Xe bỗng dưng hết điện, tự cứu thế nào?
Sự cố hết điện không quá phổ biến nhưng hoàn toàn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Bạn sẽ làm gì khi ắc quy xế yêu bỗng dưng bị ốm?
Với nhiệm vụ cung cấp điện cho toàn xe, ắc quy là một trong những bộ phận quan trọng có ảnh hưởng lớn tới khả năng vận hành của xe. Do đó, khi ắc quy gặp trục trặc, người sử dụng sẽ dính không ít phiền toái đặc biệt là khi xe bỗng dưng hết điện và không thể khởi động lại. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do chết dây máy phát, hỏng máy phát điện, ắc quy hỏng hoặc xe bị rò rỉ điện…
Khảo sát từ các chuyên gia đến từ Bridgestone, GS, 3M, Total, Toyota trong chương trình chăm sóc xe Car Care Day vừa tổ chức tại TP.HCM và Hà Nội, nhiều chủ xe vẫn thiếu kiến thức hoặc hiểu biết cơ bản về chiếc xe của mình.
Khi xe gặp tình trạng này, phần lớn người sử dụng có thể gọi cứu hộ, gọi cho đại lý ắc quy gần nhất đến thay… Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu bạn gặp sự cố tại một nơi vắng vẻ, xa trung tâm, bạn sẽ làm gì? Những tư vấn sau của các chuyên gia ắc quy cung cấp cho chúng tôi tại ngày hội chăm sóc xe Vì cộng đồng ôtô Việt có thể sẽ giúp bạn tự cứu mình khi gặp sự cố trên:
- Trước hết, trên xe nên thường xuyên để 1 cặp dây câu bình ắc quy với chiều dài tối thiểu là 2,5m. Khi xảy ra sự cố hãy cố gắng đưa xe vào lề đường, tắt máy, cài phanh tay, đặt biển cảnh báo hoặc để một số chướng ngại vật để thông báo cho các phương tiện khác về việc xe bạn đang có trục trặc.
- Liên hệ hoặc vẫy các xe qua đường để “xin điện”.
Việc để một cặp dây câu bình ắc quy với chiều dài tối thiểu là 2,5m trên xe sẽ giúp bạn dễ dàng xử lý các sự cố.
- Cho 2 xe đậu gần nhau nhưng tuyệt đối không được chạm nhau với khoảng cách vừa đủ để nối dây câu bình (thường ắc quy sẽ nằm ở dưới nắp capo nhưng cũng có những xe bình ắc quy được đặt ở cốp sau)
Video đang HOT
- Tăt chìa khóa cả 2 xe về OFF và tắt các thiêt bi khác.
- Nôi đâu dây vơi cưc ( ) cua ăc quy hêt điên vơi cưc ( ) cua ăc quy hỗ trơ.
- Nôi đâu dây với cưc (-) cua ăc quy hỗ trơ, đâu con lai kẹp vào phân kim loai không sơn trên khoang đông cơ của xe hết bình ắc quy (chú ý không kẹp vào cực (-) của ắc quy hết điện).
- Nô may xe hỗ trơ rồi nổ máy xe bị hết điện.
- Nếu xe vẫn không khởi động được thì kiểm tra lại cách đấu nối có đúng chưa, các đầu dây câu bình có bị rỉ sét hay không, nếu có hiện tượng rỉ sét thì lau sạch các rỉ sét rồi cắm lại.
- Nếu cắm lại mà xe vẫn không nổ thì chắc chắn là bị hỏng cái khác, bạn đành phải gọi cứu hộ ô tô đến giúp.
- Tháo dây câu bình theo trình tự ngược lại quy trình nối.
- Nếu khơi đông đươc xe hêt điện thi cần đê nô may khoang 20 phut cho may phat đu thơi gian nap điên vao binh.
Các chuyên gia của cộng đồng ôtô Việt cũng chỉ cho chúng tôi những dấu hiệu bất thường của ắc quy như:
- Hiện tượng ướt ở mặt trên: điều này có nghĩa là bình ắc quy bị nạp điện quá mức nhưng cũng có nghĩa là bình không còn khả năng nhận lượng điện nạp. Khi các thẻ chai cứng, bình ắc quy giảm khả năng tiếp nhận và trữ lượng điện nạp. Các thẻ còn lại bị quá tải bởi đinamô (máy phát điện xoay chiều) nóng lên quá mức làm sôi dung dịch điện phân khiến mặt trên bình ắc quy bị ướt.
- Các bàn kẹp cọc bình đóng ten: Khi bình ắc quy nóng lên và khí thoát ra, axít từ dung dịch điện phân trào ra từ các nắp có lỗ thông và bám vào các bàn kẹp và cọc bình. Chính vì vậy mà các bàn kẹp bị ten đồng ăn mòn.
- Một bàn kẹp bị ăn mòn: Đây là dấu hiệu vỏ bình vị nứt làm dung dịch điện phân bắn tóe vào cọc bình và ngấm lên trên mặt vỏ
Theo VNE
Xe đạp điện giả, nhái tràn ngập thị trường
Gần đây, tại các thành phố, xe đạp điện đang trở thành phương tiện đi lại được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, theo tiết lộ của chính dân kinh doanh sản phẩm này thì có tới 60% xe đạp điện bày bán trên thị trường là hàng không chính hãng.
Đa số xe đạp điện nhập khẩu vào Việt Nam hiện nay đều được dán nhãn hiệu của các tên tuổi lớn, như Honda, Yamaha, Bridgestone, Giant... Đây đều là những thương hiệu nổi tiếng của Nhật Bản, Đài Loan... nhưng thực chất tất cả những sản phẩm này đều có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc đại lục. Trong số đó, có những sản phẩm do các nhà máy của Yamaha, Honda đặt tại Trung Quốc sản xuất nhưng cũng có những sản phẩm do những cơ sở khác làm giả.
Theo một doanh nghiệp nhập khẩu xe đạp điện, hiện có 2 loại xe giả, đó làm giả giống hệt từ kiểu dáng đến nhãn hiệu của xe thật và chỉ giả về nhãn hiệu, còn kiểu dáng tự thiết kế.
Cũng theo doanh nghiệp trên, hiện công ty Honda Sundiro tại Thượng Hải (Trung Quốc) chỉ sản xuất có 3 mẫu xe đạp điện, còn Yamaha Motor Trung Quốc sản xuất 13 mẫu, trong khi tại thị trường Việt Nam hiện có khoảng 13 mẫu xe Honda và 30 mẫu xe Yamaha.
Chất lượng xe đạp điện giả rất kém ở 3 bộ phận quan trọng, đó là: ắc quy (hoặc pin), động cơ và bộ điều khiển. Ắc quy hay pin có chất lượng kém sẽ nhanh bị sụt điện, làm cho quãng đường đi ngắn hơn và xe không đạt công suất mong muốn.
Động cơ điện chất lượng kém làm cho xe có công suất yếu hay trục trặc, dễ bị ngấm nước khi gặp trời mưa to, đường ngập sâu. Bộ điều khiển sử dụng các thiết bị điện tử thiếu chính xác, không đáng tin cậy.
Tóm lại, chất lượng kém sẽ khiến cho tuổi thọ của xe giảm dù có thường xuyên bảo hành hay thay thế các linh kiện. Nếu xe thật có thể sử dụng tốt trong 3 năm thì xe giả chỉ khoảng 1-1,5 năm.
Giá nhập khẩu xe đạp điện giả rẻ chỉ bằng 2/3 so với xe đạp điện thật, nhưng khi về Việt Nam, xe đạp điện giả được bán ra tương đương với giá xe thật. Những người bán xe đạp điện giả thường tham khảo giá bán xe đạp điện thật cùng thương hiệu để đưa ra giá bán cho mình. Làm như vậy sẽ tạo ra một mặt bằng giá tương đối ngang bằng vừa thu lợi lớn lại vừa đánh lừa được người tiêu dùng.
Mua phải xe đạp giả thiệt hại vô cùng, không những chi tiền bằng xe thật mà tuổi thọ lại kém hơn, hay gặp trục trặc trong vận hành, thường xuyên phải thay đồ, độ tin cậythấp.
Nhiều người cho rằng cứ mua xe có địa chỉ, người bán rõ ràng, có bảo hành bảo dưỡng đầy đủ sẽ yên tâm và coi đó là cơ sở để khẳng định hàng thật. Nhưng một số nguồn tin cho biết, xe giả hiện cũng có chế độ bảo hành bảo dưỡng đầy đủ như xe thật. Bởi vì mua giá thấp, bán giá cao nên các cửa hàng bán xe đạp giả sẵn sàng bảo hành cho người tiêu dùng.
Họ cũng nhập linh kiện về để thay thế trong thời gian bảo hành nhưng chất lượng phụ tùng kém nên nhiều xe có khi phải thay tới vài lần và khi hết thời gian bảo hành khoảng 1 năm thì lúc đó người tiêu dùng phải tự bỏ tiền ra để thay. Khi đó nhiều cửa hàng sẵn sàng thẳng tay "chém" khách bằng việc nâng giá phụ tùng để bù vào những lần thay trước đó.
Thời gian qua, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP.HCM đã kiểm tra một kho hàng tại quận 6, phát hiện có gần 70 chiếc xe đạp điện Trung Quốc sản xuất, giả mạo nhãn hiệu Honda, Yamaha và 230 tờ tem giả mạo in chữ Honda, Yamaha.
Chủ lô hàng cho biết mua lại từ một công ty nhập khẩu, trị giá khoảng 4,5 - 5 triệu đồng mỗi chiếc. Những chiếc xe này nếu tiêu thụ trót lọt, thì giá đến tay người tiêu dùng có thể lên tới 10 triệu đồng/chiếc.
Dạo qua thị trường Hà Nội những ngày này, có thể thấy xe đạp điện có rất nhiều mẫu mã, phong phú, đa dạng và cửa hàng nào cũng khẳng định xe mình bán là hàng thật, trong khi các nhà sản xuất nước ngoài chẳng hề có khuyến cáo nào cho người tiêu dùng, còn hầu hết người tiêu dùng khi được hỏi đã không thể phân biệt được đâu là thật, đâu là giả.
Theo Nguyễn Thu
Vef
Xe đạp điện nhái tràn ngập thị trường Khi xe đạp điện đang trở thành xu thế phương tiện đi lại trong các thành phố lớn, thì đồng thời cũng xuất hiện nhan nhản những loại dán nhãn tên thương hiệu lớn. Trong một năm trở lại đây, xe đạp điện đang trở thành xu thế đi lại mới được ưa chuộng trong một bộ phận giới trẻ và người cao...