Xe buýt đặc biệt Mercedes sắp “ra lò”, sử dụng pin thể rắn
Mercedes-Benz báo cáo rằng, họ đã có đơn đặt hàng chính thức cho hơn 60 chiếc xe buýt khớp nối toa eCitaro G chạy hoàn toàn bằng điện, với những chuyến giao hàng đầu tiên dự kiến diễn ra vào cuối năm nay.
Trước giờ, Mercedes-Benz không chỉ nổi tiếng với những chiếc ô tô hạng sang mà hiện nay, nhiều thành phố trên thế giới đã dùng các phương tiện xe buýt thuộc thương hiệu này để vận chuyển hàng chục nghìn người mỗi ngày. Chúng được sản xuất bởi bộ phận xe buýt của tập đoàn Mercedes-Benz và Mercedes-Benz eCitaro G là chiếc xe buýt đặc biệt sắp “ra lò”, nó có thể vận chuyển tới 146 hành khách.
Mercedes-Benz eCitaro G – Chiếc xe buýt có khớp nối toa chạy pin thể rắn đầu tiên. Ảnh: @Mercedes-Benz.
Theo đó, Mercedes-Benz eCitaro G là chiếc xe buýt mới chạy hoàn toàn bằng điện với kiểu dạng kéo dài tới 18,13m, nhờ cấu trúc khớp nối toa đặc biệt. Xe buýt có khớp nối toa này cực kỳ lý tưởng cho hoạt động giao thông, vận tải tại các thị trấn và thành phố có đông hành khách, và kiểu thiết kế này cũng đã được chứng minh vận hành tốt, hòa hợp với công nghệ pin và ổ điện hiện có của eCitaro.
Điều đặc biệt nhất ở chiếc xe này đó là nó sử dụng công nghệ pin thể rắn sáng tạo cực kỳ tân tiến. Đúng như tên gọi, bộ pin trang bị cho xe sử dụng điện cực rắn và chất điện phân rắn, thay cho công nghệ lithium-ion hoặc lithium-polymer thông thường hiện có trên thị trường.
Video đang HOT
Mercedes-Benz eCitaro G. Ảnh: @Mercedes-Benz.
Công nghệ này rất thú vị đối với các nhà sản xuất ô tô vì những lợi ích tiềm năng mà công nghệ pin này mang lại, bao gồm pin này an toàn hơn, có mật độ lưu trữ năng lượng tốt hơn 25% so với pin lithium-ion thông thường, cùng mức năng lượng tối đa tới 441 kWh, và tuổi thọ cao, hứa hẹn sẽ được sử dụng trên các dòng xe trong vài năm tới.
Khi ra mắt chính thức, Mercedes-Benz eCitaro G sẽ là phương tiện đầu tiên trong danh mục xe buýt của hãng sử dụng pin thể rắn đặc biệt này.
Mercedes-Benz eCitaro G. Ảnh: @Mercedes-Benz.
Mercedes-Benz cũng hứa hẹn một quy trình sản xuất pin thể rắn này thân thiện hơn với môi trường hơn, vì họ sẽ không sử dụng vật liệu coban trong chế tạo pin.
Một nhược điểm tiềm ẩn của xe là khả năng sạc nhanh bị hạn chế rất nhiều. Hơn nữa, Mercedes-Benz cũng có ý định trang bị cho eCitaro hai tùy chọn pin mới hoạt động cùng lúc trong tương lai.
Mercedes-Benz eCitaro G. Ảnh: @Mercedes-Benz.
“Tôi thực sự rất vui mừng vì dòng Mercedes-Benz eCitaro của chúng tôi đã tạo dựng được phong độ rất tốt kể từ khi ra mắt thị trường. Điều này cho thấy chúng tôi đang đi đúng hướng, đưa ra những sản phẩm mà xã hội mong muốn. Và eCitaro là một biến thể xe buýt có khớp nối toa, chúng tôi sẽ liên tục tiếp tục điện khí hóa dòng xe buýt thành phố này: eCitaro G sẽ được trang bị pin thể rắn” Till Oberwrder, Trưởng bộ phận Xe buýt của Mercedes-Benz chia sẻ
Daimler hợp tác với các hãng pin châu Á để phát triển dòng xe điện EQS
Daimler đang tăng cường các mối quan hệ với hãng pin của Trung Quốc CATL, nhằm mục đích để sản xuất được dòng xe điện có khả năng chạy được quãng đường 700 km.
Trong tuyên bố đưa ra hôm thứ tư vừa qua, Daimler cho biết họ sẽ hợp tác sâu rộng hơn với hãng pin CATL (Contemporary Amperex Technology Co. Limited) , nhằm thúc đẩy việc nghiên cứu ra hệ thống pin và bộ pin hiệu quả nhất. Markus Schfer - người chịu trách nhiệm về mảng Nghiên cứu của Tập đoàn Daimler kiêm COO Mercedes-Benz - cho biết: "Chúng tôi đặt mục tiêu dẫn đầu về công nghệ pin, vì vậy chúng tôi hiện đang kết hợp những nghiên cứu và phát triển của mình với các đối tác".
Ông nói thêm: "Chúng tôi sẽ tích hợp các hệ thống pin tiên tiến để tạo ra những chiếc xe sang trọng với phạm vi hoạt động, tốc độ sạc, an toàn và độ bền vững vượt trội. Làm việc với CATL sẽ giúp chúng tôi đẩy nhanh quá trình phát triển này. CATL sẽ là nhà cung cấp chính đảm bảo năng lực cho các thế hệ sản phẩm EQ tiếp theo của chúng tôi trong những năm tới"
Hai hãng Daimler và CATL đã bắt đầu nghiên cứu các loại pin trong tương lai. Mục tiêu của họ là rút ngắn chu kỳ phát triển, tăng đáng kể phạm vi sử dụng pin trong tương lai thông qua việc nâng cao mật độ năng lượng và giảm thời gian sạc. Những sản phẩm này sẽ được giới thiệu trên nhiều loại xe trong vài năm tới.
Mẫu Mercedes-Benz EQS sẽ EV đầu tiên của công ty với khả năng chạy được quãng đường hơn 435 dặm (700 km). Ngoài công ty pin Trung Quốc CATL, Daimler còn hợp tác và có các hợp đồng cung cấp pin với một loạt các công ty khác, bao gồm SK Innovation, LG Chem và Farasis.
Pin Lithium đã trở thành một nhân tố vô cùng quan trọng trong nền kinh tế công nghệ cao hiện nay, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất pin cho ô tô điện (EV). Nếu như trước đây, giá thành sản xuất loại pin này rất cao, thì nay, với đột phá trong công nghệ do người Trung Quốc phát triển, việc sản xuất pin lithium trở nên dễ dàng và rẻ hơn nhiều, kéo theo nhu cầu lithium tăng mạnh. Điều này khiến Trung Quốc là đất nước đang trên đà thống trị chuỗi cung ứng toàn cầu .
Nếu nói về sản lượng lithium, Trung Quốc không phải là cao nhất, thậm chí là tương đối thấp nhưng họ lại chiếm lĩnh nguồn cung các sản phẩm cuối cùng, sản xuất gần 2/3 lượng pin lithium trên toàn thế giới. Trong khi, Mỹ chỉ có 5%. Do đó, việc Daimler hay Mercedes muốn kết thân với các công ty pin lớn ở Trung Quốc là điều có thể hiểu được.
Mercedes-Benz S580e 2021: Mẫu xe được trang bị công nghệ hiện đại nhất với công suất lên đến 510 mã lực Là một trong những mảnh ghép của dòng Mercedes S-Class 2021 thế hệ mới, S580e được trang bị động cơ plug-in hybrid với tổng công suất lên đến 510 mã lực. Sau khi ra mắt 2 mẫu xe thuộc dòng Mercedes-Benz S-Class 2021 thế hệ mới: S500 và S580 với nhiều cải tiến về nổi thất, công nghệ nổi bật. Thì mới đây,...