Xe bồn chở sữa tông chết hai người trong mưa bão
Dù xe máy đã chạy sát lề đường bên phải nhưng vẫn bị ôtô đầu kéo chở sữa tông trực diện khiến hai người tử vong.
Sáng 24/6, trên đường Hồ Chí Minh đoạn qua xã Kiên Thọ ( Ngọc Lặc, Thanh Hóa) xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng khiến hai người đi xe máy thiệt mạng.
Xe bồn chở sữa lấn làn rồi cuốn hai nạn nhân đi xe máy bay sang vệ đường. Ảnh: Lê Hoàng
Nhân chứng có mặt tại hiện trường cho biết, vào khoảng 6h30, xe bồn chở sữa biển Nghệ An đang lưu thông hướng Hà Nội – Thanh Hóa thì bất ngờ mất lái lao sang bên trái rồi đâm trực diện vào xe máy đi ngược chiều.
Cú đâm mạnh khiến người điều khiển xe máy là anh Trịnh Duy Hải (22 tuổi, quê xã Thiệu Ngọc, Thiệu Hóa) chết tại chỗ. Chị Nguyễn Thị Hiền (44 tuổi, quê xã Xuân Vinh, Thọ Xuân) ngồi sau được đưa tới bệnh viện cấp cứu nhưng cũng qua đời ngay sau đó vì thương tích nặng.
Video đang HOT
“Thời điểm đó rất vắng người, tuy nhiên mặt đường lại khá trơn do mưa bão nên rất có thể tài xế ôtô chạy quá nhanh nên không kịp xử lý”, anh Cao Ngọc Trung, một người dân địa phương nhận định.
Tại hiện trường, xe máy bị nghiến nát, văng xa hàng chục mét. Xe bồn chở sữa nằm gọn trong lề đường bên trái, phía sau là xác nạn nhân. Rất nhiều cọc tiêu bị hất bay tung tóe. Tài xế ôtô Lê Duy Thưởng (40 tuổi, trú huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An) rời khỏi hiện trường sau đó đến đồn công an trình diện.
Vụ tai nạn đã khiến giao thông qua đây bị ách tắc cục bộ. Phòng CSGT Thanh Hóa và Công an huyện Ngọc Lặc đang điều tra vụ việc.
Theo VNE
Cương quyết xóa bỏ nạn xe quá khổ, quá tải
Sở GTVT và CSGT Thanh Hóa vừa triển khai kế hoạch phối hợp tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Thanh tra GT và CSGT tỉnh Thanh Hóa đang phối hợp để sử lý vi phạm của các lái xe chở quá khổ, quá tải
Thanh Tra, kiểm tra trên tất cả các tuyến
Trước thực trạng hệ thống đường giao thông đang xuống cấp một cách trầm trọng trên tất cả các tuyến đường của tỉnh Thanh Hóa, sở GTVT và CSGT tỉnh Thanh Hóa đã có Kế hoạch liên nghành thực hiện nghị quyết 88/201/1NĐ-CP của chính phủ; kế hoạch năm ATGT quốc gia năm 2013 và chỉ đạo của UBND tỉnh tại văn bản số 1104/UBND-CN ngày 21/02/2013. Trên cơ sở và nhiệm vụ được giao sở GTVT Thanh Hóa đã xây dựng kế hoạch, bố trí lực lượng phương tiện kiểm tra, sử lý đối với xe chở quá khổ, quá tải trên địa bàn.
Để triển khai tốt kế hoạch này, từ đầu tháng 5 vừa qua, lực lượng liên ngành của Sở GTVT và CSGT Thanh Hóa đã ra quân kiểm tra, giám sát gắt gao tại nhiều vị trí trọng yếu trên hầu hết các tuyến đường của tỉnh. Chỉ trong một thời gian ngắn lực lượng liên nghành của Thanh Hóa đã tiến hành sử phạt gần 300 xe chở quá khổ, quá tải phạt gần 500 triệu đồng, bắt hạ tải và tạm giữ 45 xe chờ để xử lý theo pháp luật. Trong kế hoạch này, việc kiểm tra, xử lý áp dụng với tất cả các xe lưu thông trên những tuyến đường trên địa bàn toàn tỉnh. Trong đó được đặc biệt quan tâm chú trọng đợt này là những xe tải lưu thông trên tuyến QL 1A hoặc các phương tiện vận tải lưu thông trên những cung đường nóng về tình trạng xe quá tải như dọc các QL 45, 47, 217 và 15A, tuyến đường Hồ Chí Minh.
Để tìm hiểu về kế hoạch này pv đã có cuộc tra đổi với ông Trịnh Ngọc Minh, phó Chánh Thanh tra giao thông Thanh Hóa cho biết: "Thanh tra Sở GT Thanh Hóa thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra, xử lý xe quá khổ, quá tải theo chuyên đề trên địa bàn toàn tỉnh, nhất là các QL1A, QL45, QL47 và các tuyến đường khác tuy nhiên không thể xử lý triệt để vấn nạn trên. Tuy nhiên, lần này với quyết tâm cao bằng việc ký kết kế hoạch liên nghành giữa Công an GT và Thanh tra GT thì việc xử lý sẽ quyết liệt và mang tính răn đe cao hơn đối với cả chủ xe lẫn chủ hàng". ông Minh nói. Việc tăng cường kiểm soát những xe chở hàng vượt trọng tải thiết kế của xe và vượt tải trọng cho phép của cầu, đường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cần phải có sự phối kết hợp một cách đồng bộ, nhịp nhàng giữa CSGT và Thanh tra GT thì mới có thể đạt kết quả cao.
Phối hợp cho hạ tải ngay xe quá tải
Ông Lâm Ngọc Thụ, Trạm trưởng PC 67 CSGT tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trong công tác xử lý, đối với các vi phạm buộc phải hạ tải phần hàng hóa vượt tải, hoặc phải dỡ phần hàng hóa vượt quá kích thước cho phép thì tùy theo từng trường hợp cụ thể, lực lượng phối hợp sẽ giải quyết hạ tải tại kho hàng hóa hoặc bãi xe thích hợp. Trong đó chi phí thực tế thuê kho bãi, bốc xếp hàng hóa và chi phí cân xe sẽ do doanh nghiệp vận tải hoặc người điều khiển phương tiện vi phạm chịu trách nhiệm chi trả. Nếu hành vi vi phạm ở mức độ phải tạm giữ phương tiện theo quy định của pháp luật thì tùy trường hợp cụ thể, lực lượng chức năng sẽ quyết định tạm giữ phương tiện tại địa điểm thích hợp."
Theo thống kê của Phòng CSGT đường bộ, đường sắt, lưu lượng xe tải bao gồm không ít xe quá tải quá khổ hàng ngày lăn bánh trên tuyến và quốc lộ 1A là rất nhiều, phần lớn trong số này là xe tải nặng hoặc xe container. Trong quá trình phối hợp lần này, các lực lượng chức năng được quyền sử dụng các phương tiện, thiết bị cân di động hoặc được quyền đưa phương tiện vào các trạm cân gần nhất để xác định trọng tải.
Có một điểm chung mà các cơ quan chức năng gặp phải khi xử lý xe quá tải đó là khó khăn trong khâu dừng xe kiểm tra tải trọng và khâu hạ tải một khi phát hiện quá tải.
Thiết nghĩ để có thể làm tốt được việc hạn chế chở quá khổ, quá tải một trong những biện pháp hữu hiệu và khả thi nhất là bắt đầu từ cách suy nghĩ của mỗi lái xe và chủ hàng khi lưu thông trên từng tuyến đường. Nói cách khác, ngăn chặn việc chất hàng quá tải ngay khi đang xếp hàng từ nơi sản xuất, bến bãi là ngăn chặn từ gốc rễ vấn đề.
Theo xahoi
Quay video, chụp ảnh CSGT: Không sai Liên quan đến đoạn video được đăng tải trên mạng với nội dung CSGT Thanh Hóa "quên luật", phải giở sách luật ra để tìm lỗi, chúng tôi đã liên hệ với Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt (C67 - Bộ Công an) để làm rõ vụ việc này. CSGT có được giở sách luật...