Xe bọc thép – thế giới bí ẩn
Không đơn giản giống như trò chơi ghép hình, các công đoạn bọc thép phức tạp đòi hỏi sự sáng tạo, chính xác, tỉ mỉ để đảm bảo rằng mỗi chiếc xe được tạo ra vừa an toàn, vừa bí mật.
Khi nói về xe bọc thép, hầu hết mọi người đều hình dung tới một chiếc xe đồ sộ, vuông vức và hầm hố mà ít khi nghĩ rằng nó có thể lịch lãm. Xét về mục đích sử dụng, có thể chia xe bọc thép thành 4 loại.
SUV/Sedan: đôi khi gọi là “xe bảo vệ cá nhân”. Vẻ bề ngoài không có chút khác biệt gì so với xe thông thường, nhưng chúng được bọc thép ở khắp nơi. Chevrolet Suburban là một trong những mẫu bọc thép cá nhân thịnh hành hiện nay.
Xe chuyển tiền: mọi thứ đều được bao bọc. Những chiếc xe này thường chỉ chống lại các cuộc tấn công bằng súng ngắn do mức độ bọc thép thấp.
Xe chiến thuật: giống như xe chuyển tiền nhưng nó được bọc thép thực sự, thường được cảnh sát sử dụng trong các cuộc đối đầu bằng nhiều loại vũ khí khác nhau.
Pit-Bull VX – xe chiến thuật của đặc nhiệm Mỹ.
Xe dùng trong quân đội: đó là những mẫu xe được bọc thép tốt nhất và vì thế nó cũng là dòng xe bọc thép đắt nhất, khoảng 1 triệu USD mỗi xe.
Một vài nhà sản xuất như Mercedes tại châu Âu có thể tự bọc thép nhưng vẫn gia cường thêm từ các cơ sở bên ngoài. Armored Group và Alpine Armoring lại mua xe về rồi biến nó thành những sản phẩm đáng ngưỡng mộ.
Khách hàng của những chiếc xe này thường các chính trị gia, CEO, hoặc các nhà lãnh đạo của tổ chức phi chính phủ hoạt động trong sự nguy hiểm.
Lịch sử xe bọc thép
Ý tưởng về một chiếc xe bọc thép ra đời trước khi người ta phát minh ra động cơ đốt trong. Không ai khác chính nhà phát minh thiên tài Leonardo da Vinci đã phác thảo xe bọc thép năm 1485. Xe gồm phần khung vỏ hình tròn xoay đặt trên 4 bánh có trang bị súng thần công hạng nhẹ.
400 năm sau, những chiếc Rolls-Royce Ghost bọc thép ra đời để thực hiện nhiệm vụ nặng nề trong Thế chiến thứ nhất. Chúng được Bộ phận hỗ trợ hải quân Anh trang bị thêm pháo. Trong chiến dịch tại Trung Đông, đại tá T.E. Lawrence coi hạm đội 9 chiếc Rolls-Royces “quý hơn hồng ngọc”.
Cách chế tạo xe bọc thép
Những chiếc xe đem đi bọc theo yêu cầu của khách hàng. Mọi thứ bên trong được tháo rời từ ngồi, thảm, nóc đến ốp cửa. Sau đó việc bọc sẽ bắt đầu. Vật liệu bọc rất cứng và chắc chắn gắn lên toàn xe giống như trò chơi ghép hình với điều kiện phủ kín. Giám đốc kế hoạch tại Alpine Armoring Ron Leffler nói: “Dù bị bắn từ bất kỳ góc nào, đạn cũng không được phép xuyên qua”. Car-bin và cả ắc-quy cũng được bọc thép. Kính xe thay thế bằng loại đặt hàng dày 2,5 – 7,6 cm.
Mức độ bọc thép phụ thuộc vào loại đạn mà khách hàng muốn chống. Bọc nhẹ không làm tăng trọng lượng nhưng xe chỉ chống súng ngắn, với chất liệu dùng cho bọc nặng có thể chống được cả súng trường. Sau khi tất cả các lớp bọc gối chồng lên nhau, các chi tiết nội thất được lắp trở lại. Ý tưởng ở đây là giữ nguyên hiện trạng và giấu kín mọi thứ có thể.
Leffler chia sẻ: “Mục tiêu đầu tiên của chúng tôi là tạo ra một chiếc xe bọc thép mà không ai nhận ra. Thứ 2 là chống tấn công, làm sao để người ngồi trong sống lâu hơn. Thứ 3 là cần được bảo vệ có thể ra vào an toàn”.
Công đoạn này đòi hỏi sự sáng tạo trong mô tả và tỉ mỉ khi thực hiện. Robert Pazderka người sở hữu Armored Group cho biết sẽ mất khoảng vài tuần để chuyển một chiếc xe thông thường thành xe bọc thép hạng nhẹ. Nhưng sẽ mất hàng tháng nếu là loại hạng nặng.
Cũng cần lưu ý rằng, ngoài mức giá vật liệu bọc trị giá hàng nghìn bảng Anh còn phải kể đến chi phí điều chỉnh hệ thống phanh, treo, thậm chí cả động cơ để đảm bảo khả năng kéo. Nếu xe có túi khí sườn sau thì chúng cũng phải tháo bỏ để bọc thép. Điều đó cũng có nghĩa rằng máy tính điều khiển xe cũng phải ập trình lại để bỏ qua phản ứng của túi khí đó.
Ngay cả với người dân Mỹ thì việc được tận mắt ngắm nhìn chiếc xe tải chiến thuật cũng là một cơ hội hiếm hoi, trừ khi ai đó có ý định cướp ngân hàng.
Ở những nơi kinh doanh có tình trạng tội phạm vũ trang nghiêm trọng, đội đặc nhiệm SWAT được huy động. Một trong những phương án tiếp cận mục tiêu là sử dụng xe cải biến đặc biệt, có khả năng chống đạn và kháng nổ. Mẫu xe tải mới nhất của đội đặc nhiệm Mỹ có tên Pit-Bull VX của Alpine sẽ ra mắt công chúng lần đầu tiên tại Hội nghị hiệp hội cảnh sát trưởng quốc tế diễn ra vào cuối tháng này.
Theo Jeff Allen, nhân viên của hãng sản xuất xe bọc thép Alpine, phương thức của họ chắc chắn an toàn: “Khi cả thế giới sụp xuống, chúng tôi vẫn làm việc”.
Chiếc Pit-Bull VX có giá ước tính khoảng 200.000 USD.
Cách nói đầy hình ảnh, Feff gọi VX là chiếc hộp chống đạn và kháng nổ đặt trên những bánh xe. Tất cả các cửa sổ trên xe đều sử dụng kính chống đạn. Khi bị tấn công chúng tạo ra tia lựa nhỏ, giống như hiện tượng đạn bắn vào đá cuội, ngay cả trong tình huống đạn bắn ra từ một khẩu súng trường có công suất lớn ở cự ly gần. Kính có tính năng ưu việt là nhờ cấu tạo phân lớp giúp hấp thụ và phân tán năng lượng.
Alpine không khuyên lái xe vượt qua lựu đạn phát nổ, nhưng cả nắp và sàn xe đều thiết kết có lớp chống mìn ở bên trong. Các cửa ra vào bọc thép chống đạn, vì thế không một viên đạn nào có thể xâm nhập. Câu hỏi đặt ra, liệu khí ga có thể lọt vào trong? Quạt bố trí bên trong sẽ đẩy khí độc ra ngoài và hút khí sạch vào trong.
Ngoại hình
Khác với những mẫu SWAT có dạng xe bánh mỳ, không hề gây ấn tượng mạnh mà Alpine đã tạo ra trước kia, nếu chiếc Pit-Bull VX chạy trên phố thì ngoại hình của nó sẽ khiến tất cả mọi người phải chú ý. Với một “kẻ giang hồ” khi nhìn thấy VX lăn bánh, có thể sẽ nghĩ lại những sai lầm trong cuộc đời.
Video đang HOT
Hầm hố và mạnh mẽ.
Alpine mô tả đây là xe phòng thủ mà họ đã nỗ lực phối hợp cùng nhau để tạo ra từng chi tiết nhỏ, đèn pha kiểu mái hắt, lưới tản nhiệt lớn cho đến lỗ thông hơi lớn trên ca-bin. Chỉ những người đam mê với con mắt tinh tường mới nhận ra bên trong những tấm thép chống đạn là khung gầm Ford F-550 4×4.
Việc sử dụng khung gầm từ một chiếc bán tải có vô số lợi ích, đặc biệt giúp tiết kiệm chi phí, còn tính năng của xe thì giữ nguyên. Điều khó tin là dù được giáp sắt, Pit-Bull VX cũng chỉ nặng 7.530 kg. Trong khi tải trọng của chiếc F-550 trang bị động cơ diesel V8 dung tích 6,7 lít với tubin tăng áp là 8.845 kg, còn lại 1.315 kg dành cho hộp số và các trang bị bắt buộc khác.
Nội thất
Bên trong xe khá thoải mái. Alpine khôn ngoan khi giữ lại bảng điều khiển trên táp-lô và ghế ngồi OEM. Bởi thế việc điều khiển VX giống như chiếc F-550 thông thường, nhưng điều đó chỉ dành cho lái xe và phụ lái. Ở đằng sau, ghế ngồi bố trí theo chiều dọc dành cho 6 đến 8 thành viên của đội đặc nhiệm. Dưới ghế là ngăn chứa đồ. Đèn trên nóc có thể chuyển từ ánh sáng trắng sang đỏ, tùy thuộc vào cấp độ bí mật.
Thiết kế VX hấp dẫn đến nỗi một khi bạn đã ngồi vào trong thì sẽ không muốn rời nó. Cửa sổ không hạ xuống, thay vào đó sẽ có cổng nhỏ bố trí xung quanh, dùng để chĩa súng ra hoặc nhận tài liệu. Hệ thống PA cho phép người ngồi trong xe trao đổi thông tin với bên ngoài. Đèn điều khiển từ xa bố trí trên nóc hỗ trợ quan sát xung quanh. Ra ngoài bằng cách mở cửa bọc thép bên sườn, phía sau hoặc 2 cửa trên nóc.
Alpine cho biết, chưa có bất kỳ ai chết trong xe bọc thép của hãng. Đây chính là lợi thế bán hàng của công ty trong việc sản xuất xe bọc thép. Pit-Bull VX có giá ước tính khoảng 200.000 USD.
Mẫu VX do hãng Alpine sãn xuất
Pit-Bull VX dựa trên cơ sở khung gầm chiếc Ford F-550
Tất cả các cửa số đều trang bị kính chống đạn
Người ngồi trong xe có thể chọn một trong 2 cách để ra ngoài: Qua cửa bên sườn, cửa phía sau hoặc 2 cửa trên nóc.
Pit-Bull VX
Phía sau của chiếc Pit-Bull VX
Giáp đầy thép chống đạn nhưng VX vẫn giữ được dáng vẻ linh hoạt.
Tên “Pit-Bull VX ” ở trên lưới tản nhiệt lớn.
Lô-gô hãng Alpine.
Đèn pha kiểu mái hắt.
Bên sườn chiếc VX
Cửa nhỏ được bố trí xung quanh xe, là nơi chĩa súng ra ngoài hoặc nhận tài liệu.
Cửa trước
Khóa cửa
Không gian nổi thất
Mẫu VX do hãng Alpine sãn xuất
Thế Hoàng
Theo VNE
Xe bọc thép của đặc nhiệm Mỹ
Ngay cả với người dân Mỹ thì việc được tận mắt ngắm nhìn chiếc xe tải chiến thuật cũng là một cơ hội hiếm hoi, trừ khi ai đó có ý định cướp ngân hàng.
Ở những nơi kinh doanh có tình trạng tội phạm vũ trang nghiêm trọng, đội đặc nhiệm SWAT được huy động. Một trong những phương án tiếp cận mục tiêu là sử dụng xe cải biến đặc biệt, có khả năng chống đạn và kháng nổ. Mẫu xe tải mới nhất của đội đặc nhiệm Mỹ có tên Pit-Bull VX của Alpine sẽ ra mắt công chúng lần đầu tiên tại Hội nghị hiệp hội cảnh sát trưởng quốc tế diễn ra vào cuối tháng này.
Theo Jeff Allen, nhân viên của hãng sản xuất xe bọc thép Alpine, phương thức của họ chắc chắn an toàn: "Khi cả thế giới sụp xuống, chúng tôi vẫn làm việc".
Chiếc Pit-Bull VX có giá ước tính khoảng 200.000 USD.
Cách nói đầy hình ảnh, Feff gọi VX là chiếc hộp chống đạn và kháng nổ đặt trên những bánh xe. Tất cả các cửa sổ trên xe đều sử dụng kính chống đạn. Khi bị tấn công chúng tạo ra tia lựa nhỏ, giống như hiện tượng đạn bắn vào đá cuội, ngay cả trong tình huống đạn bắn ra từ một khẩu súng trường có công suất lớn ở cự ly gần. Kính có tính năng ưu việt là nhờ cấu tạo phân lớp giúp hấp thụ và phân tán năng lượng.
Alpine không khuyên lái xe vượt qua lựu đạn phát nổ, nhưng cả nắp và sàn xe đều thiết kết có lớp chống mìn ở bên trong. Các cửa ra vào bọc thép chống đạn, vì thế không một viên đạn nào có thể xâm nhập. Câu hỏi đặt ra, liệu khí ga có thể lọt vào trong? Quạt bố trí bên trong sẽ đẩy khí độc ra ngoài và hút khí sạch vào trong.
Ngoại hình
Khác với những mẫu SWAT có dạng xe bánh mỳ, không hề gây ấn tượng mạnh mà Alpine đã tạo ra trước kia, nếu chiếc Pit-Bull VX chạy trên phố thì ngoại hình của nó sẽ khiến tất cả mọi người phải chú ý. Với một "kẻ giang hồ" khi nhìn thấy VX lăn bánh, có thể sẽ nghĩ lại những sai lầm trong cuộc đời.
Hầm hố và mạnh mẽ.
Alpine mô tả đây là xe phòng thủ mà họ đã nỗ lực phối hợp cùng nhau để tạo ra từng chi tiết nhỏ, đèn pha kiểu mái hắt, lưới tản nhiệt lớn cho đến lỗ thông hơi lớn trên ca-bin. Chỉ những người đam mê với con mắt tinh tường mới nhận ra bên trong những tấm thép chống đạn là khung gầm Ford F-550 44.
Việc sử dụng khung gầm từ một chiếc bán tải có vô số lợi ích, đặc biệt giúp tiết kiệm chi phí, còn tính năng của xe thì giữ nguyên. Điều khó tin là dù được giáp sắt, Pit-Bull VX cũng chỉ nặng 7.530 kg. Trong khi tải trọng của chiếc F-550 trang bị động cơ diesel V8 dung tích 6,7 lít với tubin tăng áp là 8.845 kg, còn lại 1.315 kg dành cho hộp số và các trang bị bắt buộc khác.
Nội thất
Bên trong xe khá thoải mái. Alpine khôn ngoan khi giữ lại bảng điều khiển trên táp-lô và ghế ngồi OEM. Bởi thế việc điều khiển VX giống như chiếc F-550 thông thường, nhưng điều đó chỉ dành cho lái xe và phụ lái. Ở đằng sau, ghế ngồi bố trí theo chiều dọc dành cho 6 đến 8 thành viên của đội đặc nhiệm. Dưới ghế là ngăn chứa đồ. Đèn trên nóc có thể chuyển từ ánh sáng trắng sang đỏ, tùy thuộc vào cấp độ bí mật.
Thiết kế VX hấp dẫn đến nỗi một khi bạn đã ngồi vào trong thì sẽ không muốn rời nó. Cửa sổ không hạ xuống, thay vào đó sẽ có cổng nhỏ bố trí xung quanh, dùng để chĩa súng ra hoặc nhận tài liệu. Hệ thống PA cho phép người ngồi trong xe trao đổi thông tin với bên ngoài. Đèn điều khiển từ xa bố trí trên nóc hỗ trợ quan sát xung quanh. Ra ngoài bằng cách mở cửa bọc thép bên sườn, phía sau hoặc 2 cửa trên nóc.
Alpine cho biết, chưa có bất kỳ ai chết trong xe bọc thép của hãng. Đây chính là lợi thế bán hàng của công ty trong việc sản xuất xe bọc thép. Pit-Bull VX có giá ước tính khoảng 200.000 USD.
Ảnh về chiếc Pit-Bull VX của đặc nhiệm Mỹ
Mẫu VX do hãng Alpine sãn xuất
Pit-Bull VX dựa trên cơ sở khung gầm chiếc Ford F-550
Tất cả các cửa số đều trang bị kính chống đạn
Người ngồi trong xe có thể chọn một trong 2 cách để ra ngoài: Qua cửa bên sườn, cửa phía sau hoặc 2 cửa trên nóc
Pit-Bull VX
Phía sau của chiếc Pit-Bull VX
Giáp đầy thép chống đạn nhưng VX vẫn giữ được dáng vẻ linh hoạt.
Tên "Pit-Bull VX " ở trên lưới tản nhiệt lớn.
Lô-gô hãng Alpine
Đèn pha kiểu mái hắt.
dth="490 height="326 border="1 src="https://i.vietgiaitri.com/2011/10/2/xe-boc-thep-cua-dac-nhiem-my-d45665.jpg" alt="Xe bọc thép của đặc nhiệm Mỹ">
Bên sườn chiếc VX
Cửa nhỏ được bố trí xung quanh xe, là nơi chĩa súng ra ngoài hoặc nhận tài liệu.
Cửa trước
Không gian nổi thất
Mẫu VX do hãng Alpine sãn xuất
Theo vnmedia
Renault phát triển thêm 2 thương hiệu xe sang Doanh số bán hàng chậm ở thị trường châu Âu khiến hãng xe Pháp Renault có thể tung ra hai thương hiệu mới để phủ rộng sản phẩm của mình trên thị trường toàn cầu. Hãng cũng sẽ tập trung hơn vào những thị trường mới nổi với các dòng xe giá thành thấp và các dòng xe cơ bản. Có thể Renault...