Xe buýt Tân Sơn Nhất – Vũng Tàu đang gặp khó
Lãnh đạo công ty đầu tư tuyến xe buýt Tân Sơn Nhất – Vũng Tàu khẳng định nếu không được tháo gỡ khó khăn, có thể tuyến này phải ngưng hoạt động.
Vừa qua, có một số thông tin phản ánh nhiều xe trên tuyến xe buýt Tân Sơn Nhất (TSN) – Vũng Tàu (VT) hoạt động không giống xe buýt nội ô TP, làm ảnh hưởng đến lịch trình của khách.
Nhiều xe trá hình hoạt động
Một số người dân còn phản ánh nhiều xe trên tuyến này hoạt động không đúng quy định. Cụ thể, thay vì xuất phát đúng giờ thì xe lại di chuyển vào các khu vực nội đô như Nam Kỳ Khởi Nghĩa, dinh Độc Lập (TP.HCM),… để đón đủ số vé rồi mới đi VT.
Ngoài ra, tài xế các xe này khi nghỉ ngơi tại trạm dừng chân cũng không đúng thời gian và địa điểm của xe buýt thông thường mà dừng nghỉ tại khu vực Long Thành. Đây là trạm dừng chân của nhiều xe khách, thời gian dừng nghỉ đến 30 phút. Theo đó, hoạt động của tuyến xe buýt này gần giống những xe hợp đồng khác cùng tuyến TSN – VT.
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, anh TMH (hành khách đi tuyến xe buýt TSN – VT) cho hay thường anh đi xe buýt từ TSN về Bến xe VT sẽ mất khoảng hai giờ 45 phút. Xe có dừng nghỉ ở trạm Long Thành khoảng 15 phút, chủ yếu để khách đi vệ sinh. Ngoài ra, xe cũng dừng đón khách tại các trạm nhưng không mất nhiều thời gian. “Nếu khách phản ánh như chị nói thì có thể họ đi nhầm xe trá hình giống xe buýt. Tôi cũng có lần bị họ chèo kéo và đúng là những xe này rất phức tạp. Còn nếu đi đúng xe buýt tuyến này thì không có sự bát nháo như vậy”.
Theo quan sát thực tế, tại khu vực sân bay TSN có chín hãng xe đang hoạt động vận tải tuyến TSN – VT gồm: Huy Hoàng, Hoa Mai, Thành Vinh, Phú Hải, Phát Lộc An, Phương Nam, Mạnh Thắng, Anh Quốc. Ngoài ra, còn khá nhiều xe hợp đồng trá hình chạy tuyến cố định. Tình trạng chèo kéo, mời chào khách diễn ra phức tạp.
Nhiều xe hợp đồng tụ tập đậu xe tại bãi xe nhà ga quốc tế để chờ đón đủ lượng hành khách mới di chuyển. Bên cạnh đó, một số xe đưa đón khách du lịch (không phải xe buýt) nhưng cũng dừng đỗ tại khu vực dành cho xe buýt để đón khách, gây cản trở giao thông khu vực.
Tuyến xe buýt không trợ giá Tân Sơn Nhất – Vũng Tàu đang gặp khó sau hai tháng hoạt động. Ảnh: THY NHUNG
“Nếu vi phạm đã bị tuýt còi”
Về vấn đề trên, đại diện Công ty CP Đầu tư AVI (công ty đầu tư tuyến xe buýt không trợ giá TSN – VT) cho hay: “Xe buýt của công ty hoạt động đúng quy định của Trung tâm Quản lý giao thông công cộng (thuộc Sở GTVT). Tuyến xe buýt được hình thành trên cơ sở có sự đồng ý của các ban, ngành, vì thế mọi hoạt động đều có sự giám sát. Trường hợp có vi phạm quy định như trên thì cơ quan chức năng đã tuýt còi”.
Video đang HOT
Đại diện AVI cho hay hoạt động xe buýt của công ty gặp rất nhiều khó khăn. Xe buýt phải xuất phát đúng giờ và đón trả khách đúng điểm, trong khi xe hợp đồng có thể liên kết với nhau để đủ số lượng hành khách cho một chuyến đi. Chưa kể đến các xe “dù” trá hình vẫn đang chèo kéo khách hàng bằng mọi cách.
“Lượng hành khách ít, thời gian tham gia vận tải sau càng khiến cho hành khách ít biết tới. Bên cạnh đó, xe buýt tuyến đường dài phải di chuyển theo lộ trình nên cũng bị ảnh hưởng do kẹt xe tại khu vực nội đô TP, cho nên thời gian hai tiếng 45 phút gây áp lực rất lớn cho đơn vị vận tải” – đại diện AVI nói.
Theo vị đại diện AVI, việc đón trả khách theo đúng trạm trong lộ trình quy định cũng làm cho hành khách không thoải mái. Chính vì vậy, phía công ty đã sử dụng xe trung chuyển làm dịch vụ hậu mãi cho khách, cũng nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của khách tốt hơn. Vấn đề này trong quyết định của Sở GTVT không nêu và cũng không cấm.
Đại diện này thông tin thêm: Phía Sở cũng đồng ý cho xe buýt hoạt động trên nguyên tắc cho phép điều chỉnh giờ phù hợp theo chuyến bay. Trường hợp các chuyến bay bị hoãn, xe buýt được phép giãn thời gian để chờ khách có nhu cầu. Tại thời điểm đó, phía công ty sẽ thông báo để Sở nắm tình hình.
“Những khó khăn này công ty chúng tôi đã có công văn gửi lên Sở GTVT. Khi bắt đầu vận hành, Sở cũng mong muốn nhân dịp này quy hoạch lại tình hình hoạt động của các loại xe khách tại sân bay TSN, chính vì vậy chúng tôi đã đồng ý đầu tư. Sau hai tháng hoạt động, thực tế là chúng tôi kinh doanh lỗ. Trường hợp những khó khăn không được gỡ, chúng tôi đành phải ngưng đầu tư tuyến xe buýt này” – đại diện AVI chia sẻ.
Về vấn đề trên, đại diện Trung tâm khẳng định: “Trung tâm chưa phát hiện các trường hợp vi phạm nghiêm trọng quy định về hoạt động vận tải hành khách công cộng. Khi phát hiện, trung tâm sẽ tiến hành lập biên bản và xử lý theo quy định”.
Sở GTVT cũng cho hay: Do một số trạm dừng trên quốc lộ 51 chưa được bổ sung thông tin của tuyến. Cạnh đó, tại các vị trí dành cho xe buýt lưu đậu và đón trả khách trong sân bay TSN xảy ra tình trạng bị lấn chiếm bởi các phương tiện khác…, Trung tâm sẽ phối hợp cùng các đơn vị liên quan để giải quyết các khó khăn này.
Hành trình khoảng 150 phút
Tuyến xe buýt từ sân bay TSN đi VT chính thức hoạt động từ cuối tháng 1-2019. Đây là tuyến xe buýt không trợ giá, xe loại 19 chỗ được cải tạo lại từ ô tô 34 chỗ. Giá vé 80.000 đồng/lượt cho hành khách đi tuyến có cự ly dưới 52,5 km; 160.000 đồng/lượt với cự ly tuyến trên 52,5 km. Hoạt động từ 0 giờ 30 đến 23 giờ và tại Bến xe VT từ 0 giờ đến 23 giờ 30. Hành trình kéo dài khoảng 150 phút, giãn cách lúc cao điểm 20 phút, thấp điểm 60 phút/chuyến. Tuyến khởi hành từ sân bay TSN, đi qua cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, điểm cuối là Bến xe VT, quãng đường hơn 100 km.
THY NHUNG
Theo PLO
Bất an các điểm đen 'tử thần' ở Sài Gòn
Tính đến cuối năm 2018, trên địa bàn TP.HCM có 16 điểm đen tai nạn giao thông cần xử lý trong năm 2019. Nhưng chỉ trong 2 tháng đầu năm 2019, đã phát sinh thêm 3 điểm đen.
Tai nạn giữa hai xe tải tại vòng xoay Mỹ Thủy (Q.2) . ẢNH: CÔNG NGUYÊN
Tái diễn cảnh xe máy đi vào làn đường ô tô
Theo báo cáo của Công an TP.HCM, trong 2 tháng đầu năm 2019, trên địa bàn TP.HCM đã xảy ra 568 vụ tai nạn giao thông (bao gồm va chạm giao thông), làm chết 110 người, bị thương 385 người. So với cùng kỳ năm 2018 giảm 134 vụ, giảm 34 người chết và giảm 105 người bị thương.
Cầu Sài Gòn (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) được xem là một trong những điểm đen tai nạn giao thông mới xuất hiện và được Sở GTVT TP đưa vào danh sách thống kê.
Ngày 8.4, có mặt dưới chân cầu Sài Gòn (hướng từ Q.Bình Thạnh đi Q.2), chúng tôi liên tục bắt gặp các chủ phương tiện điều khiển xe máy lách vào làn dành riêng cho ô tô rồi tăng ga phóng bạt mạng. Thậm chí tại làn ô tô, nhiều người điều khiển xe gắn máy còn rú ga, lạng lách, lấn hẳn ra làn xe ngoài cùng rồi phóng như bay.
Theo Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC08, Công an TP), mặc dù CSGT liên tục chốt trực và xử phạt nhiều trường hợp xe máy cố tình chạy vào làn ô tô trên cầu Sài Gòn, nhưng nhiều người điều khiển xe máy vẫn thiếu ý thức, chạy bạt mạng trong làn ô tô dẫn đến những tai nạn thương tâm.
Theo thông tin từ Đội CSGT Cát Lái (thuộc PC08; phụ trách tuyến đường xa lộ Hà Nội từ cầu Rạch Chiếc về cầu Sài Gòn, Q.2), trong năm 2018 đơn vị này đã xử lý 1.200 trường hợp đi vào đường cấm, trong đó có 722 xe máy.
Còn tại khu vực điểm đen trên đường Tôn Đức Thắng (dưới chân cầu Khánh Hội, Q.1), lưu lượng xe cơ giới, xe tải, xe máy lưu thông thường xuyên với mật độ dày đặc. Tuyến đường Tôn Đức Thắng cắt ngang phố đi bộ Nguyễn Huệ và công viên Bạch Đằng, nên ngoài ô tô, xe tải, xe máy còn có một lượng người đi bộ thường xuyên băng qua đường để vào công viên và ngược lại.
Tai nạn chết người giữa xe tải và xe máy trên đường Nguyễn Duy Trinh (P.Phú Hữu, Q.9)
Tại đoạn đường Nguyễn Duy Trinh (từ vòng xoay Phú Hữu đến đường 990, P.Phú Hữu, Q.9) dài hơn 1.500 m, nhưng trong 3 năm qua có khoảng 20 người tử vong vì tai nạn giao thông. Phần lớn nạn nhân là những người đi xe máy va chạm với xe container.
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, tuyến đường tử thần này xuất hiện nhiều hố ga cao hơn mặt đường, nhiều hố sâu... tạo ra những cái bẫy cho người đi xe máy. Theo thống kê, chỉ trong quý 1/2019, đã có 4 người tử vong do tai nạn giao thông tại đoạn đường Nguyễn Duy Trinh. Nguyên nhân là những người đi xe máy va chạm với nhau hoặc vấp phải hố ga ngã ra đường bị xe tải, xe container từ phía sau chạy tới cán tử vong.
Nguy cơ phát sinh thêm "điểm đen"
Ngoài những điểm đen tai nạn giao thông đã được ngành giao thông ghi nhận và thống kê, trên địa bàn TP cũng xuất hiện một số vị trí đường giao có nguy cơ thành "điểm đen".
Cụ thể, sau vụ anh Lý Vũ Hảo (26 tuổi, quê Cà Mau) tử vong sau khi tông vào dải bê tông trên đường dẫn cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (P.An Phú, Q.2) vào tối 12.3, Sở GTVT đã cho tháo dải bê tông để tránh nguy hiểm cho người đi đường. Thay vào đó, Sở GTVT đã lắp đặt camera an ninh để quan sát tại khu vực này. Sau khi dải bê tông bị tháo đi, vào giờ cao điểm tại khu vực đường dẫn cao tốc xuất hiện tình trạng ùn tắc giao thông nên nhiều ô tô, xe khách liên tục chạy vào làn đường xe máy gây nguy hiểm cho người đi đường.
Tai nạn chết người trên đường dẫn cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (đoạn qua Q.2)
Ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT, cho biết tình trạng ô tô đi vào làn đường dành cho xe 2 bánh trên tuyến đường dẫn cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đoạn qua địa bàn TP đã được các đơn vị quản lý ghi nhận lại bằng hình ảnh. Tuy nhiên, do không đủ thẩm quyền để xử lý (do đoạn đường này thuộc quản lý của Cục CSGT - PV) nên Sở đã có văn bản gửi Cục CSGT đề nghị xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm luật Giao thông đường bộ trên đoạn đường dẫn này.
Để xóa điểm đen tai nạn giao thông, Sở GTVT cho biết, đã có văn bản đề nghị các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến đường do các cơ quan, đơn vị này quản lý như: kiểm tra, rà soát toàn bộ hệ thống cầu đường nhằm phát hiện và xử lý ngay các bất cập về hệ thống hạ tầng giao thông.
Đối với các công trình phụ trợ, sở này cũng yêu cầu sử dụng các vật liệu mềm như cọc tiêu, thanh chắn bằng nhựa có dán phản quang, đinh phản quang lắp đặt trước các công trình phụ trợ với khoảng cách phù hợp, đúng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm dễ dàng nhận biết từ xa và giảm tối thiểu thiệt hại khi xảy ra sự cố va chạm. Cũng theo khuyến cáo của Sở, đối với các công trình phụ trợ được lắp đặt trên đường không đúng quy định, có nguy cơ gây mất an toàn giao thông thì cần phải nhanh chóng thu hồi, di dời.
Ông Trần Quang Lâm cho biết, xử lý những điểm đen gây tai nạn giao thông là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Để kéo giảm tình trạng TNGT trên địa bàn TP, Sở GTVT cũng đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm hạn chế vi phạm giao thông của các loại xe tải, xe sơ mi rơ moóc; cấm xe tải nặng trên 3,5 tấn lưu thông ở làn xe hỗn hợp đường Nguyễn Văn Linh (đoạn từ đường Huỳnh Tấn Phát, Q.7 đến QL1, H.Bình Chánh).
Đối với đoạn đường dẫn vào cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, ông Lâm cho biết Sở đã chỉ đạo Khu quản lý giao thông đô thị số 2 lắp đặt biển báo tuyến đường có lắp đặt camera theo dõi, giám sát từ xa để phạt nguội những trường hợp ô tô chạy vào làn đường xe máy. "Đây là việc làm cần thiết để chấn chỉnh, nhắc nhở người dân nâng cao ý thức chấp hành nghiêm chỉnh luật Giao thông đường bộ", ông Lâm nói.
Ở khu vực điểm đen giao thông thuộc giao lộ Tôn Đức Thắng - Hàm Nghi (Q.1), UBND Q.1 cũng đã kiến nghị Sở GTVT nghiên cứu và sớm đưa ra phương án kết nối khu vực này bằng cầu vượt cho người đi bộ hoặc hầm đi bộ băng ngang tuyến đường Tôn Đức Thắng tại khu vực không gian giữa đường Nguyễn Huệ và Hàm Nghi.
Theo Thanhnien
Lắp rào chắn xe máy vào làn đường đi bộ ven sông Tô Lịch Ngày 23/3, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã lắp đặt rào chắn ở hai đầu đường dành cho xe thô sơ và người đi bộ ven sông Tô Lịch, để ngăn chặn tình trạng xe máy cố tình đi vào. Việc làm này nhằm ngăn chặn tình trạng xe máy cố tình đi vào làn đường dành cho phương tiện thô...