Xe buýt nhanh có… nhanh?
Việc Hà Nội dự kiến đưa vào vận hành tuyến xe buýt nhanh Kim Mã – Yên Nghĩa từ ngày 1-1-2017 nhưng chưa có phương án xử lý ùn tắc giao thông khiến nhiều người lo ngại
Chậm tiến độ gần 2 năm, hôm nay, 15-12, xe buýt nhanh (BRT) Hà Nội bắt đầu chạy thử tuyến Kim Mã – Yên Nghĩa để đầu năm 2017 sẽ vận hành chính thức.
Ưu tiên cho buýt nhanh
Tuyến buýt nhanh BRT Kim Mã – Yên Nghĩa dài 14 km, chạy theo lộ trình Yên Nghĩa – Ba La – Lê Trọng Tấn – Lê Văn Lương kéo dài – Láng Hạ – Giảng Võ – Bến xe Kim Mã. Tổng đầu tư của dự án là 55 triệu USD (trên 1.100 tỉ đồng) bằng vốn vay của Ngân hàng Thế giới. Dự án khởi công đầu năm 2013, ban đầu dự kiến khai thác vào quý II/2015.
Ông Hà Huy Quang, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội, cho biết từ ngày 15 đến 31-12, TP sẽ tổ chức vận hành thí điểm 1 xe buýt nhanh chạy lộ trình trên. Đến ngày 1-1-2017, TP chính thức vận hành 29 xe, bao gồm cả xe dự phòng. Trong giai đoạn chạy thử nghiệm, tần suất hoạt động là 3-5 phút/chuyến, tốc độ vận hành trung bình 22-30 km/giờ, thời gian vận hành một lượt là 45-55 phút.
Theo Sở GTVT Hà Nội, đối với đoạn Ba La – Cát Linh với chiều dài khoảng 12,2 km, sở sẽ tổ chức phân làn riêng bằng vạch sơn liền kết hợp đinh phản quang. Các đoạn còn lại từ Giảng Võ đến Kim Mã, từ Yên Nghĩa tới Ba La, xe buýt BRT đi chung với các phương tiện khác. Các nút giao trên tuyến được tổ chức lưu thông bằng hệ thống đèn tín hiệu, điều chỉnh chu kỳ đèn theo nguyên tắc ưu tiên cho buýt nhanh.
Sở GTVT Hà Nội quy định xe khách, xe tải, ô tô chở hàng với khối lượng cho phép từ 500 kg trở lên bị cấm hoạt động trong giờ cao điểm (từ 6-9 giờ và từ 16 giờ 30 phút – 19 giờ 30 phút) trên tuyến đường trục phía Bắc Hà Đông (đoạn từ Lê Trọng Tấn đến nút Tố Hữu – Vạn Phúc); xe chở học sinh, cán bộ – công nhân viên và xe xử lý sự cố được hoạt động bình thường.
Trên tuyến đường Giảng Võ – Láng Hạ – Lê Văn Lương, cấm taxi hoạt động trong giờ cao điểm; xe chở bệnh nhân cấp cứu, người già, người tàn tật, xe khắc phục sự cố được hoạt động bình thường. Các cơ quan, công ty, khách sạn, nhà hàng… trên hành lang BRT nếu có nhu cầu sử dụng taxi phải bố trí đầy đủ điểm đỗ và phải đăng ký logo phục vụ với Sở GTVT Hà Nội.
Tại 2 cầu vượt Láng Hạ – Huỳnh Thúc Kháng và Lê Văn Lương – Láng cũng sẽ có tín hiệu đèn ưu tiên cho buýt nhanh. Ngược lại, xe tải, ô tô chở hàng từ 500 kg trở lên bị cấm lưu thông trên 2 cầu vượt; mô tô, xe máy, xe thô sơ chỉ bị cấm vào giờ cao điểm.
Video đang HOT
Một nhà chờ của bến xe buýt nhanh trên đường Lê Văn Lương (quận Thanh Xuân, TP Hà Nội)
Gấp gáp thử nghiệm
Theo Sở GTVT Hà Nội, tuyến buýt nhanh BRT có 44 điểm dừng (cả 2 chiều) phục vụ đón trả khách. Để tăng cường khả năng kết nối, tạo thuận tiện cho hành khách chuyển tuyến, sở sẽ điều chỉnh, di chuyển 10 điểm dừng và bổ sung 10 điểm cho 2 chiều vận hành.
Các tuyến xe buýt thường đi trùng với hành lang hoạt động của tuyến BRT cũng được điều chỉnh bằng cách bố trí các điểm dừng đón trả khách của xe buýt thường trên các trục ngang giao cắt với hành lang tuyến BRT nhưng bảo đảm hành khách tiếp cận, kết nối thuận tiện với tuyến BRT.
Trước mắt, vé xe buýt nhanh vẫn sử dụng như xe buýt thường, bán tại các nhà chờ. Giá vé lượt dự kiến 7.000 đồng, còn vé tháng áp dụng như xe buýt thường.
Việc Hà Nội đưa vào vận hành tuyến buýt nhanh BRT được nhiều người chờ đợi nhưng cũng không ít ý kiến lo ngại. Bởi lẽ, các tuyến đường Tố Hữu, Lê Văn Lương, Láng Hạ… vốn là điểm đen về ùn tắc giao thông, nếu tuyến buýt nhanh đi vào hoạt động thì tình trạng này sẽ càng thêm nghiêm trọng. Ông Hà Huy Quang giải thích: “Về nguyên tắc là không cho người dân đi vào làn đường của xe buýt nhanh. Trong trường hợp xảy ra ùn tắc, sẽ có lực lượng xử lý sự cố ở từng thời điểm”.
Khi được hỏi phương án xử lý khi buýt nhanh BRT vận hành gặp phải ùn tắc, ông Quang cho biết: “Trường hợp này sẽ thông tin cụ thể tới nhân dân trước khi xe buýt nhanh vận hành chính thức”.
Trong khi đó, giới chuyên gia băn khoăn về hiệu quả của mô hình xe buýt nhanh BRT. Chủ tịch một hiệp hội vận tải ô tô cho rằng việc chỉ dành 15 ngày chạy thử nghiệm rồi vận hành chính thức khó có thể đánh giá được hiệu quả của mô hình này. Theo ông, nếu cần thiết, có thể lùi thời điểm vận hành chính thức để có thời gian rút kinh nghiệm, điều chỉnh, chứ không thể “cứ hứng lên làm”.
Một số chuyên gia giao thông cũng bày tỏ lo ngại về việc phân làn riêng cho xe buýt nhanh bằng dải phân cách mềm là không khả thi. Bởi lẽ, vỉa hè mà xe máy còn trèo lên đi, nói gì đến vạch sơn liền!
Nhiều địa phương triển khai TP HCM đã có đề án buýt nhanh BRT số 1 Võ Văn Kiệt – Mai Chí Thọ với tổng chiều dài 23 km. Trong đó, đầu tư xây dựng 28 trạm dừng, 17 cầu đi bộ (11 cầu xây mới, 6 cầu cải tạo) để tạo thuận lợi cho người dân từ hai bên đường tiếp cận tuyến xe buýt này. Dự án có tông mưc đâu tư 137,5 triêu USD, trong đó vốn vay Ngân hàng Thế giới 124 triệu USD, phần còn lại vốn đối ứng từ ngân sách TP; dự kiên thi công vào tháng 1-2017 va đưa vao vân hanh cuôi năm 2018. Trong khi đó, tỉnh Bình Dương cũng đang xây dựng dự án xe buýt nhanh trị giá 1.827 tỉ đồng (đề xuất vay vốn ODA của Nhật Bản). Dự án đi qua trung tâm TP Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An và Dĩ An với tổng chiều dài 30,8 km. Dự kiến dự án triển khai trong năm 2017, hoàn thành vào năm 2019 – trùng thời điểm tuyến metro số 1 của TP HCM được đưa vào khai thác. TP Đà Nẵng cũng đang triển khai đề án buýt nhanh BRT với tổng mức đầu tư 1.500 tỉ đồng, dự kiến khởi công đầu năm 2017 và đưa vào sử dụng đầu năm 2019. Hệ thống BRT của Đà Nẵng sẽ có 3 tuyến, gồm 1 tuyến chính và 2 tuyến phụ. Cụ thể, tuyến chính BRT có tổng chiều dài 24,76 km, điểm bắt đầu từ đường số 5 KCN Hòa Khánh, kết thúc ở đường Trần Đại Nghĩa. Tuyến R1, tổng chiều dài 35,4 km, có 35 trạm dừng mỗi chiều, bắt đầu từ sân bay Đà Nẵng, kết thúc tại đường Lê Hồng Phong (TP Hội An). Tuyến R3 có tổng chiều dài 26,7 km, có 24 trạm dừng mỗi chiều, xuất phát từ sân bay Đà Nẵng, kết thúc tại khu du lịch Bà Nà Hills. B.Vân – B.T.Q
Theo Nguyễn Hưởng (Người lao động)
Taxi, xe máy bị cấm giờ cao điểm để phục vụ xe buýt nhanh
Ngay 31/12, tuyên buyt nhanh đâu tiên ơ Ha Nôi đi vào hoat đông. Cơ quan chức năng đã lên phương án tổ chức lại giao thông trên tuyến Kim Mã - Yên Nghĩa theo hướng ưu tiên cho loại hình vận tải công cộng này.
Xe buyt nhanh se đon tra khach ơ lan ngoai cung, canh dai phân cach giưa, thay vi đon tra khach như xe buyt truyên thông hiên nay. Anh: Ba Đô
UBND TP Ha Nôi vưa đông y vơi nôi dung tơ trinh cua Công an thành phố và Sở Giao thông vận tải về phương án tổ chức giao thông để vận hành thử nghiệm tuyến xe buýt nhanh BRT (từ Kim Mã đến bến xe Yên Nghĩa).
Theo đo ngay 31/12, tuyên buyt nhanh đâu tiên ơ Ha Nôi đi vào hoat đông và được ưu tiên khi tham gia giao thông trên tuyến.
Xe tải, ôtô chở hàng với khối lượng chuyên chở cho phép từ 500 kg trở lên, xe khách, xe hợp đồng sẽ bị cấm hoạt động trong giờ cao điểm (sáng 6h-9h, chiều 16h30-19h30) trục đường phía Bắc Hà Đông (đoạn từ Lê Trọng Tấn đến nút Tố Hữu - Vạn Phúc).
Hà Nội cũng câm xe taxi trong giờ cao điểm (sáng 6h-9h, chiều 16h30-19h30) trên tuyến Giảng Võ - Láng Hạ - Lê Văn Lương (trừ các xe chở bệnh nhân cấp cứu, người già, người tàn tật, xe khắc phục sự cố được hoạt động bình thường).
Các cơ quan, công ty, khách sạn, nhà hàng... trên hành lang BRT nếu có nhu cầu sử dụng xe taxi phải bố trí đầy đủ điểm đỗ và phải đăng ký logo phục vụ với Sở GTVT.
Câm xe may hoat đông trên cầu vượt Lang Ha, Lê Văn Lương vao giơ cao điêm khi xe buyt nhanh hoat đông. Anh: Ba Đô
Tất cả các phương tiện lưu thông dọc tuyến đường hoạt động của BRT bị cấm dừng đỗ; điểm dừng đỗ đón trả khách là trên các tuyến đường ngang giao cắt với hành lang vận hành BRT, hoặc tại các vị trí có bố trí sảnh đón trả khách.
Tại 2 cầu vượt (Láng Hạ - Huỳnh Thúc Kháng và Lê Văn Lương - Láng) sẽ có tín hiệu đèn ưu tiên cho xe BRT lên cầu, nhằm giảm xung đột với các loại phương tiện cơ giới khác. Chính quyền thành phố cũng cấm các phương tiện môtô, xe gắn máy, xe thô sơ đi trên 2 cầu vượt trong giờ cao điểm (sáng 6h-9h, chiều 16h30-19h30); cấm toàn bộ xe tải, xe ôtô chở hàng với khối lượng chuyên chở cho phép từ 500 kg trở lên, lưu thông trên 2 cầu vượt
Trao đôi vơi VnExpress, ông Vũ Hà (Giám đốc Ban QLDA đầu tư phát triển giao thông đô thị) cho hay, đơn vi đa chay thư nghiêm vê măt ky thuât đê khơp nôi xe buýt nhanh tai cac điêm trung chuyên với kêt qua thanh công.
Vê viêc câm xe may hoat đông trên câu vươt giơ cao điêm, ông này giải thích đê han chê nhưng xung đôt giao thông trên câu, "vi xe may thương đi sat dai phân cach bên trai đương, sau đo đên đâu câu re cheo lên gây ra hiên tương un tăc ơ cac đâu câu".
Xe buyt nhanh ban ve ơ nha chơ, gia toàn tuyến la 7.000 đông.
Tuyến buýt nhanh thí điểm đầu tiên của Hà Nội là Kim Mã - Yên Nghĩa khởi công đầu năm 2013, dự kiến khai thác vào quý II/2015 nhưng đã chậm tiến độ hơn một năm.
Tuyến buýt chạy theo lộ trình Yên Nghĩa - Ba La - Lê Trọng Tấn - Lê Văn Lương kéo dài - Láng Hạ - Giảng Võ - bến xe Kim Mã. Theo tính toán của đơn vị quản lý, xe buýt nhanh di chuyển cả chặng Kim Mã - Yên Nghĩa dài 14 km, mất khoảng 30 phút, thay vì mất hơn một giờ như xe buýt thường hiện nay.
Tổng đầu tư của dự án gồm xây dựng hạ tầng, nhà chờ, phương tiện... là 55 triệu USD (trên 1.100 tỷ đồng) bằng vốn vay của Ngân hàng Thế giới, trong đó Việt Nam góp vốn đối ứng bằng chi phí giải phóng mặt bằng.
Ba Đô
Theo VNE
Cảnh khó tin ở nhà chờ xe buýt 5 sao Chỉ còn 2 ngày nữa là tuyến xe buýt nhanh Kim Mã - Yên Nghĩa (Hà Nội) sẽ được vận hành thử. Tuy nhiên, nhiều nhà chờ "5 sao" đang trong cảnh phủ bụi, ngổn ngang. Được khởi công xây dựng từ tháng 3/2014, dự án xe buýt nhanh Hà Nội (BRT) được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, lần đầu tiên...