Xe ben tuột dốc tông chết một phụ nữ
Xe ben chở cát khi lên dốc bất ngờ bị tuột lùi, húc vào ôtô và xe máy phía sau khiến một phụ nữ 43 tuổi tử vong tại chỗ.
Vụ tai nạn liên hoàn xảy ra lúc 14h30 ngày 21/8, trên tỉnh lộ 725 đoạn qua cầu Lộc Ngãi (xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng) khiến một người tử vong.
Thời điểm trên, xe ben chở cát (chưa rõ danh tính tài xế) chạy trên tỉnh lộ 725, từ xã Tân Lâm ( huyện Di Linh) qua thị trấn Lộc Thắng (huyện Bảo Lâm).
Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: K.P.
Khi xe ben đến dốc cầu Lộc Ngãi thì bị tuột lùi, tông vào ôtô do ông Dương Mạnh Hùng lái phía sau.
Chưa dừng lại, xe ben tiếp tục tông vào xe máy do anh Phạm Tấn Nghĩa (20 tuổi, ngụ xã Lộc Ngãi) chở mẹ là bà Võ Thị Cúc (43 tuổi) đi phía sau. Bà Cúc bị xe ben kéo lê hơn 20 m, tử vong tại chỗ.
Cảnh sát đang điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.
Video đang HOT
Cầu Lộc Ngãi, nơi xảy ra tai nạn. Ảnh: Google Maps.
Lâm Đồng: Lão nông U60 và khu vườn "6 trong 1" cho thu nhập gần 400 triệu đồng
Với khu vườn rộng 2,3ha, ông Nguyễn Tấn Phương (54 tuổi, ngụ xã Tân Nghĩa, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) trồng đủ các loại cây như hồ tiêu, cà phê, mít Thái, bơ, sầu riêng... Trung bình mỗi năm, ông Phương có thu nhập gần 400 triệu đồng từ khu vườn "6 trong 1".
Xen canh khoa học
Đến huyện Di Linh, trong một lần tình cờ, phóng viên Báo NTNN được giới thiệu về chuyện làm vườn giỏi của ông Nguyễn Tấn Phương. Được biết, với khu vườn chỉ rộng 2,3ha, gia đình ông Phương trồng đủ các loại cây như cà phê, mít Thái, sầu riêng, bơ, mãng cầu gai...
Mỗi năm, gia đình ông Phương có thu nhập đều đặn gần 400 triệu đồng.
Ông Phương bên những cây cà phê tái canh sai trĩu quả trong khu vườn của mình. Ảnh: Văn Long
Theo ông Phương, việc trồng xen canh nhiều loại cây công nghiệp, cây ăn trái như trong vườn của ông sẽ gặp nhiều khó khăn khi chăm sóc. Vì thế, khoảng cách cây trồng, thuốc chữa các loại bệnh nấm, tuyến trùng cũng phải tính toán cho hợp lý, sao cho lượng thuốc không phải dùng nhiều mà vẫn hạn chế tối đa các loại bệnh trên cây trồng.
Tiếp đón phóng viên khi vẫn đang mặc trên người bộ quần áo lao động, ông Phương đưa thẳng chúng tôi lên khu vườn tổng hợp của mình tham quan. Ông Phương nhớ lại, năm 1988, ông cùng gia đình từ quê hương Quảng Ngãi vào huyện Di Linh lập nghiệp. Thời điểm đó, do mới vào vùng kinh tế mới, chưa có tiền để mua vườn, lại khó khăn, nên gia đình ông phải thường xuyên đi làm thuê cho các nhà vườn khác.
"Công việc làm thuê, khó khăn, kiếm sống qua ngày cứ thế diễn ra, 2 năm sau gia đình tôi đã có được đất sản xuất nhờ chăm chỉ lao động. Lúc đó, tôi đã bắt đầu mua hạt giống cà phê, đậu tương, đậu phộng về trồng trong vườn. 4 năm sau nữa, tôi lại dành dụm được ít vốn và tiếp tục mở rộng đất sản xuất. Thời đó, tiền có giá lắm, đất lại rẻ nên dễ mua. Cuộc sống ở vùng đất mới cứ thế qua đi, gia đình tôi giờ đã khá giả hơn ngày xưa chút, vì thế mình lại càng có cơ hội để thử nghiệm những mô hình mới, hiệu quả hơn" - ông Phương kể.
Hiện nay, trong vườn của lão nông tại Di Linh trồng 1.500 cây cà phê tái canh, 1.000 trụ tiêu, 150 cây mít Thái được ông trồng xen trong các hàng cà phê, hồ tiêu và tại các góc vườn, vừa có trái thu hoạch, lại vừa làm cây che bóng, chắn gió cho các cây trồng khác.
Đặc biệt, việc ông trồng trụ tiêu sống cũng đã giúp cho việc che bóng và chắn gió hiệu quả cho phần cây thấp bên dưới. Từ đó, lão nông này đã tiết kiệm được một phần nước tưới và giúp cây sinh trưởng khỏe hơn.
Ngoài ra, ông còn có 150 cây sầu riêng, 80 cây mãng cầu gai chuẩn bị cho thu quả bói. Vì vậy, dù giá cà phê xuống thấp, gia đình ông vẫn có thu nhập ổn định từ các cây trồng khác.
Mỗi năm, từ mô hình vườn "6 trong 1", gia đình ông Phương có thu nhập gần 400 triệu đồng. Ảnh: Văn Long
Theo ông Phương, việc trồng xen các loại cây trong vườn có hiệu quả rất nhiều mặt, mít Thái để chắn gió, che bóng. Bề mặt đất vườn, ông vẫn để cỏ mọc thành thảm và chỉ dùng máy cắt bỏ phần ngọn mỗi khi cỏ quá tốt.
Những năm trước đây, gia đình ông thường sử dụng thuốc diệt cỏ, thành ra bị lạm dụng phân bón hóa học, khiến đất đai cằn cỗi, nhanh bạc màu. Nhưng đến nay nhờ cách làm cỏ như trên mà ông đã lấy lại hệ sinh thái cho vườn.
Ngoài ra, ông Phương còn bón các loại phân chuồng ủ hoai mục cho cây trồng để bổ sung, dưỡng chất, tạo độ tơi xốp cho đất.
Hiệu quả cao
Đến nay, khu vườn "6 trong 1" của gia đình ông Phương cho thu nhập đều đặn hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Chỉ trong năm 2019, cả cà phê cũ và tái canh của gia đình ông Phương đã cho thu 8 tấn nhân, 2 tấn hồ tiêu, cho thu nhập gần 350 triệu đồng. Trong năm 2020, các cây trồng khác như 300 cây bơ, mít Thái sẽ cho thu bói, tổng thu nhập sẽ còn tăng cao theo từng năm.
Ông Phương cho hay: "Sầu riêng, mãng cầu gai của gia đình tôi dự kiến sẽ cho thu hoạch trong năm 2022. Ở Di Linh, rất ít người xen canh như tôi, mọi người chỉ độc canh cây cà phê nên hiệu quả kinh tế chưa được như mong muốn. So sánh cùng diện tích, khu vườn của tôi đã cho nguồn thu nhập ổn định hơn hẳn. Cây cà phê vẫn là cây trồng chủ lực trong vườn của tôi, nếu giá xuống thấp thì những cây còn lại sẽ đảm bảo nguồn thu".
Lão nông này cũng cho hay, ông thường xuyên theo dõi các kênh YouTube, tham gia các nhóm trên Facebook hướng dẫn về sản xuất nông nghiệp, kỹ thuật chăm sóc cây trồng... để học hỏi kinh nghiệm.
Đặc biệt, ông cũng thường xuyên tham gia nhiều chương trình tập huấn kỹ thuật canh tác của ngành nông nghiệp, cán bộ khuyến nông địa phương nên có kiến thức cơ bản về cách phân bổ cây trồng. Vì vậy, khu vườn của ông trở thành nơi thực hành lý tưởng cho những kiến thức đã học.
"Các kỹ thuật, hướng dẫn tôi xem trên các trang mạng, các wesite của ngành nông nghiệp đều được tôi suy nghĩ, nghiên cứu để làm sao nó phù hợp với vườn của mình. Đặc biệt, vấn đề khí hậu và thổ nhưỡng cũng rất quan trọng, người trồng phải nghiên cứu kỹ để áp dụng phù hợp.
Nếu ở các tỉnh Tây Nguyên, việc chỉ độc canh cây cà phê sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều về giá cả, đặc biệt là nước tưới và phân bón sẽ phải sử dụng nhiều, từ đó lợi nhuận sẽ giảm mạnh" - ông Phương tự tin chia sẻ những điều mình đã học được trên mạng.
Lâm Đồng: Một nông dân 9 lần bị chặt phá hàng trăm cây cà phê Chỉ từ đầu năm 2020 đến nay, gia đình ông Vũ Xuân Hải (ngụ tại thôn 7, xã Hòa Ninh, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã hai lần bị kẻ xấu chặt phá hàng trăm cây cà phê. Còn tính từ năm 2015 đến nay ông bị phá hại cà phê 9 lần. Thế nhưng, công an địa phương vẫn chưa tìm được...