Xe biển xanh bị phạt nhiều
Bị xử phạt nghiêm khắc, công khai trên báo chí, các trường hợp tài xế xe công vụ vi phạm Luật Giao thông đường bộ giảm hẳn
Sau một thời gian thực hiện kế hoạch “Tăng cường tiến hành tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông đối với người điều khiển ô tô, mô tô biển xanh” của Cục CSGT Đường bộ – Đường sắt (C67 – Bộ Công an), CSGT tỉnh Quảng Ninh, TP Hải Phòng và TP Hà Nội đã xử phạt hàng trăm trường hợp vi phạm.
Công khai xe vi phạm
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động ngày 26-9, lãnh đạo Phòng CSGT Đường bộ – Đường sắt (PC67) – Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết trong hơn 2 tháng thực hiện, lực lượng CSGT tỉnh đã kiểm tra, xử lý trên 60 trường hợp xe công vụ vi phạm giao thông, chủ yếu là các lỗi: Vượt đèn đỏ, đi quá tốc độ, đi sai làn đường… với số tiền trên 150 triệu đồng. Trong số này, có gần 40 trường hợp là xe của các cơ quan, đơn vị trong tỉnh. Đại diện PC67 – Công an tỉnh Quảng Ninh khẳng định trong quá trình thực hiện, lực lượng CSGT tỉnh không sợ đụng chạm hoặc làm mất lòng các cơ quan công quyền. Những trường hợp vi phạm đều bị báo về cơ quan chủ quản, sau đó công khai trên Cổng thông tin điện tử và Báo Quảng Ninh.
Xử phạt một xe biển xanh vi phạm ở TP Hà Nội Ảnh: NGUYỄN QUYẾT
Tại TP Hải Phòng, việc kiểm tra, xử lý xe biển xanh cũng được lực lượng CSGT thực hiện triệt để. Từ ngày 16-7 đến 15-9, Phòng PC67 – Công an TP Hải Phòng đã xử lý 90 trường hợp xe biển xanh vi phạm, phạt tiền 111 triệu đồng.
Từ giữa tháng 7, lực lượng CSGT TP Hà Nội cũng bắt đầu ra quân xử lý xe biển xanh vi phạm, tập trung ở các quận trung tâm như Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng… Theo đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng PC67 – Công an TP Hà Nội, việc xử lý xe biển xanh vi phạm được tiến hành nghiêm túc, không nể nang bất cứ trường hợp nào. Riêng trong tháng 8, CSGT Hà Nội đã xử lý 75 trường hợp xe biển số xanh vi phạm, tạm giữ 45 bộ giấy tờ và 2 phương tiện. Sau đó, PC67 gửi công văn về cơ quan, đơn vị chủ quản của xe để thông báo lỗi vi phạm cũng như phương hướng xử lý.
Hết thời đặc quyền, đặc lợi
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Lãnh Thế Vinh, Phó trưởng ban thường trực Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ninh, cho biết ngày 1-8, do có việc đột xuất phải chuyển tài liệu gấp về TP Hà Nội, cán bộ Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ninh “hơi vội” nên tài xế Đỗ Như Công chạy quá tốc độ quy định. CSGT thuộc PC67 tỉnh đã ra hiệu lệnh dừng xe và xử lý đúng lỗi. Ngay sau đó, Ban Dân vận Tỉnh ủy đã đưa ra cuộc họp tại đơn vị, nhắc nhở tài xế rút kinh nghiệm, không để hành vi này tái diễn.
Ông Nguyễn Tiến Mạnh, Tổng Biên tập Báo Quảng Ninh, cho biết sau khi đăng tải danh sách tài xế và biển số xe công vi phạm, Báo Quảng Ninh không nhận được bất kỳ phản ứng tiêu cực nào của các cơ quan được nêu tên. Thậm chí, nhiều lãnh đạo cơ quan bày tỏ quan điểm ủng hộ. “Gần đây, lãnh đạo tỉnh còn đề nghị các cơ quan trên địa bàn tỉnh coi việc chấp hành Luật Giao thông đường bộ là chỉ tiêu thi đua, bình xét cuối năm đối với các đơn vị, cá nhân” – ông Mạnh thông tin thêm.
Video đang HOT
Thượng tá Phạm Hải, Phó trưởng Phòng PC67 – Công an TP Hải Phòng, cho biết trước đây, có thời gian dài xe biển xanh mặc sức tung hoành, vi phạm các lỗi vượt đèn đỏ, quá tốc độ, đi vào đường cấm. Tuy nhiên, sau khi Công an TP Hải Phòng quyết liệt xử lý các xe biển xanh vi phạm thì đến nay, tình trạng này giảm hẳn. “Xe biển xanh vẫn được coi là xe VIP, hưởng đặc quyền, đặc lợi nay đã hết thời” – ông Hải khẳng định. Còn trung tá Phạm Văn Hậu, Phó trưởng Phòng PC67 – Công an TP Hà Nội, đánh giá: “Qua hơn 2 tháng ra quân, việc vi phạm đã giảm đáng kể, ý thức tài xế các xe biển xanh nâng lên rõ rệt”.
Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục C67 – Bộ Công an, nói: “Tôi đánh giá cao và rất hoan nghênh sự quyết liệt của tỉnh Quảng Ninh. Dù Cục C67 không có quy định về việc công bố thông tin trên báo song địa phương này vẫn sáng tạo, làm theo cách riêng của mình”.
Có xe không chính chủ Sau 2 tháng ra quân, lực lượng CSGT tỉnh Quảng Ninh phát hiện nhiều xe biển xanh đã được bán cho đơn vị khác nhưng không sang tên đổi chủ. Khi lực lượng chức năng thông báo xe biển xanh vi phạm thì nhận được trả lời “xe không còn thuộc quyền sở hữu của đơn vị” gây khó khăn cho công tác xử lý vi phạm. Điển hình là trường hợp xe biển xanh mang đăng ký của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Ninh. Sau khi phát hiện vi phạm, lực lượng chức năng ra thông báo thì mới biết cơ quan này không còn quản lý phương tiện.
Theo Người lao động
Tục ngủ cùng nhưng cấm ân ái ở Tây Nguyên
Cộng đồng người Raglai có tục ngủ thảo. Đây là tục ngủ chỉ để đơn thuần là tìm hiểu lẫn nhau, chứ không được phép có quan hệ thân xác.
Tập tục có tự bao giờ?
Người Raglai có quan niệm cho rằng: "Điều quan trọng không kém là trong khi ngủ thảo nếu không có hành động gì quá giới hạn, tức là họ đã tôn trọng bản làng, tuân theo truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có thể nhận được sự đồng ý của gia đình hai họ và bản làng để tiến hành hôn nhân, chung sống trọn đời".
Việc xa nhất mà họ có thể làm trong đêm ngủ thảo là nắm tay nhau. Nếu xảy ra chuyện ân ái họ có thể bị phạt hàng chục con lợn, gà, phải mổ trâu, mổ bò để chuộc lỗi với xóm làng.
Ông Phạm Văn Hợp, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Khánh Sơn, Khánh Hòa, nơi có 15.000 người Raglai sinh sống, cho biết: "Phải từ 20 tuổi trở lên mới được ngủ thảo. Việc ngủ thảo được thực hiện trong một nhà dài, là một dạng nhà truyền thống của người Raglai. Các đôi nam nữ vào đó ngủ chung, mỗi đôi một chỗ khác nhau".
Theo ông Mấu Quốc Tiến, chuyên gia nghiên cứu văn hóa, được mệnh danh là người giữ hồn Raglai với việc 25 năm nghiên cứu sưu tầm văn hóa và dân ca Raglai, cho biết: "Tục ngủ thảo quan trọng nhất là ở chỗ thử thách các nam thanh nữ tú đang tràn đầy sức sống. Cho họ ngủ thảo mà họ vẫn giữ được con người mình, vẫn làm chủ được mình, không đi quá giới hạn thì đáp ứng được thử thách về con người cũng như sự tôn trọng lẫn nhau của đôi bạn trẻ".
Điệu múa trong lễ hội của người Raglai.
Hiện nay, ngủ thảo chỉ còn lại trong ký ức của người dân nơi đây, lớp trẻ đã không còn biết đến tục ngủ thảo nữ. Bà Mấu Thị Diên, 91 tuổi, người Raglai sống tại Sơn Bình, Khánh Sơn cho biết: "Tôi vẫn nhớ ngày xưa có tục ngủ thảo kén chồng, nhưng hiện nay đã không còn nữa, có luật pháp và xã hội mới rồi. Ngủ thảo là để tìm hiểu nhau, thử lòng nhau chứ không phải để làm chuyện bậy bạ. Nếu mà vi phạm sẽ bị phạt nặng lắm, có thể bị đuổi khỏi xứ".
Giải mã bí ẩn thuật tình yêu
Sau những đêm lễ hội, đắm chìm trong hương sắc núi rừng, trai giái Raglai có thể trở về nhà sàn để ngủ thảo. Nữ giới là người có quyền quyết định xem mình sẽ ngủ thảo với ai? Thực hiện việc này trong bao lâu?
Nếu cảm thấy thích hợp thì tìm đến bên nhau, cô gái sẽ thưa chuyện với gia đình và thông qua già làng, trưởng bản xem như đã thông báo với chính quyền về mối quan hệ mới xác lập đã rõ ràng giữa đôi trẻ.
Các bạn trẻ chỉ được phép ngủ thảo với một người trong thời gian đó mà thôi. "Nếu trong thời gian ngủ thảo với người này, mà còn đi ngủ thảo với người khác, tức là người không đứng đắn, không rõ ràng chuyện tình cảm sẽ bị xã hội xa lánh, ruồng rẫy", ông Hợp, Trưởng phòng văn hóa thông tin Khánh Sơn cho biết.
Ông Hợp cho biết thêm: "Có thể ngủ thảo với người khác nhưng là trong một lễ hội năm khác, chứ ngay trong năm đó thì tuyệt đối không được".
Việc ngủ thảo chỉ diễn ra vào ban đêm. Ban ngày ai về nhà nấy, có thể xem như chưa từng gặp nhau.
"Cái miệng nhà gái chịu ăn trầu, cái miệng nhà gái chịu ăn miếng cau, cái miệng nhà gái nó uống chén rượu" thì tức là nhà gái "đã ưng cái bụng" rồi. Ở đây, miếng trầu vẫn là đầu câu chuyện, tục nhai trầu vẫn phổ biến ở người Raglai sinh sống nơi này.
Trầu cau dạm ngõ là không thể thiếu, nhà trai sẽ phải mang đến hỏi chuyện nhà gái sau khi cô gái ngỏ ý muốn tiến tới hôn nhân bền chặt.
Dù theo chế độ mẫu hệ, nhưng vai trò của người đàn ông vẫn rất quan trọng trong xã hội Raglai.
Những người có quyền lực trong cộng đồng người Raglai sẽ chịu trách nhiệm xét xử, thi hành, hoặc giám sát quá trình xử phạt người phạm tội.
Không ai biết rõ những hình phạt như vậy có từ bao giờ, chỉ biết rằng, khi có ngủ thảo là đã có những hình phạt ấy. Nó ám ảnh mọi thế hệ người Raglai dù ở độ tuổi nào đi chăng nữa đó là sự răn đe của xã hội xưa cho những ai vi phạm.
Trong những câu ca dân gian, bên cạnh những lời hát về sự ngọt ngào, quý trọng của tình yêu thì kèm theo đó sự nhắc nhở về hình phạt nếu vi phạm luật tục ngủ thảo.
Thời gian chờ ngày cưới là thời khắc cực kỳ qua trọng, thử thách sự thủy chung, son sắt của chàng trai. Nếu anh ta bỏ đi tìm người khác, hoặc phụ tình từ chối cưới hỏi tức là đã vi phạm luật tục, chịu sự lên án gay gắt của cộng đồng.
Trên nương rẫy hay trong các bản làng người Raglai, các chàng trai vẫn thường lưu truyền những câu dân ca: "Của cải đã trao tặng coi như đã ném xuống sông, nó còn phải chịu cúng tạ lỗi ông bà, làm góa bụa trầu cau lỡ làng duyên phận, nó phải chịu phạt cho dòng họ người ta, phải chịu lỗi với ông mai, bà mối". Văn hóa ngủ thảo đã đi vào trong thi ca dân gian, văn hóa truyền miệng của người Raglai.
Luật tục ngủ thảo nhằm tạo sự bình đẳng giới trong xã hội, hình phạt kèm theo để giữ gìn truyền thống tốt đẹp của tổ tiên, tránh xảy ra những chuyện không hay, làm đổ vỡ những cuộc hôn nhân đã định.
Bà Y Miên, người Raglai, sống tại Tô Hạp, Khánh Sơn, nói về những hình phạt: "Nó đã bắt người ta ở rể là đã thành người nhà nó, mà nó còn tráo trở thì nó phải chịu phạt trả lại của cải, của một phải trả thành hai. Phải chịu phạt tạ tội đến ông bà người ta". Đây cũng là câu hát dân gian mà một số thiếu nữ Raglai đến tuổi cập kê thường hát mỗi khi lên rừng hoặc làm rẫy.
Theo trí nhớ của những cụ cao niên trong cộng đồng người Raglai, đám cưới của những cặp đôi vi phạm luật tục sẽ không được xã hội đồng tình, do đó chỉ được phép tiến hành trong gia đình dưới hình thức là lễ tại tội với ông bà, cha mẹ và Nhang Giàng để rửa sạch ô uế, dơ bẩn, thể hiện sự ăn năn hối lỗi.
Những đám cưới ấy, họ không cho phép cô dâu, chú rể đi cửa chính vào nhà. Đám cưới này sẽ không có sự chia vui của anh em, họ hàng, bạn bè và xóm làng. Đây là sự trừng phạt cực kỳ ghê gớm, ảnh hưởng lâu dài đến tình cảm vợ chồng với hàng xóm, thôn bản.
Tổ tiên người Raglai đặt ra tục ngủ thảo và những hình phạt là để tạo điều kiện cho các đôi nam nữ đến với nhau, đồng thời có giá trị như một bài học về giáo dục giới tính dưới hình thức sơ khai.
Hiện ngủ thảo không còn nữa, nhưng trong những bài hát, và sâu thẳm tiềm thức người dân vẫn in hằn những hình phạt và sự kỳ thị của xóm làng về việc quan hệ thân xác trước hôn nhân.
Theo Công lý
Mất lái, xe Toyota biển xanh xuyên thủng nhà, đè nát xe máy Xe ô tô Toyota Land Cruiser còn làm sập một bên tường, đè nát 2 xe đạp và một số vật dụng khác của gia đình. Vào hồi 14h chiều ngày 14/8, tại ngã tư Chợ Đậu (giao giữa đường Trần Lãm và đường Lý Bôn, TP. Thái Bình), xe ô tô BKS 17B - 0413 của Trung tâm chăm sóc sức khỏe...