Xe cá nhân Việt – Trung sẽ được đi sâu vào lãnh thổ của nhau
Thứ trưởng GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết, Việt Nam và Trung Quốc sẽ ký hiệp định vận tải cho xe cá nhân đi lại giữa hai nước vào tháng tới.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường, Việt Nam và Trung Quốc đã thông qua Hiệp định vận tải ở mức độ vận tải thương mại và đang tiếp tục hoàn thiện về mặt pháp lý để điều chỉnh, bổ sung hiệp định vận tải đường bộ giữa hai nước để trong thời gian ngắn nhất, cá nhân của hai nước sẽ đi vào thuận lợi giúp phát triển tiềm năng du lịch cũng như thương mại song phương.
Xe xuất nhập cảnh qua biên giới Việt Trung sẽ dễ dàng. Ảnh: PV
Việt Nam đã ký hiệp định về vận tải đường bộ với Trung Quốc vào năm 1994. Vào năm 2001, Nghị định thư sửa đổi và nghị định thư về thực hiện hiệp định đã được ký kết, trên cơ sở đó đã tạo điều kiện cho Hiệp định đường bộ hai nước phát triển một cách tốt nhất.
Video đang HOT
Đến nay có 16 tuyến vận tải hành khách và 20 tuyến vận tải đường hàng hóa thông qua 7 cửa khẩu trong đó có 3 tuyến là vận tải sâu của hai nước là tuyến Côn Minh, Lào Cai, Hà Nội, Hải Phòng và tuyến Nam Ninh, Lạng Sơn, Hà Nội, và tuyến Thâm Quyến, Lạng Sơn, Hà Nội. 3 tuyến này trong thời gian vừa rồi đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển hàng hóa giữa hai nước, đặc biệt là giữa Quảng Tây và các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam.
Hiện nay, thực hiện kết nối giữa ASEAN và Trung Quốc, Việt Nam nằm trong 7 quốc gia kết nối ở Đông Nam Á của Trung Quốc. Tuyến đường sắt từ Côn Minh, Trung Quốc đi Singapore chỉ còn đoạn nối từ thủ đô PhnomPenh (Campuchia) sang thành phố Hồ Chí Minh. Tuyến đường sắt này đang được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện lập dự án, thiết kế để sớm xây dựng và trước năm 2020 có thể hoàn thiện.
Kết nối với tỉnh Quảng Tây, Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn, bằng nguồn vốn ODA của Trung Quốc và nguồn vốn ADB. Đồng thời cũng tiếp tục nghiên cứu tuyến đường sắt tốc độ cao nối Côn Minh, Lào Cai, Hà Nội và Hải Phòng theo tiêu chuẩn đường bộ 45.
Theo VNE
Chuẩn bị xây dựng 146 km cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn
Tuyến cao tốc nối thủ đô Hà Nội với cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) dài 146km dự kiến được đầu tư 27.312 tỷ đồng.
Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI) vừa hoàn tất báo cáo giữa kỳ Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn. Theo đó, tuyến cao tốc nối từ thủ đô tới cửa khẩu Hữu Nghị, tỉnh Lạng Sơn và nối tiếp đường cao tốc Hữu Nghị Quan - Nam Ninh (Trung Quốc).
Dự án có điểm đầu cách biên giới Việt Nam - Trung Quốc khoảng 1,8km thuộc xã Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, điểm cuối dự án tại nút giao cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên (kết nối vành đai III Hà Nội).
Hệ thống đường cao tốc Bắc - Nam sẽ được hoàn thiện từng đoạn. Ảnh: Đoàn Loan
Tuyến đường được nghiên cứu dài 146 km đi qua địa phận tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và Lạng Sơn, trong đó xây mới 104 km với vận tốc thiết kế 80km/h. Ngoài ra, còn có 21km đường hiện tại được mở rộng và 21 km đoạn đường khác được nâng cấp đạt vận tốc 100km/h.
Theo tính toán của TEDI, tổng mức đầu tư dự án này là 27.312 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng là 18.177 tỷ đồng.
Theo TEDI, hiện nay quốc lộ 1A đoạn Hà Nội - Lạng Sơn đã được nâng cấp với tiêu chuẩn cấp III đồng bằng, một số đoạn cấp III miền núi. Riêng đoạn Bắc Ninh - Hà Nội là đường cấp I với quy mô giai đoạn đầu là 4 làn xe.
Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển ngày càng tăng của phương tiện vận tải, nhiều đoạn của quốc lộ 1A cũ chưa được cải tạo, đang trong tình trạng xuống cấp nhanh chóng, do đó việc nghiên cứu để sớm đầu tư tuyến cao tốc nối Hà Nội với Lạng Sơn là hết sức cấp bách.
Tại cuộc họp mới đây của Bộ GTVT, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường đã đồng tình với các giải pháp mà Tư vấn TEDI đưa ra và lưu ý về kinh phí, tiêu chuẩn kỹ thuật, giải pháp thiết kế dự án, đặc biệt là quan tâm đến công tác chống sạt lở, giảm tối đa đắp nền, kết cấu mặt đường.
Về quy mô đầu tư, Thứ trưởng Trường thống nhất phương án thiết kế với quy mô 4 làn xe đường cao tốc, riêng đoạn từ cầu Phù Đổng - Bắc Ninh cải tạo thành đường cao tốc 4 làn xe nhưng thiết kế dự phòng mở rộng lên 6 làn xe; đối với những đoạn phức tạp không nhất thiết thiết kế đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đường cao tốc tốc độ 80-100 km/h theo quy định, mà cần phải giảm tốc độ xuống để đảm bảo an toàn giao thông.
Theo VNE
7 Thứ trưởng Bộ GTVT cùng vi hành tới các điểm nóng giao thông Lần đầu tiên 7 Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) sẽ cùng đi "vi hành". Nơi thị sát đầu tiên của các Thứ trưởng là điểm nóng xảy ra tai nạn giao thông (TNGT) nghiêm trọng và những hoạt động quản lý vận tải của các đơn vị trực thuộc Bộ này. Các Thứ trưởng Bộ GTVT gồm các ông Nguyễn...