Xe chở cây bị chặt nườm nượp trên đường Hà Nội
Từng chiếc ô tô tải chở gốc, cành, thân của 381 cây xanh bị chặt bỏ trên đường Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội) đi khắp phố phường đã gây cảm giác bùi ngùi, tiếc nuối cho nhiều người dân.
Hình ảnh xơ xác sau những thay đổi trên đường Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội) chiều 19/3.
Lần lượt từng chuyến xe tải chở thân, cành và gốc bị đốn bỏ nối đuôi nhau trên đường phố Hà Nội.
Theo đồ án Quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ Hà Nội đến năm 2030 do Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội lập, thành phố sẽ chặt hạ, thay thế 6.700 cây với tổng kinh phí hơn 70 tỷ đồng. Nguồn vốn được huy động từ ngân sách thành phố và xã hội hóa.
Cây được đánh dấu X trước ngày bị đốn bỏ.
Nguyễn Chí Thanh là một trong số những tuyến đường cây bị chặt hạ sớm nhiều ngày qua.
Theo thống kê, tuyến đường này có 381 cây xanh chủ yếu là hoa sữa và keo (dài gần 4 km).
Trong số hơn 29.000 cây của gần 200 tuyến phố thuộc 10 quận Hà Nội có nhiều cây bị cong, chết, sâu mục và một số loại không phù hợp như dâu da, dướng, trứng cá, vông… tiềm ẩn nguy hiểm trong mùa mưa bão. Sở Xây dựng đã đề xuất chặt hạ 6.700 cây.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 10/3, giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, Lê Văn Dục cho biết, thành phố chấp thuận cho thay thế cây không đúng chủng loại đô thị, cong nghiêng, sâu mục mất an toàn giao thông, không đảm bảo tiêu chuẩn, ảnh hưởng mỹ quan đô thị trên tuyến đường Nguyễn Chí Thanh bằng nguồn kinh phí xã hội hóa.
Anh Quân, nhân viên công ty cây xanh môi trường đô thị Hà Nội cho biết, lực lượng đã làm xuyên trưa để đảm bảo kịp tiến độ.
Nhiều người đi trên con đường này sẽ không còn được hưởng bóng mát trong thời gian tới.
Đại diện Ban duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị cho biết, những thân cây to được đào rễ và vận chuyển để bán đấu giá hoặc trồng nơi khác.
Cây Vàng tâm sẽ được thay thế tại đây. Tuy nhiên, sẽ phải mất 10 năm mới được phủ bóng mát.
Ông Thành cho rằng, việc chặt cây hàng loạt cần hỏi ý kiến dân vì ảnh hưởng đến môi trường và đời sống của họ.
Hình ảnh đường Nguyễn Chí Thanh rợp bóng mát khi cây chưa bị đốn hạ.
Theo Tri Thức
Ông Phan Đăng Long nói về "cướp có văn hóa", "không phải hỏi dân"
Ông Phan Đăng Long nói rằng, nếu ông trả lời tròn vo thì sẽ rất an toàn nhưng sẽ chẳng có thông tin gì. Trần tình về câu nói "không phải hỏi dân"
Chia sẻ với chúng tôi, Phó Ban TT Ban Tuyên giáo Hà Nội Phan Đăng Long cho rằng, với vai trò của mình, báo chí đã đóng góp rất lớn cho việc tuyên truyền, định hướng nhưng với một số thông tin chưa đầy đủ đã gây khó cho công tác tuyên giáo.
"Phải khẳng định rằng, báo chí đóng góp rất lớn cho việc nâng cao dân trí, thông tin kịp thời các vấn đề đến người dân rồi phát hiện, phản biện vấn đề để công tác chỉ đạo của các địa phương được kịp thời và chấn chỉnh, điều chỉnh.
Dù đã có quy định rất rõ ràng về việc trả lời thông tin nhưng nhiều khi người viết về thông tin của những người có trách nhiệm lại không đầy đủ hay việc rút tít.
Điều này dễ tạo tác động về tâm lý, tiếp nhận thông tin của bạn đọc không tốt, dễ có phản ứng tiêu cực, hiểu không đúng bản chất, gây khó khăn rất nhiều cho đồng thuận chung, ảnh hưởng đến công việc của các cấp chính quyền...", ông Long nói.
Lấy ví dụ từ phát ngôn "chặt cây không phải hỏi dân" bên lề buổi họp báo của ông được báo Vietnamnet đăng tải vào ngày 17/3, ông Long cho rằng, vì cách tiếp cận thông tin chưa đầy đủ, rút tít như vậy nên làm cho tiếp cận ban đầu của người đọc không tốt.
"Cái tít của báo Vietnamnet đưa ra với người tiếp nhận thông tin thì rất dễ có phản ứng ban đầu, đặt câu hỏi, tại sao tôi là lãnh đạo, cán bộ của Ban Tuyên giáo lại có thể nói câu có vẻ là coi thường dân thế.
Nhưng Vietnamnet đã thể hiện không đầy đủ ý tứ câu nói "không hỏi dân". Khi người ta đặt ra câu hỏi phải hỏi dân thì quy trình đó là không phải hỏi dân.
Chính quyền thực hiện theo trách nhiệm, đã có Hội đồng nhân dân là cơ quan giám sát, được chính người dân bỏ phiếu bầu ra. Những việc gì người dân có thắc mắc và cần trao đổi thì thành phố cũng đã họp báo, thông tin đầy đủ.
Có những quyết định, chính sách ban hành, cả thành phố này có hàng triệu con người nên khó có thể tất cả cùng đồng thuận được.
Tôi nghĩ họ đọc và họ không hiểu đúng những chia sẻ của tôi, chúng tôi luôn tôn trọng nhân dân", ông Long bày tỏ.
Ông Phan Đăng Long (đứng) trong một buổi chủ trì họp báo giao ban Thành ủy.
Ông Long cũng cho rằng, trong việc ông nói không phải hỏi dân vì không phải việc gì cũng hỏi dân.
Bởi cán bộ công chức, hưởng lương Nhà nước thì phải chịu trách nhiệm của mình. Mà vấn đề hỏi dân cũng có quy định, nếu việc gì cũng hỏi ý kiến dân thì lâu lắm, còn làm ăn được gì nữa.
"Quá trình làm việc của chính quyền các cấp thì đều có sự kiểm tra, giám sát của Hội đồng nhân dân, mà đây là cơ quan do dân bầu ra. Còn khi dân có thắc mắc thì Hà Nội đã tổ chức họp báo Thành ủy để giải đáp rõ ràng.
Nhiều người bảo hỏi dân, nhưng đã bầu ra cán bộ rồi mà việc này mà ông cũng không quyết định được, ông phải hỏi dân thì tôi đóng thuế trả lương cho ông làm cái gì. Cán bộ phải có trách nhiệm chứ.
Bây giờ một ông hỏi dân, dân đồng ý rồi nhưng sau này sự việc không được như ý muốn thì trách nhiệm cán bộ ở đâu? Mình là cán bộ thì phải có trách nhiệm với những việc mình làm chứ.
Việc Hà Nội thay thế cây xanh cũng đã được bàn luận, tính toán, thông tin rất kỹ lưỡng rồi. Nhưng không hiểu sao, nhiều người vẫn cố tình không hiểu, không chấp nhận thì biết làm sao được.
Chính quyền họ phải chịu trách nhiệm của mình về vấn đề đó. Còn tôi tin cơ quan chuyên môn họ có đủ cơ sở khoa học cho việc này. Họ đã có đề án trồng cây gì, trồng ở đâu, trồng như thế nào, chi phí ra sao...", ông Long chia sẻ thêm.
Vẫn sẵn sàng trả lời mọi vấn đề
Ông Phan Đăng Long cũng bày tỏ, nếu ông là người ngại chịu trách nhiệm thì trước các vấn đề, câu hỏi nêu ra ông sẽ né tránh, không trả lời. Đó là cách yên ổn nhất.
"Nhưng tôi thấy rằng đây đều là những vấn đề cần trả lời. Tôi sẵn sàng trả lời theo cách tròn vo hay nói cách khác là rào trước, chắn sau để báo chí đưa. Nhưng cách trả lời như vậy thì người trả lời rất an toàn, tuy nhiên, sẽ chẳng có thông tin gì.
Và mọi người không nắm hết được thông tin", ông Long nhấn mạnh.
Ông Long cũng nhắc lại phát ngôn về tục cướp lộc ở đền Gióng của ông mà báo chí nêu lên, đó là "cướp có văn hóa".
"Nếu như báo chí không giải thích, nói rõ thì mọi người ai cũng cho rằng, đó là điều vô lý. Thậm chí, có một lãnh đạo Bộ cũng vội vàng phản ứng là cướp làm gì có văn hóa.
Nhưng nếu bản thân vị lãnh đạo đó, hiểu biết về văn hóa lễ hội, thấy trách nhiệm của mình thì sẽ không trả lời như vậy.
Và ngay hôm lễ hội đó, có cả Thứ trưởng Bộ VH - TT và DL đến dự và ông cũng biết là không có câu chuyện như vậy. Việc nhìn vào bề ngoài mà không nhìn vào bản chất thì sẽ dễ dẫn đến suy nghĩ tiêu cực.
Cá nhân tôi cho rằng, cái quan trọng của con người ta đó là phải trung thực với thông tin và nắm bắt nó một cách có trách nhiệm để thông tin. Có như vậy thì sẽ không xảy ra những điều đáng tiếc", ông Long nói thêm.
Theo Trí Thức Trẻ
Tại sao "dân thường" Ngô Bảo Châu phải lên tiếng? Vậy là, không chỉ có một vài "dân thường" như ông Trần Đăng Tuấn quan tâm đến việc Hà Nội chặt hàng loạt cây, mà còn có nhiều "thường dân" khác lên tiếng. Một trong những thường dân ấy là GS Ngô Bảo Châu. Đúng với tư duy của một nhà toán học, GS Châu đưa ra hàng loạt câu hỏi khó gần...