Xe chạy mấy vạn cây số thì nên thay lưỡi gạt mưa?
Đối với xe mới, cần gạt nước dùng khoảng 3 vạn km là được tư vấn nên thay lưỡi gạt, tuy nhiên không nên cứng nhắc là đúng 3 vạn km mới thay.
Lưỡi gạt mưa là bộ phận nhỏ nhưng quan trọng
Hỏi: Tôi sử dụng xe Chevrolet Spark đời 2017 đi được hơn 3 vạn km. Thời gian gần đây có hiện tượng gạt mưa không sạch, kêu loẹt xoẹt hoặc tạo vệt vòng trên kính lái. Xin hỏi, tôi nên bảo dưỡng lưỡi gạt mưa hay thay mới?
Phan Hải (Văn Giang, Hưng Yên)
Trả lời:
Đối với xe mới, cần gạt nước dùng khoảng 3 vạn km là được tư vấn nên thay lưỡi gạt, tuy nhiên không nên cứng nhắc là đúng 3 vạn km mới thay. Khi bạn thấy có một số biểu hiện dưới đây có thể báo hiệu cần phải thay cần gạt nước.
Video đang HOT
Xuất hiện vệt vòng trên kính lái do chất lượng của lưỡi gạt cao su đã bị xuống cấp do bụi bẩn, nhiệt độ và cả vi khuẩn khiến cao su bị lão hóa. Lưỡi cao su không ôm sát vào mặt kính khiến các lớp bụi bẩn đọng lại. Trường hợp này chỉ cần thay 2 lá cao su là cần gạt sẽ hoạt động tốt.
Một số khu vực nằm trong tầm hoạt động của gạt nước bị bỏ sót là do lưỡi gạt bị vênh, không ép bám vào bề mặt kính chắn gió. Trong trường hợp này, bạn nên thay mới lưỡi gạt.
Có tiếng kêu bất thường khi gạt mưa như tiếng loẹt xoẹt, tiếng lục cục là do gạt nước bị rung và phát ra tiếng động khi hoạt động. Đây là đặc điểm rõ nhất nhắc tài xế cần thay thế cần gạt để đảm bảo khi di chuyển trời mưa, bởi lò xo trên cần gạt nước bị yếu, không đủ tạo áp lực cho lưỡi gạt nước ép vào kính chắn gió.
Để tăng tuổi thọ cần gạt nước, nên dựng cần gạt nước lên khỏi mặt kính vào những ngày nắng nóng vì lưỡi gạt làm bằng cao su, sẽ bị tác động bởi sức nóng trên bề mặt kính khiến cần gạt nhanh mủn, vênh.
Để tránh hư hại cho lưỡi gạt, không sử dụng gạt khi kính chắn gió đang khô. Không sử dụng xăng dầu hay dung môi để rửa cần lưỡi gạt nước. Dùng đúng loại nước rửa kính. Bổ sung nước làm mát thường xuyên để làm tăng tuổi thọ bơm nước rửa kính.
Theo Giaothong
5 chỗ bẩn nhất trên ô tô, nếu chủ xe không vệ sinh sẽ nguy hại đến sức khoẻ
Hãy cùng tìm hiểu 5 vị trí cực kỳ bẩn trên xe hơi để biết và vệ sinh định kỳ, tránh hỏng hóc và ảnh hưởng đến sức khỏe của người lái cũng như người ngồi trong xe.
1. Cốp xe
Cốp xe là một nơi bẩn nhất trong nội thất xe, thường có nhiều bụi bẩn
Có thể nói cốp xe là một nơi bẩn nhất trong nội thất xe, thường có nhiều bụi bẩn bởi các đồ đạc khác nhau hay bị để vào. Hãy dọn dẹp vệ sinh bộ phận này và dọn luôn cả phần dưới lớp thảm để khử mùi khó chịu cũng như bụi bẩn.
2. Trần xe
Trần xe chịu khá nhiều bụi bẩn, vết ố do khói thuốc thức ăn
Khá nhiều chủ xe không để ý đến trần xe, bởi vậy nơi này chịu khá nhiều bụi bẩn, vết ố do khói thuốc thức ăn. Bạn nên vệ sinh thường xuyên bộ phận này bằng cách lau chùi bằng vải mềm có dung dịch làm sạch nhẹ nhàng, sau đó lau khô để xe bạn luôn thơm tho sạch mùi.
3. Ghế ngồi
Ghế ngồi là nơi khá bẩn, nhất là ở các rãnh
Ghế ngồi là nơi bẩn không kém, đặc biệt là ở các rãnh, đường may nhỏ, rất dễ bị bụi bẩn bám vào và khó lấy ra. Bởi vậy nên thường xuyên làm sạch ghế để đảm bảo vệ sinh bằng cách dùng bàn chải làm sạch.
4. Sàn dưới thảm để chân
Sàn dưới thảm để chân là phần cực kỳ bẩn, có mùi khó chịu, nhất là với những xe có thảm màu tối
Đây là phần cực kỳ bẩn, có mùi khó chịu, nhất là với những xe có thảm màu tối, khó nhận biết bụi bẩn bên dưới. Bởi vậy, bạn nên thường xuyên bỏ lớp thảm ra ngoài để vệ sinh bên dưới thảm, khử mùi, khử khuẩn để đảm bảo vệ sinh cũng như sức khỏe.
5. Chỗ để cốc
Chỗ để cốc cũng rất dễ bẩn do nước rớt ra ngoài khi xe di chuyển
Cuối cùng là chỗ để cốc cũng rất dễ bẩn do nước rớt ra ngoài khi xe di chuyển hoặc người dùng làm vương vãi đồ ăn. Thậm chí khi có nước ngọt, chúng sẽ cô lại dính nhớt khá khó chịu. Đây cũng là nơi chủ xe cần thường xuyên để ý vệ sinh.
Theo Cartimes
Bugi ô tô và những lưu ý khi thay mới Thay bugi mới cho xe cũng có nghĩa là bạn thực hiện luôn việc bảo trì quan trọng nhất đối với chiếc ô tô mà mình đang sử dụng. Vậy khi nào cần thay thế bugi? 1. Thời điểm cần thay thế bugi ô tô Theo khuyến cáo của chuyên gia, bugi ô tô nên được thay thế khi quãng đường vận hành...