổ được yêu thích nhất hiện nay thường là Vespa Acma, Vespa Standard, Vespa Super, Vespa Sprint, Vespa 50... của hãng Piaggio (Ý); xe Lambretta của hãng Innocenti (Ý); xe Mobylette của hãng Motobecane (Pháp) và gần đây là các xe Honda 67, Honda CD Benly của hãng Honda (Nhật Bản)...
Xem như có báu vật
Theo nhiều người có "số má" trong giới chơi xe, phong trào phục chế và chơi xe cổ phát triển chừng hơn 10 năm trở lại đây. Dân chơi xe cổ lùng khắp nơi để tìm mua những chiếc mà nhiều người gọi là "phế thải". "Hễ ai mách nước ở đâu đó có xe cổ quý hiếm là tôi tức tốc lên đường lùng ngay, nếu không, người khác tới mua mất" - một người chuyên chơi xe cổ ở TP HCM tâm sự. Giới chơi xe thường quan niệm rằng xe chọn chủ chứ không phải chủ đi chọn xe. Việc chơi xe không chỉ có sự công phu, kiên trì mà còn phải có duyên. Anh Văn Tình, một tên tuổi trong giới chơi xe cổ ở TP HCM, kể vừa mua một chiếc hiệu Acma, giá 50 triệu đồng. Mặc dù chiếc xe này không còn "zin" 100% nhưng hầu hết bộ phận quan trọng như máy, bánh xe và bình điện vẫn còn nguyên vẹn. Cũng theo Tình, những chiếc xe hiệu nếu còn nguyên đai nguyên kiện và đặc biệt là màu sơn vẫn còn "zin" thì giá có thể lên đến cả trăm triệu đồng. Anh Đ.H - ngụ quận Bình Thạnh, TP HCM - cho biết: "Tôi mua một chiếc Suzuki GL 125cc giá chưa đến 5 triệu đồng; sau khi mang về, dọn thành một chiếc Race café mất gần 20 triệu đồng nữa".
Xe cổ ngày càng được nhiều người ưa dùng Ảnh: THÀNH ĐỒNG
Giới chơi xe cổ ở miền Trung nhiều người biết tiếng anh N.H.N ở tỉnh Bình Định - đang sở hữu chiếc xe Standard 3 số. Chiếc xe này trước đó thuộc quyền sở hữu của một ông thợ sửa xe máy ở huyện Phù Mỹ. Vì muốn có một chiếc Dream để vợ đi làm nên ông rao bán chiếc xe cũ kỹ và không giấy tờ này với giá 10 triệu đồng. Nhiều người đến hỏi, trả giá nhưng chủ xe cương quyết không bớt một cắc! Được người quen mách nước, một người tên là H. đến xem và chồng đủ 10 triệu đồng để lấy chiếc xe về. Sau này, nhờ nhiều người trong giới chơi xe chỉ bảo, anh H. mới biết chiếc xe mà mình mua được là Standard 3 số rất hiếm. Đây là đời xe cuối cùng của dòng Acma và là đời đầu của Standard. Khi đưa xe về đến nhà, một người thạo xe ở TP HCM hỏi mua lại chiếc này với giá hơn 40 triệu đồng nhưng anh H. không bán.
Tay ngang không dễ chơi
Chơi xe trên thực tế cũng có năm bảy đường. Người đam mê mà chơi, người chơi theo phong trào, lại có người vừa chơi vừa kinh doanh. Điển hình như anh T.A. Công việc buôn bán giúp T.A đi nhiều cùng với sự am hiểu về xe cổ nên đến đâu T.A cũng lùng kiếm xe cổ. Sau khi mua xe về, anh cho tân trang, phục chế và rao bán lại. T.A kể: "Vì là xe cổ nên không có giá chuẩn nào hết. Khi mua thì có thể chỉ vài triệu đồng; sau khi sơn sửa, phục dựng, gặp người thích thì có thể bán được giá đến 30-40 triệu đồng, thậm chí cả trăm triệu đồng là bình thường".
Tuy vậy, cũng không ít người đã ngậm phải trái đắng vì ít hiểu biết về xe cổ. "Thấy xe cổ đẹp, tôi cũng bỏ tiền ra mua mấy chiếc để trang trí ở quán cà phê, thỉnh thoảng chạy lòng vòng chơi. Sau khi tốn gần 200 triệu đồng, tôi có 5 chiếc. Nào ngờ khi tìm hiểu kỹ, tôi mới biết đây là những chiếc xe được phục dựng, phụ tùng toàn là đồ trong nước. Buồn vì bị nhầm hàng nên tôi rao bán nhưng chỉ được chưa đến 15 triệu đồng/chiếc" - anh T.T ngậm ngùi.
Với dân chơi xe nguyên bản thì việc tìm từng con ốc, từng món phụ tùng cho đúng với đời xe đòi hỏi phải có thời gian và kiến thức về xe máy, nếu không sẽ tốn thêm nhiều khoản ngoài dự tính. Anh M. - ngụ quận Gò Vấp, TP HCM - tình cờ đi trên đường thấy một người chạy chiếc Honda CD Benly đẹp quá, liền hỏi mua với giá 60 triệu đồng. Sau đó, M. mang xe ra cho thợ xem và sửa lại vài chi tiết, tốn thêm gần 10 triệu đồng nữa. Anh N.H.N kể: "Khi tôi mua chiếc xe Standard 3 số về, mọi thứ còn nguyên bản hết, chỉ có 2 sợi roan của cốp xe bị lai. Suốt cả một thời gian dài, tôi nhờ anh em chơi xe tìm giúp nhưng không có. Tình cờ, tôi biết được một người ở Quảng Ngãi có chiếc Super nhưng lại có bộ roan "zin" của Standard 3 số. Tôi hỏi mua bộ roan 2 triệu đồng dù thị giá khi ấy một bộ roan chỉ hơn 100.000 đồng. Tuy vậy, ông chủ chiếc Super không chịu bán roan, nhất quyết đòi bán nguyên chiếc xe. Sau bao lần thương lượng không thành, anh N. đành mua chiếc xe giá gần 12 triệu đồng, chỉ để lấy bộ roan cốp...
Xuất xe cổ sang... Ý
Có một điều thú vị là nhiều loại xe cổ được phục dựng ở Việt Nam không chỉ phục vụ nhu cầu của dân chơi xe trong nước mà còn xuất đi nước ngoài, thậm chí là xuất ngược qua Ý - đất nước nổi tiếng về dòng xe Vespa. Anh T., một thợ sửa Vespa ở TP HCM, cho biết: "Chỉ riêng mình tôi thì thời gian qua đã xuất đi các nước gần 100 xe các loại, chủ yếu đi Mỹ, Canada và Ý. Đối với các nước khác thì chỉ cần xe phục dựng cho đúng đời, bền, đẹp là xong. Riêng với Ý thì phải trả về đúng nguyên bản, mọi thứ đều phải là đồ "zin" thì mới bán được".
Theo Thành Đồng - An Nguyên - Người Lao Động
Dân chơi xe cổ toàn quốc hội tụ tại Sài Gòn Những người chơi xe cổ trên toàn quốc vừa có buổi tụ họp nhân dịp sinh nhật một câu lạc bộ xe cổ nổi tiếng tại Sài Gòn. Ngày 10/8, tại câu lạc bộ xe cổ Hồng Cường, quận Thủ Đức, TP. HCM, những người chơi xe cổ trên toàn quốc đã tề tựu đông đủ nhân dịp sinh nhật lần thứ 3...