Xe chở bác sĩ va chạm xe công nhân trên đường Trần Hưng Đạo
Xe khách chở các bác sĩ va chạm mạnh với xe khách chở công nhân tại giao lộ đường Trần Hưng Đạo – Nguyễn Thái Học, TP.HCM, khiến 26 người trên 2 xe hốt hoảng.
May mắn, vụ việc không gây thiệt hại về người.
Lực lượng cứu nạn cứu hộ đến ứng cứu – Ảnh: PC07
Tối 26-8, lực lượng chức năng quận 1, TP.HCM vẫn đang điều tra nguyên nhân vụ tai nạn xảy ra giữa hai xe khách khiến nhiều người trên xe hốt hoảng.
Thông tin ban đầu, khoảng 17h30 cùng ngày, xe khách màu trắng biển số 50F-003.41 đang chở 20 công nhân của khu công nghiệp chạy trên đường Nguyễn Thái Học. Khi đến giao lộ với đường Trần Hưng Đạo, phường Cầu Ông Lãnh, quận 1 thì tài xế cho xe rẽ phải để ra hướng cầu Khánh Hội.
Bất ngờ, phần đầu xe khách này xảy ra va chạm với phần hông xe khách giường nằm biển số 50B-312.54 chạy trên đường Trần Hưng Đạo, cũng ra hướng cầu Khánh Hội, đang chở 6 bác sĩ. Cú va chạm mạnh khiến 26 người trên 2 xe hốt hoảng la hét, mảnh kính vỡ văng tung tóe.
Nhận tin báo, lực lượng chức năng của nhiều đơn vị như cảnh sát giao thông, cứu hộ cứu nạn Công an TP.HCM đã nhanh chóng đến hiện trường. Lực lượng cứu hộ dùng dụng cụ cạy cửa, đưa 20 công nhân trên xe khách ra ngoài an toàn.
Video đang HOT
Vụ việc không gây thiệt hại về người.
Long An xin chi viện, Đồng Nai chuẩn bị 8.000 giường điều trị Covid-19
Làm việc với Phó thủ tướng Vũ Đức Đam ngày 28/7, lãnh đạo tỉnh Long An xin hỗ trợ 40 máy thở cùng 460 bác sĩ điều trị, điều dưỡng, kỹ thuật viên xét nghiệm...
Đồng Nai chuẩn bị phương án 8.000 giường điều trị Covid-19.
Theo UBND Long An, đến sáng nay, tỉnh ghi nhận 4.559 ca Covid-19 cộng đồng, trong đó 3.862 ca được Bộ Y tế cấp mã số. Tỉnh này đang điều trị 3.251 ca Covid-19, chuyển viện 4 ca, 439 người được chữa khỏi, 42 người tử vong. Hiện 15 trường hợp thở máy, 132 ca thở oxy, 184 ca có triệu chứng và 1.942 ca không có triệu chứng. Ba huyện ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất là Cần Giuộc, Đức Hòa và Bến Lức.
Trong 9 ngày đầu thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16, tình hình dịch bệnh có diễn biến hết sức phức tạp, khó lường. Số ca phát sinh liên tục tăng cao (2.295 ca) do tỉnh đẩy mạnh xét nghiệm sàng lọc trong cộng đồng.
Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út cho biết tỉnh có 16 cơ sở cách ly, điều trị F0, với 5.070 giường bệnh. Số ca tử vong tăng cao do bệnh nhân có bệnh nền, lớn tuổi, diễn biến bệnh tiến triển nhanh.
Long An kiến nghị Chính phủ hỗ trợ 40 máy thở, 100 bác sĩ có kinh nghiệm điều trị bệnh nhân Covid-19, 300 điều dưỡng, 50 kỹ thuật viên xét nghiệm và 10 chuyên gia về kiểm soát nhiễm khuẩn.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Long An tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp giãn cách xã hội, huy động mọi nguồn lực có thể để tập trung chống dịch, kiểm soát chặt chẽ công tác sản xuất, tránh dịch bệnh bùng phát trong các khu vực tập trung đông người.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam thăm hỏi, động viên các y, bác sĩ tại Bệnh viện Dã chiến huyện Tân Trụ. Ảnh: Thanh Mỹ
"Phải đặc biệt chú ý cả những người tiêm vaccine rồi, vì có khi tiêm vaccine cũng bị nhiễm, nhưng chỉ có triệu chứng nhẹ. Khi nhiễm không biết, lại dễ đi lây cho người khác. Sản xuất thời chiến thì tuyệt đối không có tự do đi lại", Phó thủ tướng nói.
Ông Đam cũng biểu dương Long An trong việc phối hợp, tổ chức đưa người dân các tỉnh miền Tây tại TP HCM về quê. Ông đề nghị tỉnh tiếp tục hỗ trợ cho TP HCM, đặc biệt là thực phẩm như các loại nguyên liệu nấu ăn đã được làm sạch, đóng gói sẵn, các suất cơm công nghiệp vào hộp để dễ dàng hỗ trợ cho người dân ở trọ, trong khu phong tỏa.
Đồng Nai chuẩn bị phương án 8.000 giường điều trị Covid-19 khi số ca nhiễm tỉnh này được dự báo sẽ tăng trong thời gian tới.
Ngày 28/7, báo cáo với đoàn công tác Bộ Y tế, bác sĩ Phan Huy Anh Vũ, Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai cho biết, đến sáng nay, toàn tỉnh ghi nhận 3.269 ca Covid-19, trong đó TP Biên Hòa 1.735 ca, Nhơn Trạch 390 ca, Vĩnh Cửu 381 ca, Thống Nhất 186 ca...
Trong số này, 3.077 ca đang điều trị, 182 người đã khỏi bệnh, 10 ca tử vong.
Đồng Nai hiện có 4.200 giường điều trị Covid-19, đang lên kế hoạch mở rộng bệnh viện dã chiến với tổng 8.000 giường và có thể 10.000 giường nếu số ca tăng. Trong đó, 140 giường hồi sức cấp cứu.
Bệnh viện Đa khoa Long Thành chuẩn bị 300 giường chuyên điều trị bệnh nhân nặng.
Ngành y tế Đồng Nai đánh giá tốc độ lây lan của dịch bệnh nhanh, phức tạp. Công suất xét nghiệm 6.000 mẫu đơn, tương đương 30.000 mẫu gộp (gộp 10 người) mỗi ngày, vẫn không đáp ứng được.
"Đồng Nai đang rất thiếu máy móc phục vụ xét nghiệm, dẫn đến khâu xét nghiệm chậm, trả kết quả chậm, phát hiện ca dương tính trong cộng đồng để đưa đi cách ly, điều trị chậm", ông Vũ nói và cho biết thêm Đồng Nai đang lên phương án giãn cách ngay ở khu nhà trọ công nhân.
PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho rằng Đồng Nai cần triển khai điều trị với chiến lược "tháp 3 tầng" - bệnh nhân không triệu chứng, bệnh nhân có triệu chứng nhẹ và bệnh nhân nặng, nguy kịch. Dựa trên phân loại triệu chứng nặng, nhẹ mà người nhiễm Covid-19 được tiếp nhận, chăm sóc, điều trị bởi các bệnh viện thuộc các "tầng" tương ứng.
"Muốn thành công trong đại dịch phải phân 3 tầng rõ rệt, mối liên hệ các tầng với nhau phải chặt chẽ, không để bệnh nhân chuyển nặng, không để lên các tuyến mà không được biết", bác sĩ Hiếu cho biết.
Bệnh viện dã chiến số 6 hơn 1.000 giường tại Ký túc xá Đại học Đồng Nai. Ảnh: Phước Tuấn
Tiến sĩ Hoàng Quốc Cường, Phó Viện trưởng Viện Pasteur TP HCM cho biết sẵn sàng giúp Đồng Nai giải phóng "điểm nghẽn" về xét nghiệm hiện nay. "Đồng Nai cần thành lập ban điều phối mẫu xét nghiệm, áp dụng công nghệ thông tin trong hệ thống phân phối mẫu, từ tỉnh đến cơ sở. Đối với nhóm có nguy cơ cao nên xét nghiệm mẫu đơn" Tiến sĩ Cường nói.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đề nghị Đồng Nai cần thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 , nỗ lực bảo vệ các vùng xanh, tăng cường "4 tại chỗ" để phòng chống dịch. Trước mắt, khi công suất xét nghiệm PCR còn hạn chế, tỉnh cần linh hoạt sử dụng các test nhanh để phát hiện sớm ca F0 đưa ra khỏi cộng đồng.
Đồng thời, tỉnh cần nhanh chóng hoàn thiện các giường hồi sức tích cực, đặc biệt là máy thở; tiếp tục mở rộng, hoàn thiện các khu hồi sức tích cực và khu điều trị bệnh nhân F0 với kịch bản 10.000 ca mắc. Ngoài ra, Đồng Nai cũng cần khẩn trương thành lập trung tâm điều phối phòng chống dịch, khi có vaccine phải triển khai tiêm ngay.
Nữ điều dưỡng F0 hỗ trợ bệnh nhân Covid-19 ngay tại nơi điều trị Căn bệnh nền ung thư khiến chị Lê Thị Kiều My từng kiệt quệ khi nhiễm Covid-19, nhưng từ sâu trong tiềm thức, chị không cho phép mình gục ngã. Trước khi trở thành F0 và chuyển qua Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 6 để điều trị, chị Lê Thị Kiều My (30 tuổi) là điều dưỡng tại...