Xe buýt đâm đổ khung cầu vượt siêu nhẹ
Khoảng hơn 19h tối ngày 30/3, một chiếc xe buýt mang biển kiểm soát 29T – 2893 thuộc Xí nghiệp xe buýt 10-10 đã đâm đổ khung cầu vượt nút Láng Hạ – Huỳnh Thúc Kháng. Đây là chiếc cầu chưa có đường dành cho xe buýt.
Chiếc xe buýt có biển kiểm soát 29T – 2893, chạy tuyến 50 (Long Biên – Kim Mã -Lê Văn Lương- Khu công nghiệp An Khánh) lưu thông theo hướng từ Giảng Võ ra đường Lê Văn Lương, đã va chạm và làm đổ nhào khung sắt hạn chế chiều cao.
Tại hiện trường, một chân của khung sắt ở vị trí ngay đầu dốc đi lên cầu (phía gần Trung tâm chiếu phim Quốc gia, đường Láng Hạ) đã bị bật tung, khung thép đổ nằm chắn ngang cả hai làn đường.
Được biết, chiếc cầu vượt siêu nhẹ nút Láng Hạ – Huỳnh Thúc Kháng hiện chưa có đường dành cho xe buýt chạy qua. Giới hạn chiều cao của phương tiện giao thông qua cầu là 2,2m giới hạn tải trọng là 3 tấn.
Video đang HOT
Chân khung sắt hạn chế chiều cao của cầu siêu nhẹ bị bật tung
Phóng viên TS đã liên hệ với Xí nghiệp 10-10 và được người trực điều độ xe cho biết, do lái xe mới, không thuộc đường, nên đã đi vào đường cấm. Sự cố không gây ra thương vong về người, tuy nhiên khung sắt giới hạn chiều cao cầu vượt có bị hư hại, gây ách tắc giao thông cả hai chiều.
Hiện lãnh đạo xí nghiệp đã ra hiện trường để xử lý vụ việc. Cảnh sát giao thông cũng đã giải tỏa để giao thông được thông suốt.
Giao thông bị ách tắc do khung sắt hạn chế chiều cao nằm vắt ngang hai chiều đi của cầu
Xe buýt chưa được phép lưu thông trên tuyến cầu này
Chiếc xe buýt chắn lối lên cầu khiến các phương tiện phải chen nhau đi dưới đường chân cầu
Theo vietbao
Thêm 10 tỷ đồng cho xe buýt nhanh
Sở GTVT Hà Nội khẳng định, việc gia cố để tăng tải trọng của cầu vượt nhẹ nút Láng Hạ - Huỳnh Thúc Kháng với 10 tỷ đồng là hợp lý. Hơn nữa, đây cũng là đề xuất của Ngân hàng thế giới (WB) để tuyến buýt nhanh số 1 (BRT1) được đi lên cầu vượt.
Cầu vượt Láng Hạ - Huỳnh Thúc Kháng sẽ được thêm 10 tỷ để gia cường cho xe buýt nhanh chạy qua
Xe buýt chạy trên cầu vượt nhẹ
Những ngày qua, dư luận không khỏi bàn tán về việc, cầu vượt nút giao Láng Hạ - Huỳnh Thúc Kháng vừa đưa vào sử dụng được 1 năm đã phải gia cường tải trọng. Lý do, khi thiết kế cầu vượt qua đây, các Sở, ngành không tính toán đến lộ trình của tuyến BRT 1 chạy qua nút giao này. Do vậy, mới có việc chi 10 tỷ đồng để gia cố tải trọng cầu cho xe buýt BRT 1 chạy qua.
Dự án xây dựng BRT 1 có tổng mức đầu tư 49 triệu USD là một trong những hợp phần của Dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội do WB tài trợ. Tuyến BRT này có chiều dài 14,7km, điểm đầu từ Yên Nghĩa (Hà Đông), điểm cuối tại bến xe Kim Mã. Lộ trình tuyến từ bến xe Kim Mã - Giảng Võ - Láng Hạ - Lê Văn Lương - Lê Trọng Tấn (Hà Đông) - Quốc lộ 6 - bến xe Yên Nghĩa và ngược lại. Tuyến BRT 1 chạy qua nút giao Láng Hạ - Huỳnh Thúc Kháng, trong khi ở đây đang tồn tại cầu vượt nhẹ được khánh thành, đưa vào sử dụng hồi tháng 4-2012. Tuy nhiên, cầu vượt nút giao này chỉ dành cho xe máy và ô tô có tải trọng nhẹ dưới 3,5 tấn, xe buýt không đi qua được, bao gồm cả xe buýt BRT.
Theo Ban Quản lý Dự án Đầu tư phát triển giao thông đô thị Hà Nội (Sở GTVT Hà Nội), tuyến BRT 1 dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động từ năm 2015 với năng lực vận chuyển khoảng 2.000 hành khách/giờ/chiều, góp phần giảm ùn tắc giao thông.
WB không tài trợ thêm kinh phí gia cường
Đại diện Sở GTVT Hà Nội khẳng định: "Dự án BRT 1 được phê duyệt năm 2007, lúc này chưa có ý tưởng xây cầu vượt nhẹ, nên xe buýt BRT sẽ chạy chung đường với các phương tiện, chỉ có ưu tiên về tín hiệu đèn tại các nút giao". Năm 2009-2010, trước tình trạng giao thông ùn tắc ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Chính phủ đã chỉ đạo 2 TP này phải nghiên cứu, xây cầu vượt lắp ghép tại các nút giao để giải quyết ùn tắc. 9 cầu vượt tại 9 nút giao ban đầu đưa ra phương án dành cho tất cả các loại phương tiện. Song, khi bàn bạc thì không được chấp thuận vì một số lý do như phá vỡ cảnh quan, quy hoạch, kinh phí lớn và đặc biệt, tiến độ sẽ kéo dài, ảnh hưởng đến đi lại. "Năm 2011, Chính phủ chỉ đạo xây dựng cầu vượt lắp ghép dành cho xe tải trọng nhẹ, dưới 3,5 tấn. Các bên thống nhất, lấy nút giao Láng Hạ - Huỳnh Thúc Kháng xây dựng thí điểm, rút kinh nghiệm triển khai tại các nút giao khác. Như vậy, có thể khẳng định, khi xây cầu vượt nhẹ qua đây, các Bộ, ngành từ Trung ương tới địa phương đã bàn bạc phương án rất kỹ", đại diện Sở GTVT nói.
Khi tính toán xây cầu vượt tại nút giao này, tất cả các cơ quan quản lý, chuyên gia giao thông đều thống nhất, làm cầu vượt nhẹ, xe buýt BRT 1 đi bên dưới như phê duyệt ban đầu năm 2007. Lý giải về việc tại sao đến giờ lại điều chỉnh để xe buýt BRT 1 đi qua cầu, đại diện Sở GTVT cho biết, WB cho rằng, cần tạo mọi điều kiện tối ưu, ưu tiên cho loại hình phương tiện công cộng này. WB cũng đã đặt vấn đề chính thức với UBND TP Hà Nội và TP đã đồng ý. Việc gia cường tải trọng cho cầu vượt Láng Hạ- Huỳnh Thúc Kháng cũng được WB thông qua về chủ trương. Thời gian tiến hành gia cường từ 1-1,5 tháng, không ảnh hưởng đến hoạt động đi lại của các phương tiện qua đây. Kinh phí gần 10 tỷ đồng chi cho việc gia cường nằm trong gói hỗ trợ 49 triệu USD mà WB tài trợ cho toàn dự án BRT 1.
Ông Khuất Việt Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ GTVT, người có nhiều năm nghiên cứu về giao thông Hà Nội cho rằng, việc chi 10 tỷ đồng để gia cố tải trọng cho cầu vượt nhẹ Láng Hạ - Huỳnh Thúc Kháng là hợp lý. Điều này cũng chứng tỏ tính linh hoạt của loại cầu vượt lắp ghép. Trong khi, BRT là giải pháp hữu hiệu cho giao thông Hà Nội trong bối cảnh hiện nay, mà lý ra phải làm từ 5-7 năm trước.
Nhìn nhận dưới góc độ quy hoạch, ông Phạm Sĩ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, điều này thể hiện sự hạn chế trong tầm nhìn quy hoạch giao thông của Thủ đô. "Quy hoạch giao thông đã có, nhưng cứ vài ba năm lại phát sinh, lại điều chỉnh, bổ sung, uốn nắn. Quy hoạch mà chắp vá, nay sửa một tí, mai điều chỉnh một ít thì rất đáng lo".
Theo ANTD
Đổi mũ bảo hiểm trợ giá tại 12 điểm Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia cho biết, thực hiện chủ trương đổi mũ bảo hiểm không đạt chuẩn lấy mũ đạt chuẩn có trợ giá, từ ngày 23-3 đến 25-3, tại Hà Nội, hai đơn vị đã đăng ký sẽ tổ chức đổi mũ có trợ giá tại 12 địa điểm. Cụ thể, việc tổ chức đổi mũ bảo hiểm...