Xe buýt “đại náo” đường phố, cắm đầu vào nhà dân
Chiếc xe buýt bất ngờ mất lái, tông gãy trụ cáp viên thông, bảng hiệu quán cà phê, tiệm cầm đồ và chỉ dừng lại sau khi đâm đầu vào tường nhà dân.
Khoảng 20 giờ ngày 29/3, chiếc xe buýt BKS 4V- 2512 chạy tuyến Đắk Lắk – Đắk Nông, do tài xế Phạm Tường Linh điều khiển, lưu thông hướng từ Ngã sáu Buôn Ma Thuột về Đại học Tây Nguyên (TP Buôn Ma Thuột), khi đến vòng xoay giao giữa đường Lê Duẩn- Đinh Tiên Hoàng thì bất ngờ mất lái đâm trực diện làm gãy trụ cáp viễn thông và nhiều bảng hiệu quán cà phê, tiệm cầm đồ bên đường. Chiếc xe chỉ dừng lại sau khi đâm sầm vào tường số nhà 55 Lê Duẩn, TP Buôn Ma Thuột.
“Bãi chiến trường” chiếc xe buýt để lại
Tại hiện trường, phần đuôi chiếc xe buýt bị bể nát, rơi nhiều mảng lớn, kính trước bị nứt, vỡ, dưới gầm xe dây cáp quang, bảng hiệu vỡ nát, nằm chằng chịt. Sau cú tông tài xế bị thương nặng được người dân đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Đắk Lắk.
Anh Lưu Vạn Hạnh (chủ nhà số 55) cho biết, lúc xảy ra tai nạn, cả nhà anh đang ở trên lầu thì nghe một tiếng rầm, cả căn nhà rung chuyển. “Lúc đó trời đang mưa to, tôi cứ nghĩ là bị sét đánh. Khi nghe tiếng ồn ào dưới nhà, tôi chạy xuống xem thì thấy chiếc xe buýt đang cắm đầu vào tường nhà, trên xe không có người”, anh Hạnh bàng hoàng kể.
Rất may vụ tai nạn xảy ra trong đếm tối, trời mưa to đường vắng, xe cũng đã trả hết khách nên không có ai bị thương ngoài tài xế.
Nguyên nhân vụ tai nạn đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
Video đang HOT
Lê Văn
Theo Dantri
Hiểm nguy khó lường trên những đoạn đường giao đường sắt
Rất nhiều vụ tai nạn tàu hỏa thương tâm đã xảy ra tại các điểm giao nhau giữa đường sắt và đường ngang dân sinh không có rào chắn. Ngoài nguyên nhân khách quan, một phần lỗi lớn là do sự chủ quan của người tham gia giao thông.
Ngày 19/3, PV Dân trí đã quay trở lại hiện trường vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra hôm 17/3 khiến 2 cán bộ công an huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, tử vong khi đi qua đường sắt.
Vụ va chạm khiến xe ô tô bị kéo hơn 100m và bị biến dạng
Nạn nhân là Thiếu tá Trần Quang Thanh, Phó trưởng Công an huyện và Trung tá Hoàng Văn Sự, Đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an huyện Gio Linh.
Đoạn đường nơi xảy ra tai nạn không có rào chắn nhưng vẫn có hệ thống biển báo nguy hiểm và vạch dừng xe cách đường ray chừng 3m
Theo quan sát, đoạn đường cắt ngang đường sắt thuộc khu phố 8, thị trấn Gio Linh - nơi xảy ra vụ tai nạn thương tâm nói trên có dốc cao khoảng 10 độ. Dù không có gác chắn nhưng vẫn có hệ thống biển báo gồm: 1 biển cảnh báo đường bộ giao cắt với đường sắt, 1 biển báo dừng xe trước vị trí giao cắt khoảng 5 - 6m, vạch dừng xe cách đường ngang khoảng 3m... Ngoài ra, cách điểm giao cắt chừng 40m còn có 1 biển cảnh báo phía trước có đường sắt được đặt ngay bên đường.
Nhiều người dân sống tại đây cho biết, vì độ dốc tại đoạn đường này quá cao nên gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Tuy nhiên, nếu chú ý hệ thống biển báo và dừng ngay tại vạch dừng xe để quan sát tàu hỏa thì chắc chắn tai nạn sẽ không thể xảy ra.
Cách đó chừng 500m cũng có một đoạn đường dân sinh cắt ngang đường sắt, thuộc Đội 2, xã Gio Châu, huyện Gio Linh. Điều đáng nói, đoạn đường ngang này lại được xây dựng rất sơ sài và không có gác chắn, ngoài hệ thống biển cảnh báo giao nhau với đường sắt. Ở giữa đường ray lại không có tấm đan đảm bảo an toàn, vì vậy các phương tiện qua đây rất dễ bị mắc kẹt.
Do được thiết kế sơ sài nên khi tàu hỏa chạy qua, người đi đường rất dễ gặp bất trắc
Những đoạn đường ngang dân sinh như thế này luôn tiềm ẩn mối nguy hiểm cho người tham gia giao thông
Chỉ trong vòng 30 phút, chúng tôi ghi nhận có hàng chục lượt phương tiện lưu thông qua đây. Đây là chưa kể khu vực này có đông dân cư, mỗi ngày cũng có hàng trăm lượt người phải đi qua đường sắt.
Ông Nguyễn Hữu Ái, người dân đội 2, xã Gio Châu cho biết, vì không có gác chắn nên đoạn đường này tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm khó lường. Người tham gia giao thông chỉ cần thiếu quan sát là rất dễ dẫn đến tai họa.
"Cách đây không lâu, khoảng vào giữa năm 2013, đoạn đường này cũng xảy ra một vụ tai nạn khiến 1 người chết. Rất nhiều người đi qua tuyến đường này luôn phải thót tim vì gặp phải tàu hỏa. Người dân chúng tôi tha thiết mong các cơ quan chức năng dựng gác chắn để cảnh báo và người dân đi lại bớt nguy hiểm hơn" - ông Ái nói.
Dù có biển báo hiệu nhưng chỉ cần người qua đường thiếu quan sát là rất dễ xảy ra tai họa
Theo khảo sát, cung đường này có chiều dài chỉ 11km, nhưng có đến 7 điểm giao nhau giữa đường sắt với đường dân sinh. Trong đó, mới chỉ có 2 điểm giao nhau được dựng gác chắn. Đó là đoạn giao nhau ở phía Nam ga Hà Thanh và một điểm ở phía Bắc thị trấn, 2 điểm được đặt biển báo tự động, còn 3 điểm còn lại mới chỉ có biển báo thông thường.
Tại một điểm giao nhau gần ga Hà Thanh cũng chỉ có một biển hiệu cảnh báo chú ý tàu hỏa. Hai bên đường sắt là đường mòn do người dân thường xuyên đi qua nên không hề có gác chắn.
Mối nguy hiểm luôn rình rập tại những đoạn đường ngang giao đường sắt
Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Quang Tặng, Cung trưởng cung đường Hà Thanh cho biết, hiện chỉ có 2 điểm giao nhau được dựng gác chắn là do mật độ người qua lại đông. Còn những điểm còn lại chỉ đặt biển báo đơn thuần.
Lý giải về điều này, ông Tặng cho biết do lưu lượng người qua lại tại những điểm giao nhau này rất ít. Tuy nhiên, theo những gì chúng tôi quan sát thì những khu vực này đều có rất đông dân cư. Hàng ngày có hàng trăm lượt phương tiện băng ngang đường sắt và những mối nguy hiểm luôn rình rập người qua đường bất cứ lúc nào.
Đăng Đức
Theo Dantri
Bị xe tải hất văng, 5 người đi trên một xe máy chết và bị thương Bị chiếc xe tải hất văng, cả gia đình gồm 5 người đi trên một xe máy gặp nạn, gồm 2 người chết và 3 người nguy kịch. Ngã ba Nguyễn Chí Thanh - Giải Phóng, nơi xảy ra vụ TNGT thương tâm. Vụ tai nạn thương tâm xảy ra lúc 15 giờ ngày 2/3, tại ngã ba Nguyễn Chí Thanh - Giải...